CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp đổi mới quản lý vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tạ
4.2.10. Công tác quy hoạch, đào tạo, tổ chức cán bộ
- Yếu tố con ngƣời phải hết sức coi trọng, Chi nhánh cần có biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ để nâng cao năng lực nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ làm công tác thẩm định và công tác tín dụng. Cần phải ban hành những tiêu chuẩn cán bộ, viên chức trong từng lĩnh vực công tác để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực hợp lý. Đào tạo cần đƣợc tiến hành khoa học với các nội dung mới, phƣơng pháp hiện đại, nội dung đào tạo cần đƣợc tập trung theo hƣớng kỹ năng nghiệp vụ, tránh tình trạng đào tạo rập khuôn. Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi để các cán bộ đƣợc cử đi học truyền đạt lại kiến thức cho cán bộ chƣa đƣợc đi học nhằm nhân rộng kiến thức và nâng cao trách nhiệm của các cán bộ đã đƣợc cử đi học.
- Trên cơ sở biên chế đƣợc giao, để nâng cao chất lƣợng cán bộ, Chi nhánh cần chú trọng tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học loại khá trở lên thuộc các chuyên ngành theo yêu cầu quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Có biện pháp khuyến khích cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; có kế hoạch cử cán bộ trẻ, có trình độ năng lực thuộc diện quy hoạch phát triển lâu dài đi đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao. Có chính sách khen
thƣởng, động viên kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nghiệp vụ say mê với công việc và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Cần có biện pháp luân chuyển cán bộ hợp lý giữa các phòng để Chi nhánh có đƣợc đội ngũ cán bộ đa năng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong công tác bổ nhiệm cán bộ cần bổ nhiệm những cán bộ trẻ, có năng lực, dễ dàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.