Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại phòng tài chính và phòng kinh tế thành phố hải dương 001 (Trang 55 - 57)

2.3.1. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu.

Các vấn đề rút ra từ kinh nghiệm bản thân tác giả khi thiết kế câu hỏi:

- Người Việt Nam không dễ bộc bạch những điều họ suy nghĩ, nhất là những vấn đề thuộc về lợi ích cá nhân.

- Không nên dùng quá nhiều câu hỏi mà chỉ nên tập trung vào một số nội dung chủ yếu, sử dụng những câu hỏi ngắn gọn, đơn giải và dễ trả lời.

Thiết kế câu hỏi:

Bảng câu hỏi gồm 10 yếu tố động viên được mô tả trong 20 câu hỏi, gồm các câu hỏi điển hình như:

- Yếu tố 1: An toàn trong công việc. + Độ an toàn trong công việc của bạn?

+ Bạn làm trong cơ quan nhà nước vì nghĩ rằng bạn sẽ được làm việc cả đời mà không phải cố gắng nhiều?

- Yếu tố 2: Sự đồng cảm với các vấn đề cá nhân người lao động. + Mức độ giao lưu, tiếp xúc qua lại với nhau giữa các nhân viên? - Yếu tố 3: Trung thành cá nhân đối với tổ chức.

+ Bạn sẽ chuyển sang khu vực tư để làm việc trong thời gian tới? - Yếu tố 4: Sự thích thú công việc.

+ Công việc bạn đang làm?

+ Bạn có nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn phương pháp làm việc? - Yếu tố 5: Điều kiện làm việc tốt.

+ Điều kiện vật chất tại nơi làm việc?

- Yếu tố 6: Khả năng phù hợp với công việc.

+ Công việc bạn được phân công so với khả năng của bạn? + Công việc của bạn có phù hợp với chuyên môn của bạn? - Yếu tố 7: Lương, thu nhập cao.

+ Tiền lương trả cho vị trí làm việc của bạn so với mặt bằng chung? + Lương của bạn đủ sống và nuôi gia đình ở mức?

- Yếu tố 8: Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

+ Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp trong cơ quan bạn? - Yếu tố 9: Cảm nhận bổn phận của cá nhân đối với tổ chức.

+ Lãnh đạo của bạn có khuyến khích bạn tham gia vào các quyết định? - Yếu tố 10: Được đánh giá cao các thành quả đã được đóng góp. + Vai trò của bạn trong cơ quan?

2.3.2. Thực hiện khảo sát.

- Phỏng vấn bằng câu hỏi cấu trúc: 100 phiếu, việc điều tra 100 phiếu cho một cơ quan khảo sát nhằm đảm bảo tính đại diện về mặt thống kê.[23]

Trong đó:

+ 40 phiếu dành cho lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng trong UBND thành phố. Chia 20 phiếu dành cho lãnh đạo trên 40 tuổi và 20 phiếu dành cho lãnh đạo dưới 40 tuổi

+ 60 phiếu dành cho chuyên viên. Chia 30 phiếu dành cho chuyên viên nam và 30 phiếu dành cho chuyên viên nữ.

Việc chia nhỏ đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu.

- Điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp.

Đối tượng phỏng vấn trực tiếp khoảng, 10 chuyên viên và 10 lãnh đạo cấp trưởng phòng, phó phòng các phòng ban thuộc UBND thành phố nhằm tìm hiểu thông tin sâu phục vụ cho việc phân tích tiểu luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại phòng tài chính và phòng kinh tế thành phố hải dương 001 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)