Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 94 - 96)

CHƢƠNG 4 : THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.3. Kiến nghị một số giải pháp thực hiện xã hội hóa dịch vụ công tại Tp Hồ Chí

4.3.1. Đối với Nhà nước

- Mặc dù Chính phủ cũng đã có quy định phải đấu thầu công khai các loại hình dịch vụ công ích. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Nhà nƣớc phải có một tổ giám sát việc thực thi ra sao, từ đó mới có thể quy trách nhiệm cho từng chủ thể tham

gia nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu dịch vụ công ích, mà không còn tình trạng ƣu ái quá nhiều cho các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động lĩnh vực này. - Cần tạo ra sự thống nhất về nhận thức đối với dịch vụ công là các dịch vụ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của ngƣời dân và cộng đồng, do Nhà nƣớc bảo đảm, không vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần ổn định, công bằng xã hội. Dịch vụ công bao gồm: dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích.

- Quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công là trách nhiệm ngày càng lớn của Nhà nƣớc, đặc biệt là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.

- Nhận thức đúng thực chất của xã hội hóa dịch vụ công nhƣ là một trong những giải pháp chủ yếu để huy động mạnh mẽ các nguồn lực và phát huy năng lực tiềm tàng trong xã hội, góp phần cùng với Nhà nƣớc phát triển dịch vụ công để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Từ đó có quan điểm đúng và rõ về đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực dịch vụ công, nhƣng không hạ thấp hoặc giảm bớt vai trò, trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với khu vực này.

- Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ 2001, làm rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành về quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công. Cần phân biệt rõ hai vai trò khác nhau của bộ máy chính quyền nhà nƣớc đối với dịch vụ công là:

+ Vai trò quản lý nhà nƣớc về thể chế chính sách, chiến lƣợc quy hoạch phát triển, thanh tra, kiểm tra việc thực thi luật pháp, chính sách.

+ Vai trò là chủ thể chịu trách nhiệm bảo đảm thỏa mãn các dịch vụ công cho ngƣời dân về số lƣợng, chất lƣợng, giá cả và tính liên tục, kịp thời của việc

+ Các bộ, ngành tiến hành rà soát hệ thống các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến các hoạt động dịch vụ công, kiến nghị đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện khung khổ luật pháp để điều chỉnh và quản lý các hoạt động dịch vụ công của đất nƣớc.

- Chính phủ chỉ đạo xây dựng Đề án và Nghị quyết “Đổi mới quản lý và tổ

chức cung ứng dịch vụ công giai đoạn 2006 - 2015” và tập trung chỉ đạo triển

khai thực hiện “Chương trình cải cách dịch vụ sự nghiệp công giai đoạn 2006 - 2010”.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng các cấp tiến hành rà soát đánh giá chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc phạm vi trách nhiệm đƣợc phân công, phân cấp và thực trạng hệ thống tổ chức các đơn vị dịch vụ công hiện có, từ đó xây dựng các chƣơng trình, đề án cải cách quản lý, tổ chức cung ứng dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực và địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)