Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT
3.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM VIỆT NAM
Giai đoạn 1986 - 1990: Tổng cục Bƣu điện là cơ quan QLNN về bƣu
chính, viễn thông; đồng thời kiêm nhiệm chức năng sản xuất - kinh doanh. Tổng cục Bƣu điện đã chủ động áp dụng một số cơ chế làm thử nhƣ: hạch toán toàn phần và tự hoàn vốn, tự cân đối kế hoạch ngoại tệ, bắt đầu ứng dụng những công nghệ hiện đại theo hƣớng số hoá, tự động hoá...
Giai đoạn 1990 - 1995: Ngành tiến hành đổi mới tổ chức, tách QLNN
và sản xuất - kinh doanh, thành lập các đơn vị chuyên ngành. Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 03/CP về việc thành lập lại Tổng cục Bƣu điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng QLNN về bƣu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; đồng thời còn chủ quản các doanh nghiệp nhà nƣớc trong ngành Bƣu chính - Viễn thông. Ngành tiếp tục đầu tƣ mạng lƣới với tốc độ lớn trên diện rộng. Tháng 8/1993, tuyến cáp quang đƣờng trục Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dung lƣợng 34Mb/s đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng. Tháng 10 cùng năm, hệ thống viba số băng rộng dung lƣợng 140Mb/s đƣợc đƣa vào khai thác trên tuyến trục Bắc - Nam. Tháng 12/1993, mạng viễn thông liên tỉnh đƣợc số hoá toàn bộ 53/53 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.
Để giải quyết khó khăn về vốn, ngành đã xin phép Chính phủ cho triển khai cơ chế tạo vốn thông qua việc nâng cao tỷ lệ khấu hao thiết bị, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên, sử dụng một phần thu vƣợt kế hoạch, hỗ trợ của địa phƣơng. Ngành cũng đã bƣớc đầu hợp tác kinh doanh với các công ty nƣớc ngoài.Tuy nhiên trong giai đoạn này, chỉ tiêu phổ cập dịch vụ viễn
thông còn thấp, các loại hình dịch vụ chƣa đa dạng, sự phân tách giữa chức năng QLNN và chức năng kinh doanh chƣa rõ ràng, trình độ công nghệ của ngành vẫn còn nhiều hạn chế so với thế giới. Và đặc điểm quan trọng của thời kỳ này là thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam chủ yếu đƣợc thống trị bởi độc quyền nhà nƣớc.
Giai đoạn 1995 - 2002: Giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng việc tách
chức năng QLNN và chức năng kinh doanh trong ngành. Tổng cục Bƣu điện thực hiện chức năng QLNN, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách và chiến lƣợc phát triển ngành. Ngày 19/4/1995, Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đƣợc thành lập theo Quyết định số 249/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trực thuộc Chính phủ.
Số lƣợng các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông trên thị trƣờng gia tăng. Năm 1995, Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông hợp tác dƣới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Comvik của Thuỵ Điển để thành lập Công ty thông tin di động VMS-MobiFone. Đến năm 1996 có thêm VinaPhone (công ty con 100% vốn của Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông). Năm 1998 thêm 2 công ty đƣợc nhà nƣớc cấp phép hoạt động là: Công ty điện tử - viễn thông quân đội Viettel; Công ty cổ phần dịch vụ Bƣu chính - Viễn thông Sàigòn (Saigonpostel). Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đã chủ động vay vốn, đầu tƣ phát triển mạng lƣới (đặc biệt là ở các vùng nông thôn), phát triển các dịch vụ mới (điện thoại di động, Internet...). Trong giai đoạn này, Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đã thực hiện 3 dự án sử dụng nguồn vay tín dụng từ nƣớc ngoài. Trong đó có một dự án trị giá 88 triệu USD vay của Nhật Bản để phát triển mạng lƣới viễn thông cho 10 tỉnh miền Trung; một dự án 10 triệu USD vay của Pháp để phát triển viễn thông các vùng nông thôn miền Bắc; và một dự án 50 triệu USD vay của Thuỵ Điển cho các vùng nông thôn phía Nam.
Giai đoạn từ sau năm 2002: Đây là giai đoạn quan trọng, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập quốc tế của ngành viễn thông Việt Nam. QLNN với thị trƣờng đã có nhiều thay đổi, trƣớc hết thể hiện bằng sự sắp xếp lại các cơ quan để cho ra đời Bộ Bƣu chính viễn thông (năm 2002) và Bộ Thông tin và Truyền thông (năm 2007). Cùng với đó là Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông (2002) và Dự thảo Luật Viễn thông chuẩn bị đƣợc Quốc hội thông qua trong năm 2009. Với nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý, viễn thông Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, và ngày càng trở thành một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nƣớc phát triển.