Kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Hà Giang (Trang 116 - 119)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Thực chất xếp hạng tín dụng nội bộ là việc sử dụng các phƣơng pháp và công cụ để đánh giá, xếp loại khách hàng dựa trên những tiêu chí nhất định để từ đó đề ra các chính sách cho vay và các biện pháp quản lý khác phù hợp với từng khách hàng và nhóm khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

Trong quản lý rủi ro cho vay của các ngân hàng thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trò rất quan trọng bởi nó vừa là cơ sở để quyết định cấp tín dụng phù hợp với điều kiện của từng khách hàng vay vốn, vừa là cơ sở để phân loại và quản lý khoản vay. Tuy nhiên, trong cho vay tín dụng đầu tƣ cũng nhƣ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác, Ngân hàng phát triển Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lƣợng cho vay, do đó việc quản lý khách hàng và quản lý nợ vay của Ngân hàng phát triển vẫn còn nhiều điểm bất cập. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, Ngân hàng phát triển Việt Nam cần nhanh chóng triển khai xây dựng và đƣa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay.

Kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng là một nội dung rất quan trọng trong công tác cho vay. Mục đích của việc làm này là nhằm hạn chế, ngăn ngừa việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích so với dự án ban đầu đƣợc duyệt, dẫn tới những trƣờng hợp rủi ro, không trả đƣợc nợ.

Đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam, do kiểm soát thiếu chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nên thời gian qua đã xảy ra nhiều trƣờng hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng tài sản hình thành bằng vốn vay của Ngân hàng phát triển để thế chấp, cầm cố tại các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân của tình trạng này, một mặt là do cán bộ tín dụng chƣa thƣờng xuyên bám sát tình hình SXKD của chủ đầu tƣ, hoặc do năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế nên không phát hiện ra đƣợc những biểu hiện bất thƣờng trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng; nhƣng mặt khác cũng là do những quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của chủ đầu tƣ còn chƣa đầy đủ và rõ ràng, chế độ trách nhiệm còn chƣa chặt chẽ, cụ thể, thiếu các chế tài kèm theo.

Để hạn chế tối đa việc sử dụng vốn sai mục đích do khách hàng gây ra và do sự thiếu trách nhiệm hoặc rủi ro đạo đức của cán bộ, Ngân hàng phát triển cần ban hành những quy định chặt chẽ về kiểm tra, giám sát vốn vay kèm theo các Quy định về chế độ trách nhiệm, các chế tài kèm theo.

- Nâng cao chất lượng, kế hoạch huy động và quản lý nguồn vốn, đảm bảo nguồn thực thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ngân hàng phát triển Việt Nam cần xây dựng và triển khai Chiến lƣợc về huy động vốn cho các giai đoạn sắp tới. Từng bƣớc nghiên cứu, đổi mới công tác kế hoạch hoá và tăng cƣờng quản lý chặt chẽ nguồn vốn theo hƣớng tập trung trong toàn hệ thống; cải thiện cơ cấu vốn để hạn chế rủi ro kỳ hạn, gắn chặt với quản lý rủi ro theo ngành nghề và vũng lãnh thổ.

Phƣơng hứớng chiến lƣợc lâu dài là huy động từ thị trƣờng mà trong đó từ thị trƣờng trái phiếu là trọng tâm nhằm thu hẹp khe hở kỳ hạn, đa dạng hoá các hình thức huy động và loại tiền huy động, đồng thời kiến nghị Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ theo lộ trình.

- Đổi mới và có kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc phân loại, xử lý nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

Khẩn trƣơng trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam, trong đó nghiên cứu loại trừ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoặc đƣợc Chính phủ bảo lãnh; tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và áp dụng cơ chế xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động theo đó nghiên cứu để ban hành quy chế xử lý rủi ro theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp cho Ngân hàng phát triển Việt Nam đƣợc xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định và quản lý tín dụng.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc thì Ngân hàng phát triển cần phải có đầy đủ các thông tin liên quan. Những thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đầu tƣ, bởi nó là cơ sở để Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định cho vay, phân loại và xếp hạng khách hàng, phân loại và xếp hạng khoản vay… Do đó, Ngân hàng phát triển Việt Nam phải sớm hình thành cho riêng mình một “kho dữ liệu” phục vụ công tác này. Những thông tin mà Ngân hàng phát triển Việt Nam cần phải thu thập bao gồm: chiến lƣợc, kế hoạch phát triển KT-XH trong từng thời kỳ; quy hoạch phát triển các vùng, các ngành, các lĩnh vực; các định mức kinh tế - kỹ thuật của các ngành sản xuất; thông tin về khách hàng (năng lực tài chính, năng lực SXKD, tài sản bảo đảm…); thông tin về các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng phát triển (tình hình thực hiện dự án, nguyên nhân của thành công, thất bại…).

Để có thể tập hợp đƣợc các thông tin hữu ích, hình thành “kho dữ liệu” phục vụ công tác thẩm định dự án và quản lý tín dụng, Ngân hàng phát triển Việt Nam cần ban hành quy định hƣớng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống

sƣu tầm, đóng góp thông tin xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, Ngân hàng phát triển Việt Nam cần phải dành một khoản kinh phí thích đáng cho việc sƣu tầm, mua thông tin. Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng cần ban hành quy định về khai thác và sử dụng thông tin phục vụ thẩm định dự án và quản lý tín dụng trong hệ thống Ngân hàng phát triển.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, viên chức trong hệ thống.

Đây phải là công việc thƣờng xuyên của Ngân hàng phát triển, thực hiện đào tạo, đào tạo lại các kiến thức về tài chính, ngân hàng, đầu tƣ xây dựng, thanh toán, hội nhập quốc tế cho các cán bộ, viên chức trong hệ thống. Xây dựng hệ thống sát hạch về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ viên chức, trên cơ sở kết quả sát hạch đánh giá, phân loại cán bộ viên chức từ đó có kế hoạch đào tạo, bổ nhiệm, thay thế đối với nguồn nhân lực trong hệ thống.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin cho Chi nhánh.

Do trụ sở Chi nhánh đƣợc xây dựng đã lâu và xuống cấp, ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, hạ tầng công nghệ thông tín lạc hậu và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Vì vậy đề nghị Ngân hàng phát triển Việt Nam có kế hoạch đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Hà Giang (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)