Các giải pháp phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 63)

thời gian tới

3.2.1. Các giải pháp về cung

Thị trường giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng tồn tại không ít yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới. Với việc là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ hội nhập một cách toàn diện và ngày càng sâu, rộng vào các quy trình phát triển của thế giới, Sự phát triển giáo dục đại học phải khắc phục được những yếu kém bất cập, thay đổi tư duy, xoá bỏ những suy nghĩ, thói quen xấu.

Thứ nhất, cần đa dạng hoá thị trường giáo dục đại học Việt Nam. Theo

đó, chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học cần hướng đến đào tạo con người toàn diện về trí tuệ, năng lực ý chí, đạo đức, hoàn thiện về kỹ năng và khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường làm việc không ngừng biến đổi. Chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học phải đặt trọng tâm vào việc tăng cường đào tạo kỹ năng về công nghệ, nâng cao hiểu biết, kỹ năng tư duy phê phán, phân tích vấn đề logic và đưa ra giải pháp và quyết định một cách chuẩn xác. Sinh viên Việt Nam cần tiếp cận nhiều nền văn hoá khác nhau để có khả năng hoà nhập tốt. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cải thiện cơ sở vật chất, phát triển hệ thống dịch vụ công trong giáo dục đại học. Cần tạo ra những đột phá trong việc phát triển thị trường giáo dục đại học, đem đến những chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta hiện nay.

Thứ hai, chuyển hệ thống giáo dục đại học từ diện hẹp sang đào tạo theo diện rộng. Điều này là điều hết sức quan trọng đối với thị trường giáo

dục đại học hiện nay khi đang đứng trước những thách thức trong việc hoà nhập nền kinh tế. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam cần khắc phục tình trạng mất cân đối về phát triển giáo dục đại học giữa các vùng miền, sự bất

hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo, thúc đẩy năng lực tự tạo việc làm. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều tối quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng tránh trường hợp "chảy máu chất xám". Việc chuyển từ đào tạo diện hẹp sang diện rộng không có nghĩa là đào tạo dàn trải kém chất lượng mà cần thực hiện một cách nghiêm túc có quy củ và giám sát, đúc rút kinh nghiệm và thay đổi hợp lý để tạo nên một thị trường giáo dục đại học bền vững. Thị trường giáo dục đại học cần bước những bước vững chắc để đạt quy mô giáo dục đại học đại chúng được chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, quốc tế hoá, theo từng loại hình và đảm bảo chất lượng để làm nòng cốt cho một xã hội bền vững.

Thứ ba, chuyển phương thức quản lý giáo dục đại học từ tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Điều này cũng là một

trong những khó khăn đối với thị trường giáo dục đại học Việt Nam khi đứng trước một cuộc cải cách lớn, phá bỏ những thói quen cũ, đón nhận những luồng gió mới trong lành. Việc chuyển đổi giáo dục đại học sang cơ chế thị trường sẽ là một bước ngoặt lớn đối với thị trường giáo dục đại học. Cơ chế thị trường luôn là một cơ chế mở mang tính cạnh tranh rất cao. Chúng ta đều biết ở đâu có cạnh tranh thì ở đó có phát triển. Chính vì thế việc chuyển đổi này là điều hết sức cần thiết và hợp lý với Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, chuyển thị trường giáo dục đại học từ đơn thành phần sở hữu sang đa thành phần sở hữu. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thị

trường giáo dục đại học Việt Nam cần chủ động hướng tới các cải cách tương tự các nước trên thế giới. Hướng đi chung hiện nay của các nước trên thế giới là hệ thống giáo dục đại học pha trộn hài hoà giữa công lập và tư thục. Hệ thống giáo dục đại học pha trộn hài hoà sẽ cho phép linh hoạt và đa dạng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục đại học nhờ việc nhấn mạnh tầm quan trọng của cá nhân…Việc chấp nhận hệ thống giáo dục đại học đa thành phần sở cũng cũng chính là giải pháp tối ưu hỗ trợ quá trình đưa các lực lượng thị trường tham gia vận hành thị trường giáo dục đại học.

Thứ năm, thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Gia nhập WTO đã

hướng cho thị trường giáo dục đại học Việt Nam một con đường mới, thổi một luồng gió mới vào một thị trường đang khát khao đổi thay. Đổi mới, tăng trưởng về quy mô, về số lượng là điều cần thiết khi thực trạng Việt Nam có rất nhiều người chỉ được học hết cấp 3 hoặc họ không thấy được sự cần thiết của việc giáo dục đại học. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều bất cập, trước tiên để thúc đẩy được sự phát triển này ta cần rà soát lại tình hình thực tế về các trường đại học ảo và không thể đáp ứng nhu cầu giáo dục, loại bỏ những vết đen trên một trang giấy trắng trước khi đặt những nét bút đầu tiên. Việc phát triển về quy mô và số lượng cần có sự chuẩn bị trước, có kế hoạch, và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đại học. Cơ cấu lại

hệ thống giáo dục đại học quốc dân và hệ thống các trường đại học trên toàn quốc đồng thời hoàn thiện cơ cấu trình độ theo hướng tăng tỷ trọng sinh viên, học viên Cao học và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Trước tiên về cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học quốc dân thì như điều thứ năm đã nhắc tới đó là thanh lọc hệ thống các trường đại học trong thị trường giáo dục đại học đồng thời tạo điều kiện mở rộng khu vực giáo dục đại học tư thục nhằm khai thác triệt để các nguồn nhân lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục đại học. Đảm bảo sự đang dạng về mục tiêu và hình thức đào tạo, chuẩn hoá với từng loại hình, khuyến khích phát triển đa ngành đa cấp. Đảm bảo chất lượng thông qua hệ thống kiểm soát toàn diện. Sau đó là mở rộng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu sau đại học. Mời gọi các tiến sỹ sau khi tốt nghiệp từ nước ngoài về tham gia xây dựng thị trường giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ khó khăn này. Ngoài ra, cần có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề, phát triển cơ cấu nhiều thành phần trong thị trường giáo dục đại học đồng thời hoàn thiện cơ cấu vùng miền theo hướng ở thành thành thị, ưu tiên thành lập các cơ sở mới có đủ tiềm lực, khuyến khích thành lập các trường đào tạo những lĩnh

vực như công nghệ, phát triển dịch vụ. Đảm bảo sự hợp lý cơ cấu trình độ giữa tiến sỹ, thạc sỹ, Đại học, cao đẳng,…

3.2.2. Các giải pháp về cầu

Như ta đã biết mô hình đào tạo đại học Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện. Đã gọi là thị trường giáo dục đại học thì luôn tồn tại hai mặt đó là cung và cầu. Cầu trong thị trường giáo dục đại học hiện nay ngày càng gia tăng khi ngày càng có nhiều người có nhu cầu muốn học đại học, học những chương trình nâng cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sỹ,…Tuy nhiên để hoàn thiện thị trường giáo dục đại học chúng ta cũng cần có những giải pháp hợp lý để thúc đẩy cầu cũng như dễ dàng trong công tác quản lý:

Thứ nhất, trong chính sách tuyển sinh cần áp dụng các chế độ ưu tiên theo từng đối tượng khác nhau nhằm thu hút và tạo điều kiện cho công bằng

xã hội trong giáo dục đại học. Ví dụ như các thanh niên thuộc dân tộc thiểu số hoặc những người nghèo chưa hoàn toàn có điều kiện tham gia vào việc học đại học. Để thực hiện việc phát triển toàn diện thị trường giáo dục đại học chúng ta cần mở rộng, công bố rộng rãi các chính sách ưu đãi nhằm thu hút người học tham gia thi tuyển, học tập tại các trường đại học trên toàn quốc nhằm xã hội hoá giáo dục, hoàn thiện thị trường giáo dục đại học cũng như tạo cho đất nước những nguồn nhân lực có chất lượng.

Thứ hai, cần đảm bảo quyền học tập của các nhóm lợi ích cần được củng cố. Hiện thực cho thấy đang có sự mất cân đối về quy mô sinh viên

giữa các vùng miền. Chỉ tính riêng hệ đào tạo đại học chính quy do số lượng các trường đại học chỉ tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và miền đồng Nam Bộ trong khi các vùng kinh tế khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên hoặc Đồng bằng Sông Cửu Long quy mô sinh viên dường như rất thấp. Thực tế này đang là khó khăn lớn nhất đối với các Việt Nam trong quá trình hoàn thiện thị trường giáo dục đại học. Việc cân bằng lợi ích xây dựng nhiều trường đại học phân bổ đều trên toàn quốc sẽ thu hút được nhiều sinh

viên thuộc các vùng miền hơn đồng thời đáp ứng được cầu người muốn học đại học.

Thứ ba, để thúc đẩy cầu cần phải nghiên cứu nhằm hoàn thiện những vấn đề tồn đọng trong học phí đại học. Cần liên hệ giữa những chính sách học

phí với chính sách hỗ trợ sinh viên. Học phí phải tính đến khả năng chi trả của sinh viên và trách nhiệm đầu tư của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực. Mức học phí áp dụng phải được tính toán dựa trên sự kết hợp giữa chi phí đào tạo thực tế và mức sống của các thành phần dân cư, giá cả lao động và tình trạng việc làm thu nhập của người tốt nghiệp.

3.2.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát của nhà nƣớc

Trong tất cả các nhân tố của thị trường giáo dục đại học thì ngoài vấn đề về số lượng thì còn một yếu tố quan trọng không kém đó là chất lượng thị trường giáo dục đại học. Một thị trường có hiệu quả hay không được đánh giá thông qua chất lượng sản phẩm của thị trường đó tác động đến cuộc sống như thế nào. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam còn khá non trẻ so với bạn bè thế giới, kinh nghiệm điều tiết thị trường của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, thể hiện rõ nhất là công tác kiểm tra, kiểm soát đánh giá chất lượng giáo dục đại học vẫn còn lỏng lẻo chưa được chú trọng.

Công tác kiểm soát chất lượng, kiểm tra đánh giá cần được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc hơn trong việc quản lý thị trường giáo dục đại học. Giáo dục Đại học là công đoạn gần như cuối cùng để cho ra những sản phẩm. Sản phẩm có tốt thì thị trường mới có thể phát triển được.

Thứ nhất, sửa đổi Luật Giáo dục theo hướng phân cấp quản lý chương trình khung cho cơ sở đào tạo để các trường có quyền chủ động nhiều hơn

trong việc thiết kế nội dung và sắp xếp chương trình đào tạo. Trên cơ sở đó các trường có thể chủ động tăng tính linh hoạt bằng cách đưa vào nhiều môn học tự chọn hơn nhấn mạnh vào các kỹ năng cần thiết. Thiết kế nhiều hơn các bài học thực hành, ứng dụng thực tiễn sát thực để sinh viên có thể tư duy và hoà nhập tốt hơn với môi trường kinh tế. Đây cũng là một điều mà giáo dục

Việc Nam hết sức thiếu. Việc thay đổi một số điều luật có thể sẽ đem lại những thay đổi tích cực.

Thứ hai, xây dựng bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản trị đại học.

Việc tăng cường hệ thống luật pháp về Giáo dục sẽ giúp quản lý tốt thị trường giáo dục đại học trong thời gian tới đồng thời cũng nắm bắt được những thiếu sót, những điểm yếu tồn tại trong hệ thống giáo dục để nhanh chóng tìm được phương thức sửa đổi một cách hợp lý. Xây dựng nền tảng pháp lý về học phí, chế độ học bổng, chính sách trợ cấp và hỗ trợ sinh viên dưới hình thức cho vay. Điều này hiện nay thị trường giáo dục đại học đã thực hiện rất tốt tuy nhiên cũng còn không ít điểm bất cập. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ làm việc tiền lương cho đội ngũ giảng viên…. Nhà nước xác đỉnh rõ các tiêu chí và các mức dịch vụ cơ bản để các đơn vị cung ứng dịch vụ đào tạo thực hiện kết hợp giữa cơ chế thị trường và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong việc phân phối lại các nguồn lực xã hội, xây dựng cơ chế để các cơ sở đào tạo tư nhân tiếp cần nguồn nhân lực nhà nước trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Nhà nước xử lý nghiêm các vi phạm và tăng cường quản lý trên cơ sở đào tạo để hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trường. Nhà nước cũng cần phân bổ các trường đại học theo lãnh thổ hợp lý hơn. Đầu tư xây dựng các trung tâm đại học trên các địa bàn kinh tế xã hội quan trọng. Ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá và quản lý chất lượng giáo dục đại học phù hợp với tiêu chuẩn thế giới. Đưa việc kiểm định chất lượng trở thành hoạt động thường xuyên và định kỳ công bố kết quả kiểm định chất lượng đào tạo của cả hệ thống giáo dục đại học, tham gia hệ thống kiểm định giáo dục đại học quốc tế. Xây dựng các trung tâm Đảm bảo chất lượng của các trường đại học đẩy mạnh hoạt động đảm bảo chất lượng và công tác tự đánh giá hướng tới tăng cường chất lượng và nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường và hình thành văn hoá chất lượng. Cải tiến tuyển sinh theo hướng hiện thực, hiệu quả gọn nhẹ đồng thời giảm bớt áp lực. Khuyến khích các trường lựa chọn áp

dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước trên thế giới. Đẩy mạnh giáo dục chuẩn hoá tiếng anh và tin học cho tất cả các ngành nghề. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học giảng dạy song ngữ.

Thứ ba, tiếp tục phát triển hoàn thiện chính sách thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới. Những khó khăn trong công cuộc thị

trường hoá hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ dần được cải thiện. Khó khăn về tài chính và đầu tư cho giáo dục đại học sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới vì nhu cầu học tập của xã hội những năm gần đây có xu hướng ngành càng tăng. Cũng dưới áp lực này thị trường giáo dục đại học đứng trước việc phải hoàn thiện, chuẩn hoá các chính sách phát triển giáo dục đại học. Thực hiện việc tái phân bổ các nguồn lực tài chính theo định hướng thị trường thông qua các chính sách học phí. Tập trung những nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là chú trọng đào tạo cho các vùng, đối tượng chính sách xã hội, người nghèo và những người còn nhiều khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các địa phương, các vùng miền. Thu hẹp những ngành, lĩnh vực đào tạo độc quyền nhà nước, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền các cơ sở đào tạo. Thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển thị trường giáo dục đại học. Khuyến khích các cơ sở đào tạo tư nhân trong và ngoài nước liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo công lập của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 63)