PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà (Trang 37)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu

2 1 1 Nguồn thu thập d liệu, số liệu

Dữ liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là các dữ liệu, số liệu thứ cấp. Khi muốn làm rõ thực trạng sử dụng vốn TPCP tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ đơn vị, bao gồm hệ thống quy định, quy chế nội bộ, hệ thống báo cáo của Công ty…Đây chính là những thông tin thứ cấp, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hiện trạng sử dụng vốn Trái phiếu chính phủ của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà.

Ngoài những thông tin từ nội bộ đơn vị, tác giả của luận văn tìm kiếm dữ liệu qua các cơ quan nhƣ Tổng cục thủy lợi, Vụ tài chính, Vụ kế hoạch, Vụ xây dựng công trình thuộc Bộ NN&PTNT. Đồng thời các thông tin, dữ liệu, số liệu thứ cấp cũng đƣợc thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan, từ hệ thống văn bản của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn TPCP nói riêng và vốn nhà nƣớc nói chung.

2 1 2 Cách th c thu thập d liệu, số liệu

Thứ nhất, quan sát và nghiên cứu trực tiếp tại đơn vị. Dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ quản lý về hành chính, tài chính – kế toán, kế hoạch – kỹ thuật tác giả trực tiếp quan sát, nghiên cứu cách thức tổ chức bộ máy quản lý vốn TPCP, Công tác quản lý lập kế hoạch vốn, giải ngân và quyết toán vốn… Đây là những công việc phản ánh tình hình sử dụng vốn TPCP của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà. Trong quá trình đó, có thể kết hợp trao đổi để làm rõ thêm những vấn đề cần biết. Kết quả quan sát, nghiên cứu đƣợc ghi chép dƣới dạng văn bản, không sử dụng hình thức quay phim hay chụp ảnh.

Thứ hai, nghiên cứu tại bàn tác giả thông qua đọc, chắt lọc và lƣu trữ thông tin bằng bản cứng, bản mềm trên máy tính (nếu có thể) để phục vụ cho công tác xây

dựng khung phân tích quản lý sử dụng vốn TPCP tại doanh nghiệp nói chung và tác giả lấy làm cơ sở dữ liệu để phân tích, so sánh đánh giá thực trạng quản lý sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2010 - tháng 6/2016 tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà. Các thông tin này đƣợc khai thác từ hệ thống các quy định, quy chế nội bộ, báo cáo tổng kết của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan tới quản lý sử dụng vốn TPCP nói chung và quản lý sử dụng vốn TPCP tại đơn vị đƣợc nghiên cứu nói riêng.

Thứ ba, trao đổi và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý làm việc tại Công ty để biết tình hình sử dụng vốn TPCP của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, đồng thời, lý giải về các quyết định, cũng nhƣ bày tỏ quan điểm về khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện quản lý sử dụng vốn TPCP tại Công ty trong thời gian vừa qua.

2.2. Các phƣơng pháp xử lý dữ liệu, số liệu

2.2.1. Phương pháp thống mô tả

Từ những thông tin và số liệu thu thập đƣợc, tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích các hoạt động đầu tƣ bằng vốn TPCP và hiệu quả của nó mang lại trong từng giai đoạn. Việc nghiên cứu đánh giá bằng phƣơng pháp thống kê toán đƣợc tiến hành với công cụ hỗ trợ là phần mềm Excell để hình thành những bảng số liệu làm cơ sở thực tiễn cho việc phân tích đánh giá thực trạng sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ trong đầu tƣ Xây dựng cơ bản tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp trong hầu hết các chƣơng của luận văn để thực hiện tổng quan lý luận về TPCP cũng nhƣ đánh giá thực trạng sử dụng vốn TPCP.

Tại chƣơng 1, trên cơ sở phân tích nội dung khái quát của mỗi công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận văn tổng hợp lại để chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và khoảng trống nghiên cứu của các công trình đã thực hiện tổng quan.

Trong chƣơng 3, trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB các công trình thủy lợi tại các dự án của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá có tính khái quát thực tế về toàn bộ hoạt động sử dụng vốn TPCP tại đơn vị, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân tồn tại.

Với chƣơng 4, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn TPCP trong đầu tƣ XDCB của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà và tác động của bối cảnh mới đến hoạt động sử dụng vốn TPCP trong đầu tƣ XDCB, luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Trái phiếu Chính Phủ trong đầu tƣ XDCB tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà .

2.2.3. Phương pháp so sánh

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để đánh giá hiệu quả dự án đầu tƣ bằng vốn TPCP đƣợc so sánh với mục tiêu ban đầu của dự án, so sánh kết quả của các dự án đã thực hiện, so sánh kết quả thực hiện và giải ngân vốn TPCP qua các năm để đánh giá thực trạng sử dụng vốn TPCP trong một số năm giai đoạn 2010 - 2015.

Nói tóm lại, việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp đóng vai trò quyết định tới kết quả nghiên cứu. Do đ c thù của doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng các cơ bản, tác giả sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nêu trên để thu thập cũng nhƣ xử lý các dữ liệu trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Trong đó, kỹ thuật phân tích tại bàn và quan sát trực tiếp giúp thu thập các thông tin cụ thể, chi tiết về thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng vốn TPCP tại Công ty, m t khác còn bổ sung làm rõ nguyên nhân cho những hạn chế tồn của thực trạng. Từ đó, tác giả làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn TPCP tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà một cách biện chứng, trung thực, làm tiền đề thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động này trong thời gian tới.

Đối với các kết quả từ việc phân tích, so sánh cho thấy đƣợc thực trạng tình hình quản lý sử vốn Nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung, tình hình

quản lý sử dụng vốn TPCP nói riêng tại doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua và kế hoạch công tác quản lý đầu tƣ, quản lý sử dụng vốn TPCP trong những năm tới của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà để có thể đƣa ra đƣợc các bài học cũng nhƣ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn TPCP cho đơn vị trong thời gian tới.

Thông qua việc vận dụng hợp lý các phƣơng pháp nêu trên trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu đƣợc nội dung và kết quả đƣợc thể hiện tại các chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT

THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC NAM HÀ

3.1. Tổng quan về công ty và các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ của Công ty Bắc Nam Hà Công ty Bắc Nam Hà

3.1.1. Ch c năng và nhiệm vụ của Công ty Bắc Nam Hà

T n ti ng Việt: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà

T n ti ng n : Northern Nam Ha Irrigational Project Exploitation Company

ị c ỉ: Ô D2, khu Đông Mạc, Thống Nhất, Tp. Nam Định, tỉnh Nam Định Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà là doanh nghiệp nhà nƣớc, loại hình Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Bộ NN&PTNT. Với thời gian trên 40 năm hình thành và phát triển, Công ty luôn nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng đƣợc cơ quan chủ quản giao cho đầu tƣ, quản lý và khai thác công trình trọng điểm về thủy lợi tại tỉnh Nam Định, Hà Nam.

Tiền thân của Công ty là Công ty khai thác công trình thủy lợi I Nam Hà thực hiện nhiệm vụ theo quy hoạch đƣợc Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) phê duyệt. Từ ngày 01/7/1999 Công ty đƣợc đổi tên thành Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà. Thực hiện Quyết định số 27/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 04/01/2008 của Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc theo Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc số 60/2005/QH11 và Nghị định số 95/2006/NĐ- CP, từ ngày 04/01/2008 công ty chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nƣớc hạch toán độc lập thành Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3.1.1.1. C c năng c C ng ty Bắc N m H

- Quản lý, khai thác, bảo vệ hệ thống các công trình thủy lợi, tài nguyên nƣớc, đảm bảo an toàn và phục vụ nhu cầu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh; điều tiết giảm lũ, phòng, chống lụt, bão; quản lý hệ thống công trình thuỷ

lợi trong phạm vi đƣợc giao quản lý.

- Sản xuất kinh doanh tổng hợp: Thi công xây lắp; Tƣ vấn thiết kế; Cấp nƣớc phục vụ sinh hoạt, công nghiệp; Đo đạc bản đồ địa chính; Tƣ vấn, Dịch vụ nông nghiệp phục vụ chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

- Chủ đầu tƣ các dự án thủy lợi theo sự phân giao của Bộ NN&PTNT.

3.1.1.2. N iệm vụ c a C ng ty Bắc N m H

- Quản lý, khai thác sử dụng, duy tu bảo dƣỡng, đầu tƣ mới các công trình thủy lợi thuộc Hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà phục vụ công tác tƣới tiêu nƣớc cho diện tích hơn 100.000 ha trong Vùng, đây là một trong những khu vực phát triển kinh tế quan trọng trong vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng.

- Làm chủ đầu tƣ việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu dài.

- Công ty thực hiện quản lý khai thác các công trình thủy lợi, vận hành tƣới, tiêu cho toàn bộ diện tích 100.261 ha đất tự nhiên thuộc tỉnh Nam Đinh (huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản, huyện Yên, Tp Nam Đinh) và tỉnh Hà Nam (huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục, huyện Lý Nhân và Tp Phủ Lý). Tổ chức khai thác và bảo vệ công trình xây dựng thủy lợi, đê điều; phòng, chống lụt, bão thuộc phạm vi hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà bao gồm hệ thống các sông: sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Sò, sông Sắt.

3.1.2 Nguồn lực của Công ty Bắc Nam Hà

3.1.2.1. Nhân ực

Từ bảng 3.1 cho thấy, với đội ngũ lao động 416 ngƣời bao gồm lãnh đạo và cán bộ nhân viên, công nhân kỹ thuật có độ tuổi trẻ (dƣới 36 tuổi) chiếm trên 80% lực lƣợng lao động của Công ty, Ban lãnh đạo và các kỹ sƣ đƣợc đào tạo từ cao đẳng trở lên chiếm 19% lao động trong công ty ; cộng với đội ngũ cán bộ có bề dầy kinh nghiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng, vận hành các công trình thủy lợi và có nhiều kinh nghiệm làm chủ dự án nhiều công trình quan trọng. Vì vậy, nguồn nhân lực của Công ty hiện nay phần lớn đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, có đủ năng lực để Công ty có thể thực hiện nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT giao, tận

dụng phát triển kinh doanh ngoài nhiệm vụ do Nhà nƣớc giao để nâng cao thu nhập cho cán bộ, ngƣời lao động góp phần vào chuỗi gia tăng giá trị của sản xuất xã hội.

Bảng 3.1: Bảng thống kê cơ cấu và trình độ của lao động Theo trình độ Theo giới tính Theo độ tuổi

Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT Nam Nữ 18-35 36-50 51-60 2 70 4 74 266 327 89 334 65 17 Tổng số lao động : 416 ngƣời

Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Nam Hà, 2016

3.1.2.2 Nguồn ực t i t bị, c ng ng ệ

Căn cứ vào Bảng 3.2 cho thấy trang thiết bị dùng cho quản lý chuyên môn không nhiều, đƣợc đầu tƣ từ nhiêu năm trƣớc và công nghệ không cao. Các thiết bị này hầu nhƣ đầu tƣ từ nguồn NSNN để phục vụ các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao cho đơn vị thực hiện.

Nhƣ vậy, nguồn lực thiết bị, công nghệ tại đơn vị còn có nhiều hạn chế. M c dù công ty đã thực hiện khai thác và sử dụng tƣơng đối hiệu quả trong thời gian qua, nhƣng hiện nay khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, các loại máy móc thiết bị dùng trong quản lý cũng nhƣ trong lĩnh vực thi công công trình xây lắp ngày càng hiện đại, cùng với đ c thù sản phẩm của công ty là các công trình thủy lợi nên việc thi công các công trình hầu hết bằng máy móc, do vậy công ty cũng cần có những trang thiết bị thích hợp để thực hiện các công việc thi công, giám sát, nghiệm thu và quản lý khai thác các công trình thủy lợi đƣợc hiệu quả hơn.

Bảng 3.2: Bảng thống kê cơ cấu máy móc thiết bị, dụng cụ

Khoản mục Số lƣợng Nguyên giá Giá trị còn lại Ghi chú

Dùng cho SXKD 517 tỷ 289,5 tỷ - Hệ thống máy bơm 12 386 tỷ 205 tỷ Sử dụng > 10 năm - Hệ thống cống và thiết bị 86 106 79, 5 tỷ Sử dụng > 2 năm - Dụng cụ, thiết bị khác 156 25 tỷ 5 tỷ Sử dụng > 4 năm

Dùng cho chuyên môn 6 tỷ 1,3 tỷ

- Dụng cụ, thiết bị đo khí tƣợng thủy văn 105 6 tỷ 1,3 tỷ Sử dụng > 5 năm Dùng cho quản lý 7 tỷ 2,62 tỷ - Hệ thống máy tính, in 83 0,75 tỷ 0,15 tỷ Sử dụng > 3 năm - Ô tô, phƣơng tiện truyền

dẫn 7 5,85 tỷ 2,3 tỷ

- Hệ thống mạng, và liên lạc 3 0,40 tỷ 0,17 tỷ Sử dụng > 5 năm

Tổng cộng 530 tỷ 293 tỷ

Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Nam Hà, 2016

3.1.2.3 Nguồn ực t i c ín

Nguồn tài chính của Công ty từ hoạt động đầu tƣ, hoạt động thƣờng xuyên gần nhƣ 100% là ngân sách Nhà nƣớc cấp theo kế hoạch chi tiêu hàng năm. Theo báo cáo tài chính niên độ 2015 cho thấy doanh thu hoạt động công ích khoảng 114, 6 tỷ đồng, doanh thu hoạt động kinh doanh khác đạt 26,6 tỷ đồng lãi 0,9 tỷ đồng, nhƣ vậy về cơ bản nguồn thu chủ yếu của đơn vị là đƣợc cấp hàng năm và thu phí của cá nhân, các tổ chức sử dụng dịch vụ để chi quản lý doanh nghiệp.

Về nguồn tài chính đầu tƣ cho các công trình chủ yếu từ nguồn cấp theo dự án và nguồn khấu hao các công trình thủy lợi trong Hệ thống các CTTL mà Công ty

đang quản lý nhằm xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi trong Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà. Theo báo tài chính 2015 nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản lần lƣợt là 484,5 tỷ đồng và 271,15 tỷ đồng. Nhu cầu về vốn đầu tƣ cho các công trình trong Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà còn rất lớn lên đến gần nghìn tỷ đồng (theo ý kiến của Ban lãnh đạo công ty cho biết) và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà (Trang 37)