3.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới thời gian tới
3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam
Thị trường giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây phát triển trong bối cảnh:
Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước một cách toàn diện, tập trung chọn lọc phát triển một số ngành công
nghiệp với công nghệ cao, trang bị kỹ thuật cho công nghiệp, đưa khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho nhu cầu an ninh quốc phòng đưa đất nước phát triển lên thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa định hình về cơ bản. Về con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được nâng cao. Vị thế trong quan hệ quốc tế được nâng cao. Kỳ vọng đến năm 2020 đất nước ta phát triển thành một nước công nghiệp hoá đủ sức hội nhập cùng bạn bè thế giới và khẳng định được vị thế trong khu vực, không bị lệ thuộc và tăng cường hợp tác với các nước trên cơ sở phân công lao động quốc tế, xã hội hiện đại phát triển toàn diện về mọi mặt: Kinh tế, khoa học, văn hoá, chính trị, đạo đức và môi trường với kết cấu hạ tầng và đội ngũ nguồn nhân lực có chuyên môn cao.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ đang tăng tốc, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông đang mang lại những thay đổi lớn trong cách thức truyền thông, lưu giữ và tái tạo tri thức. Trước đây Việt Nam chỉ biết khai thác nó như một thư viện lớn những giờ đây là nơi phát triển toàn diện về mọi
phương tiện, công cụ cho mọi đối tượng một cách dễ dàng thuận lợi. Các nhà khoa học sử dụng khoa học kỹ thuật để phục vụ nghiên cứu phân tích và phổ biến kết quá nghiên cứu. Cơ sở đào tạo sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện giảng dạy bên trong và bên ngoài nhà trường thậm chí còn đào tạo bên ngoài phạm vi quốc gia. Phương pháp dạy cũng như việc quản lý thị trường giáo dục đại học đã được phát triển lên một tầm cao mới. Ưu điểm của tốc độ truyền thông nhanh, dễ dàng, đảm bảo tin cậy và chính xác cho phép thị trường giáo dục đại học Việt Nam hoà nhập, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trên khắp thế giới, đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc tế, xây dựng những chương trình giảng dạy liên kết. Việt Nam đã có thể đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng ngày càng cao hơn và tốt hơn và đây cũng chính là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân.
Toàn cầu hoá và quốc tế hoá trở thành xu hướng không thể đảo ngược trong cuộc sống hiện đại. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã trở thành một
minh chứng rõ ràng và xác thực nhất cho điều này. Thực hiện tốt quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá thị trường giáo dục đại học sẽ mang lại những ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Tuy nhiên, với vị thế đất nước hiện nay việc quốc tế hoá và toàn cầu hoá sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn vì chúng ta còn thua kém các nước phát triển quá xa. Điều này đưa ra một mối lo ngại đó là thị trường giáo dục đại học sẽ có thể phải phụ thuộc vào thị trường giáo dục đại học trên thế giới. Về lý thuyết thì toàn cầu hoá và quốc tế hoá mở ra một cánh cửa bước vào một thế giới mới. Tuy nhiên quá trình này không có nghĩa là xoá đi các rào cản. Để đối phó với môi trường quốc tế hoá và toàn cầu hoá thị trường giáo dục đại học cần thực hiện đổi mới toàn diện về chương trình và phương pháp giáo dục để hoà mình vào cùng với bạn bè thế giới.
Thị trường giáo dục đại học thế giới nay đã mang tính cạnh tranh khốc liệt hơn trước đây rất nhiều. Hầu hết tất cả mọi quốc gia đều muốn mở rộng
thị trường giáo dục của mình một cách mạnh mẽ với hệ thống giáo dục và đào tạo từ xa, thiết lập các chi nhánh trên toàn thế giới và mở rộng các đối tác
toàn cầu. Thị trường giáo dục đại học trên toàn thế giới nói chung vừa có tính đáp ứng nhu cầu học và trau dồi kiến thức cũng như có tính kinh doanh và linh hoạt. Điều này có những ý nghĩa quan trọng với sự sống còn của mỗi trường đại học. Sống trong sự cạnh tranh khốc liệt này cũng hứa hẹn sẽ đem tới cho mỗi trường đại học những cơ hội mới. Liệu rằng thị trường giáo dục đại học có nắm bắt được cơ hội này hay không?
Cải cách và đổi mới xã hội tiếp tục tăng trong môi trường xung đột chính trị thế thời và phạm vi khu vực. Thế giới vẫn còn đang trong tình trạng
mất ổn định và đối đầu khi có rất nhiều cuộc chiến xảy ra, tình hình chính trị trở nên căng thẳng giữa nhiều quốc gia. Hơn nữa, việc dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường của Việt Nam đã dẫn đến rất nhiều sự thay đổi trong quản lý tuyển sinh, học bổng của sinh viên và chương trình giảng dạy. Đồng thời các xung đột về văn hoá giữa các quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng với nền văn hoá phương Tây cũng là một trong những thách thức không nhỏ mà thị trường giáo dục đại học cần phải vượt qua. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam cần phải chắt lọc và chỉ học theo những tinh hoa của thế giới mà không ảnh hưởng tới lịch sử ngàn năm văn hiến. Do đó, thị trường giáo dục đại học Việt Nam sẽ phải góp phần thay đổi nền văn hoá trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa những giá trị đích thực, cốt lõi của văn hoá truyền thống dân tộc và văn hoá du nhập.
3.1.2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới
Để phát triển thị trường giáo dục đại học Việt Nam, trong thời gian tới, cần nghiêm túc thực hiện một số định hướng sau:
Thứ nhất, phát triển dịch vụ giáo dục đại học và tăng cường yếu tố cạnh tranh, tạo ra những động lực phát triển giáo dục đại học, cải thiện chất lượng đào tạo. Phát triển những dịch vụ giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng
nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đầu tư của nhà nước và của xã hội cho giáo dục đại học. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo và giữa các cá nhân tham gia giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.
Thứ hai, giáo dục đại học phải đáp ứng yêu cầu xã hội. Bảo đảm sự phát triển tương ứng giữa cung, cầu của thị trường giáo dục đại học. Qua đó khắc phục tình trạng vừa lãng phí vừa thiếu hụt trong đào tạo nhân lực, giáo dục đại học phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa dạng.
Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học trên cơ sở tuân
thủ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại. Cần vận dụng những kinh nghiệm giáo dục đại học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới.
Thứ tư, giáo dục đại học phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều
kiện chi phí còn hạn hẹp. Cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước, những đóng góp của xã hội với nguồn lực còn hạn hẹp để đạt đến chất lượng đào tạo tốt nhất, mặc dù chất lượng này có thể chưa so sánh được với chất lượng cao của nhiều nước khác trên thế giới. Việc tận dụng các kinh nghiệm và mô hình giáo dục của các nước tiên tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học…là những giải pháp cần được chú trọng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo đại học.