Đánh giá về công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá về công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát

3.3.1. Kết quả đạt được

Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng chung và công tác quản lý nợ xấu nói riêng, cụ thể nhƣ sau:

3.3.1.1. Khẳng định được vị thế mới của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An trên thị trường cho vay tại tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An luôn đƣợc biết đến nhƣ một Ngân hàng hoạt động tốt nhất, có uy tín trong giao dịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Với tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân từ năm 2012-2014 đạt 21,8%, tổng dƣ nợ tín dụng tính đến 31/12/2014 là 12.649 tỷ VND, chiếm 11,4% tông dƣ nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Nghệ An (110.956 tỷ VND), Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An còn cải thiện đƣợc hình ảnh của mình trên thị trƣờng thông qua các mặt mạnh khác nhƣ khả năng và kinh nghiệm thu xếp vốn đối với các dự án lớn, dẫn đầu trong việc triển khai áp dụng các công cụ quản lý rủi ro, chiếm lĩnh thị trƣờng cho vay nông nghiệp nông thôn, kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ quá hạn, giải quyết nhanh gọn nợ xấu tồn đọng trong giai đoạn trƣớc.

3.3.1.2. Công tác quản lý nợ xấu được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống

Công tác triển khai đƣợc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trƣơng, thống nhất xuyên suốt từ Hội sở đến từng Chi nhánh. Việc tổ chức thực hiện luôn luôn bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, đặc biệt là chú trọng tới yếu tố thời gian hoàn thành Công tác giải quyết các vƣớng mắc từ cơ sở cũng đƣợc đáp ứng kịp thời thông qua kênh chỉ đạo theo ngành dọc, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc đƣợc xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

3.3.1.3. Hoạt động kiểm tra kiểm soát được tăng cường

Nếu nhƣ trƣớc đây, trong hoạt động quản lý nợ xấu, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An vẫn chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của chính ngân hàng, kết hợp với hoạt động giám sát từ các cơ quan bên ngoài, dựa vào hoạt động thanh tra giám sát của NHNN, công ty kiểm toán độc lập, để đánh giá khách quan hơn về rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ngoài ra, không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảm bảo các báo cáo tài chính đƣợc minh bạch rõ ràng, tăng cƣờng hiệu quả quản lý rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

3.3.1.4. Kết quả xử lý nợ xấu

Sau một thời gian tích cực triển khai đồng thời nhiều biện pháp xử lý, đến tháng 12/2014, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý nợ xấu, đã xử lý đƣợc nhiều khoản nợ tồn đọng trƣớc đó. Cụ thể, chất lƣợng tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An trong năm 2014 đƣợc cải thiện đáng kể. Đến 31/12/2014 tỷ lệ nợ xấu là 0,97%, đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dƣ Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2014 theo đã trích lập 106.439 tỷ đồng trong đó dự phòng chung là 91.939 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 14.500 tỷ đồng. Trong năm 2014, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An đã tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ xử lý và số tiền thu hồi đƣợc ghi vào thu nhập bất thƣờng là 35 tỷ đồng. Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng trên đã góp phần làm trong sạch bảng tổng kết tài sản và giữ gìn uy tín Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên, mặc dù Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An trên địa bàn Nghệ An đã tích cực áp dụng các biện pháp quản lý nợ xấu, song trong công tác quản lý nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục kip thời.

3.3.2. Hạn chế của quản lý nợ xấu và nguyên nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Nghệ An trên địa bàn Nghệ An.

3.3.2.1. Các hạn chế.

Công tác quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An trên địa bàn Nghệ An còn có nhiều hạn chế, theo tình hình thực tế hiện tại, có một số hạn chế trọng tâm nhƣ sau.

Nhận biết và đo lường nợ xấu chưa chính xác:

Qua số liệu bảng 3.5bảng 3.6, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An phân loại theo tiêu chí TT02/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN cao hơn so với phân loại theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN từ năm 2012 – 2014 xấp xỉ > 1%. Theo Quyết định 493 thời điểm 31/12/2014 là 123 tỷ VND, chiếm 0,97% tổng dƣ nợ tín dụng, theo Thông tƣ 02 thời điểm 31/12/2014 là 187 tỷ VND, chiếm 1,47% tổng dƣ nợ tín dụng. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh không đƣợc phản ánh một cách thực sự đầy đủ và chính xác bản chất.

Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An mới chỉ đánh giá và đo lƣờng rủi ro theo phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro định tính, mặc dù đã bắt đầu tiếp cận theo các nội dung đo lƣờng RRTD của Basel I và II nhƣng vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc đầy đủ các nội dung này. Nên phân loại nợ còn mang tính chủ quan của cán bộ quản lý, do áp lực nợ xấu, cho nên chấm điểm khách hàng, phân loại không đúng thực chất, bản chất khoản vay.

Tóm lại, nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An không đƣợc đánh giá đúng mức một cách có hệ thống, dự phòng tổn thất khoản vay sẽ không đủ, thu nhập ròng của ngân hàng không phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của ngân hàng.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chưa hiệu quả

Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An áp dụng theo mô hình kiểm soát đơn, hoàn toàn dựa vào hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của chính ngân hàng và sự giám sát bên ngoài của NHNN mà chƣa thực sự giám sát của các cơ quan kiểm toán bên ngoài hay sự giám sát của thị trƣờng. Việc duy trì mô hình kiểm soát đơn nhƣ vậy

ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu. Cụ thể là:

- Môi trƣờng kiểm soát có nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ, chƣa gắn với trách nhiệm cụ thể.

- Mặc dù, ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc tổ chức thống nhất từ Hội sở đến các đơn vị thành viên. Tuy vậy, tính độc lập của các cuộc kiểm tra kiểm soát lại không cao, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro kiểm soát - tức là báo cáo kiểm toán có thể sẽ không không đủ, không đúng, không kịp thời hoặc không đƣa ra đƣợc biện pháp ngăn chặn và hƣớng giải quyết phù hợp.

- Phòng/Ban kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thƣờng bị hạn chế về một số thông tin nhất định. Do vậy, các phát hiện của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thƣờng bị chậm hoặc thiếu tính thuyết phục, từ đó không có tác dụng ngăn chặn kịp thời các rủi ro.

Phƣơng thức điều hành bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ còn chủ yếu theo ngành ngang, vì vậy, các thông tin theo ngành dọc bị giảm bớt hoặc không theo đúng tình hình thực tế.

Hoạt động xử lý nợ chưa hiệu quả

Hiện nay Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất, từ năm 2012 – 2014 phƣơng pháp này chiếm 60.2% trong tổng các phƣơng pháp xử lý nợ xấu (Tổng hợp báo cáo xử lý rủi ro của

Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An, 2012-2014), đối với các NHTM trên địa bàn áp

dụng quỹ dự phòng RRTD (Tổng hợp báo cáo xử lý rủi ro Ngân hàng nhà nước

tỉnh Nghệ An, 2012-2014), Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam

- Chi nhánh Vinh chiếm 46,2% trong tổng các phƣơng pháp xử lý nợ xấu, Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nghệ An chiếm 47,9% trong tổng các phƣơng pháp xử lý nợ xấu, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An chiếm 37% trong tổng các phƣơng pháp xử lý nợ xấu. So với các NHTM Quôc doanh trên địa bàn, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An sử dụng quỹ dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất cao nhất.

chỉ chiếm một tỷ lệ rất hạn chế tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An chiếm 3% trong tổng các phƣơng pháp xử lý nợ xấu từ năm 2012-2014. Điều này cho thấy hoạt động xử lý nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An vẫn chƣa thực sự có hiệu quả. Việc thƣờng xuyên sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu sẽ khiến lợi nhuận trong tƣơng lai của ngân hàng bị ảnh hƣởng, từ đó kéo theo những hệ quả xấu trong hoạt động kinh doanh và giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Có thể tổng kết lại nguyên nhân khiến cho hoạt động quản lý nợ xấu của các Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An còn nhiều hạn chế là do:

Các nguyên nhân ngoài ngân hàng

Môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi

Bản thân môi trƣờng pháp lý trong hoạt động kinh doanh của các NHTM vừa thiếu, vừa chƣa đồng bộ nên đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý nợ xấu của các ngân hàng. Các văn bản quy định có sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc xử lý nợ triển khai chậm. Việc xử lý TSĐB liên quan đến đất đai còn nhiều vƣớng mắc. Ngoài ra, các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể nhƣ:

o Về các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp: quy định về làm giấy chứng nhận quyền sử đụng đất và sở hữu nhà vẫn chƣa ngã ngũ giữa giấy xanh, giấy đỏ. , các bất động sản là máy móc thiết bị. vẫn chƣa có giấy chứng nhận sở hữu (do chƣa có luật về sở hữu), luật về bản quyền, sở hữu trí tuệ chƣa thực sự có hiệu lực. đã dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong việc nhận TSBĐ mặc dù điều kiện vay có đảm bảo bằng tài sản vẫn là biện pháp an toàn cho ngân hàng.

o Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam còn nhiều điểm khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiện nay, đã có 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đƣợc Bộ tài chính ban hành. Các chuẩn mực này phần lớn là các chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên lại chƣa thực sự đầy đủ vì có những chuẩn mực kế toán quốc tế chƣa phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.

xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin yếu kém và thiếu tính minh bạch

Cho đến nay, kênh cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng đƣợc đánh giá tốt nhất ở Việt Nam vẫn là CIC. CIC đã hoạt động đƣợc hơn một thập niên, cung cấp kịp thời về tình hình tín dụng nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Thông tin còn thiếu tính cập nhật, đƣợc cung cấp đơn điệu, chƣa đáng tin cậy tuyệt đối. Các hạn chế trong khâu thu thập, quản lý và cung cấp thông tin minh bạch trên thị trƣờng sẽ là thách thức cho Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An trong việc mở rộng và kiểm soát hoạt động tín dụng. Nếu cạnh tranh bằng cách chạy theo thành tích, tăng trƣởng tín dụng trong điều kiện môi trƣờng thông tin bất cân xứng thì sẽ không tránh khỏi nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Cũng cần xét đến nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng, cụ thể nhƣ sau:

Một là: Kỹ thuật, trình độ sản xuất của Doanh nghiệp chƣa cao, tính toán chọn phƣơng án kinh doanh thiếu thông tin, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tƣ thấp, lợi nhuận thấp có khi còn thua lỗ gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.

Hai là: Khả năng tài chính của Doanh nghiệp còn non yếu nên chỉ một rủi ro

nhỏ cũng làm mất khả năng thanh toán không trả nợ đƣợc Ngân hàng.

Ba là: Tƣ cách đạo đức của ngƣời đi vay. Đến hạn trả nợ lãi họ không chịu

trả trong nhiều tháng liền khiến cho các khoản vay đều bị chuyển thành nợ xấu.

Bốn là: Sử dụng vốn sai mục đích nhƣ dùng vốn của Ngân hàng để kinh doanh những ngành nghề không hợp pháp

Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng

Công nghệ ngân hàng

Thực tế cho thấy, công nghệ hiện đại tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An mặc dù đã đƣợc chú trọng và xây dựng phù hợp với việc ứng dụng công nghệ mới theo chuẩn quốc tế nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và thiếu đồng bộ.

Hoạt động tín dụng hay hoạt động giám sát tài chính của ngân hàng rất cần có công nghệ hiện đại, để cập nhật nhanh hệ thống dữ liệu cơ sở để tiến hành đƣợc

các phân tích tài chính vĩ mô, cũng nhƣ cập nhật thông tin để phân tích, xác định rủi ro và đƣa ra những cảnh báo tài chính một cách nhanh chóng và chính xác.

Trình độ cán bộ hạn chế và rủi ro đạo đức

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng chƣa đồng đều, còn hạn chế về khả năng thu thập và phân tích thông tin trong thẩm định và xử lý tín dụng. Một số cán bộ tín dụng đạo đức nghề nghiệp, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc còn chƣa cao, vi phạm quy trình tín dụng, buông lỏng quản lý dẫn đến phát sinh RRTD. Một bộ phận cán bộ của hệ thống ngân hàng bị đồng tiền và cơ chế thị trƣờng cám dỗ, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên, lợi dụng công việc đƣợc giao để móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại nhiều về tài sản tiền vốn cho ngân hàng. Vấn đề rủi ro đạo đức thời gian qua cũng còn nhiều bất cập. Tất cả các vụ án liên quan đến hoạt đông Ngân hàng đều liên quan đến các cán bộ của Ngân hàng thoái hóa biến chất. Yếu tố con ngƣời ảnh hƣởng rất lớn đến nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến diễn biến nợ xấu và thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2014.

Trong chƣơng này, tác giả cũng đi sâu phân tích về thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng, từ cách nhận biết, đo lƣờng, phân loại nợ cho đến cách ngân hàng đã sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa và xử lý nợ nhƣ thế nào.

Từ thực trạng trên, tác giả đã đƣa ra những đánh giá của mình về hoạt động quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2012 - 2014, bao gồm cả những mặt đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

– CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

4.1. Định hƣớng trong hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An hiện nay tầm nhìn đến năm 2020

4.1.1. Định hướng chung trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Trên cơ sở định hƣớng chung, những định hƣớng trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An tầm nhìn đến năm 2020 nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)