Đánh giá về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 51)

Chương 2 : Thương hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam

2.2. Đánh giá về thực trạng

2.2.1. Kết quả đạt được

Nƣớc ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, nền kinh tế còn lạc hậu và kém phát triển. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo đƣợc tiến hành trong 20 năm qua đã đem lại nhiều khởi sắc cho đất nƣớc về nhiều mặt, trong đó, kinh tế phát triển và đời sống nhân dân đƣợc nâng cao từng bƣớc. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nƣớc ta vẫn thuộc diện những nƣớc kém phát triển. Trong bối cảnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đứng trƣớc những những cơ hội và thách thức không nhỏ. Để hội nhập kinh tế có hiệu quả thì hàng hoá Việt Nam phải có sức cạnh tranh cao, phải tạo đƣợc vị thế trong khu vực và

Những chính sách đổi mới về kinh tế của Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo điều kiện nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và yêu cầu của ngƣời tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hoá. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động và sáng tạo hơn cho phù hợp với tình hình mới.

Những gì mà các doanh nghiệp Việt Nam đã làm đƣợc là phù hợp với xuất phát điểm của điều kiện trong nƣớc. Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề thƣơng hiệu đã có những chuyển biến tích cực. Những doanh nhân trẻ, những ngƣời đƣợc tiếp xúc nhiều với thị trƣờng nƣớc ngoài hay những ngƣời đƣợc đào tạo tại nƣớc ngoài đã đem những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm về thƣơng hiệu áp dụng vào thị trƣờng Việt Nam, vào các doanh nghiệp Việt Nam. Sự giao lƣu kinh tế, văn hoá đã tạo cho không ít doanh nghiệp hiểu và từng bƣớc xây dựng đƣợc những thƣơng hiệu mạnh. Những thƣơng hiệu nhƣ Biti’s, Thái Tuấn, Viettel, Kinh Đô, Bia Sài Gòn… đã góp phần tạo nên vị thế Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.

2.2.2. Những hạn chế

- Nhận thức về vấn đề thương hiệu.

Các doanh nghiệp Việt Nam chƣa hề có kinh nghiệm và văn hóa xây dựng, duy trì thƣơng hiệu (hay nói cách khác rất nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược riêng về phát triển thương hiệu) nên dễ bị các doanh nghiệp nƣớc ngoài cạnh tranh, chèn ép. Việc thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp nƣớc ngoài đăng ký bảo hộ trên một số thị trƣờng lớn nhƣ cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, nƣớc mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn là các ví dụ điển hình.

Các doanh nghiệp thiếu hiểu biết thấu đáo về lợi ích của việc quản lý thƣơng hiệu. Cụ thể nhƣ: một thƣơng hiệu có thể giúp doanh nghiệp trong nƣớc đủ sức đối mặt với các thƣơng hiệu quốc tế; giúp sản phẩm tự khẳng

định mình và đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài cũng nhƣ sự phát triển của doanh nghiệp...

Các doanh nghiệp thiếu nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ về hành vi tiêu dùng của khách hàng để tiến hành thực thi một chiến lƣợc thƣơng hiệu có hiệu quả. Các doanh nghiệp thƣờng cho rằng khách hàng chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm sản phẩm giá cả thấp nên họ chỉ tìm cách giảm thiểu chi phí. Chính vì lẽ đó, trong các doanh nghiệp, kinh phí dành cho phát triển thƣơng hiệu thƣờng là chi phí đầu tiên bị cắt giảm vì họ không cảm nhận đƣợc hiệu quả của chi phí này trong tƣơng lai. Từ đó cho thấy, nhiều doanh nghiệp chƣa thực sự quan tâm đến phát triển thƣơng hiệu.

Về phía ngƣời tiêu dùng, không ít khách hàng thƣờng nhìn nhận quảng cáo là một phƣơng thức để tăng sản lƣợng bán chứ không phải để giúp khách hàng hiểu biết về sản phẩm. Và họ cũng sai lầm khi nhận thức về mối quan hệ giữa chất lƣợng sản phẩm và các chiến dịch quảng cáo theo quan hệ nghịch. Rất nhiều ngƣời cho rằng vì sản phẩm chất lƣợng kém, không thể bán đƣợc nên ngƣời ta mới quảng cáo để bán “tống” lƣợng hàng tồn kho. Nghĩa là việc quảng cáo nhiều loại sản phẩm nào đó đồng nghĩa với một sản phẩm kém chất lƣợng, ít đƣợc khách hàng chấp nhận. Và khuyến mãi cũng chịu ảnh hƣởng tƣơng tự.

- Về điều kiện phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do hạn chế về khả năng tài chính nên doanh nghiệp khó có thể có một chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn, liên tục cho thƣơng hiệu.

Do doanh nghiệp xem nhẹ vai trò của thƣơng hiệu nên chƣa quyết tâm đầu tƣ cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu. Bên cạnh đó, trình độ và

tạo và đào tạo trong nƣớc. Điều đó khiến cho các chƣơng trình quảng bá thƣơng hiệu không đồng nhất, quy mô nhỏ và tính chuyên nghiệp không cao nên mang lại hiệu quả thấp.

- Những khó khăn khác:

Hình thức thiết kế thƣơng hiệu Việt Nam còn nghèo nàn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng, điều này có thể dẫn tới những hạn chế trong việc thu hút khách hàng (những khách hàng chƣa có kiến thức gì về một loại sản phẩm nào đó thƣờng bị thu hút bởi những nhãn hiệu đẹp, thể hiện rõ ràng và rành mạnh các thông tin về sản phẩm). Những hạn chế thể hiện trong việc đặt tên (dễ trùng lặp, khó chuyển đổi sang ngôn ngữ khác…), màu sắc, hình thức bao bì không sắc nét, không tính tới công dụng trong việc bảo quản, vận chuyển….

Môi trƣờng về thông tin, pháp lý, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo hộ thƣơng hiệu chƣa thuận lợi.

Ngân sách dành cho quảng cáo, khuyến mại theo quy định của Luật Thuế hiện tại bị khống chế ở mức 5-7% tổng chi phí, do vậy đã hạn chế ngân sách của doanh nghiệp dành cho các hoạt động này.

Thủ tục đăng ký thƣơng hiệu khó khăn, thời gian kéo dài. Tuy nhiên, khi thƣơng hiệu đã đƣợc đăng ký bảo hộ thì nhà nƣớc cũng chƣa có chế tài có hiệu quả để bảo hộ các thƣơng hiệu đã đăng ký. Công tác chống hàng nhái, hàng giả không thực hiện triệt để đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

Chi phí thuê dịch vụ ngoài về quảng cáo, tƣ vấn, xây dựng thƣơng hiệu cao so với mức “chịu đựng” của doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn của các công ty dịch vụ tƣ vấn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)