Nội dung của xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 46 - 49)

1.2. Cơ sở lý luận của xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị

1.2.6. Nội dung của xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị

Xu hƣớng mở cửa dịch vụ công ích cho sự tham gia của khu vực tƣ nhân (Private-Sector Participation/PSP). Trong nhiều ngành dịch vụ công ích xuất hiện xu hƣớng tƣ nhân hóa, tức là chuyển nhƣợng cho tƣ nhân đảm nhiệm một phần hoặc hoàn toàn việc cung ứng dịch vụ, nhƣ nƣớc Pháp đã gần trăm năm nay giao cho các công ty tƣ nhân cung ứng nƣớc đô thị. Hay nƣớc Anh thời Thủ tƣớng M. Thatcher tƣ nhân hóa vận tải đƣờng sắt, vận tải công cộng đô thị và nhiều dịch vụ khác. Những năm gần đây, nhiều nƣớc đã “nâng cấp” vai trò của khu vực tƣ nhân từ “tham gia” trở thành “đối tác”, và sự tham gia của khu vực tƣ nhân chuyển thành “quan hệ đối tác công - tƣ” (Public-Private Partnership/PPP).

Sự tham gia của khu vực tƣ nhân vào cung ứng dịch vụ công ích thƣờng bị nhiều quan chức chính quyền, thậm chí cả ngƣời dân, trên thực tế đồng nhất với tƣ nhân hóa, xem đó cũng chỉ là một dạng kinh doanh của tƣ nhân mà Nhà nƣớc quản lý nhƣ đối với các dạng kinh doanh khác để kiếm lợi nhuận mà thôi. Hiển nhiên quan điểm đó đã gây khó khăn và hạn chế việc tƣ nhân cung ứng loại hàng hóa đặc thù là dịch vụ công ích, có khi lại gây rối nhƣ trong việc thu phí đƣờng bộ.

Để xác định rõ vai trò của chính quyền và khu vực tƣ nhân đồng thời nêu bật đặc điểm mối quan hệ giữa chúng với nhau trong cung ứng dịch vụ công ích, ngày nay ngƣời ta gọi mối quan hệ đó là quan hệ đối tác công - tƣ, tức là chính quyền và nhà cung ứng tƣ nhân là hai đối tác bình đẳng, liên kết với nhau thông qua hợp đồng cung ứng dịch vụ, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên theo nguyên tắc “3 chia sẻ”: chia sẻ lợi ích (benefit) (không phải lợi nhuận - profit); chia sẻ trách nhiệm và chia sẻ rủi ro.

Mô hình dự án thực hiện theo phƣơng thức PPP rất đa dạng nhƣng tựu trung có thể quy về bốn nhóm dƣới đây:

Công tư hợp doanh. Phần vốn của chính quyền có tác dụng tạo niềm tin cho

đối tác tƣ nhân. Đối với các nƣớc đang chuyển đổi thì ở giai đoạn đầu thƣờng thực hiện dƣới dạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc đang cung ứng dịch vụ công ích, qua đó thu hút thêm vốn tƣ nhân vào phát triển dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý vận hành và cung ứng dịch vụ.

Trao quyền cho tư nhân đầu tư xây dựng và cung ứng dịch vụ công ích. Đây

là dạng chủ yếu của phƣơng thức PPP, bao gồm BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) và các biến thể của nó nhƣ BOOT (xây dựng - sở hữu - vận hành - chuyển giao), BOO (xây dựng - sở hữu - chuyển nhƣợng), BTO (xây dựng - chuyển nhƣợng - vận hành), BOOS (xây dựng - sở hữu - vận hành - bán lại), BT (xây dựng - chuyển nhƣợng). Ngành điện lực Trung Quốc còn sử dụng mô hình TOT (chuyển nhƣợng - vận hành - chuyển nhƣợng), tức là chính quyền chuyển nhƣợng (bán) công trình hạ tầng cho tƣ nhân vận hành, sau một thời hạn thì chuyển nhƣợng (miễn phí) trở lại cho chính quyền.

Thuê tư nhân hoặc cho tư nhân thuê quản lý vận hành công trình và cung

ứng dịch vụ công ích, bao gồm M&O (quản lý và vận hành), DBL (tƣ nhân thiết

Huy động vốn tín thác đầu tƣ vào dự án phát triển hạ tầng. Doanh nghiệp nhà nƣớc chủ đầu tƣ dự án hạ tầng phát hành trái phiếu hoặc vay các quỹ vốn tín thác đầu tƣ (Quỹ này tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ của tƣ nhân để cho vay và phân chia lợi nhuận cho họ). Điều này khác với các dự án nhà nƣớc khác ở chỗ nguồn vốn không phải do cấp chủ quản hoặc chính quyền đứng ra vay (và trả) rồi phân bổ cho doanh nghiệp sử dụng, mà là do chính doanh nghiệp chủ đầu tƣ vay và trả.

Tóm lại, xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị, tập trung vào các nội dung sau:

- Nhà nƣớc giảm bớt vai trò trong cung cấp dịch vụ công ở những lĩnh vực mà xã hội có thể đảm nhận đƣợc.

- Xã hội nhận lấy phần trách nhiệm cung cấp dịch vụ khiến cho số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ tăng lên.

- Nhà nƣớc và xã hội chia sẻ chi phí trong việc sản xuất và cung ứng dịch vụ công.

- Quyền tự chủ của ngƣời dân gia tăng.

- Ngƣời dân có nhiều cơ hội sử dụng các dịch vụ công do Nhà nƣớc và các thành phần kinh tế phi nhà nƣớc cung cấp.

- Việc sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ chịu tác động của quy luật giá cả và quy luật cung – cầu.

- Sự độc quyền của Nhà nƣớc trong cung cấp dịch vụ bị giảm đi.

- Cho phép các chủ thể phi nhà nƣớc cung cấp các dịch vụ công. Các cơ sở cung ứng dịch vụ có thể do khu vực tƣ nhân quản lý và điều hành mặc dù vẫn nhận một phần nguồn tài chính từ chính phủ.

- Thông qua các nguồn tài chính từ xã hội thay vì sử dụng ngân sách của chính phủ. Ngƣời sử dụng dịch vụ công sẽ trực tiếp trả phí.

- Chuyển trách nhiệm quy định, điều tiết, duy trì tín nhiệm và quyết sách trong cung ứng dịch vụ công từ Nhà nƣớc sang xã hội.

Ba hướng xã hội hóa:

- Tăng số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ phi nhà nƣớc.

- Tăng nguồn tài chính đóng góp trực tiếp bởi ngƣời sử dụng dịch vụ và giảm bớt nguồn trợ cấp của chính phủ.

- Tăng sự giám sát của ngƣời dân đối với chất lƣợng của dịch vụ bên cạnh các quy định và điều tiết của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)