e. Phát triển các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; phổ cập kiến thức TTCK, nâng cao hiểu biết của công chúng về kinh doanh trên
3.3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát triển TTV: Nhân tố con người luôn luôn đóng vai trò quyết định, đặc biệt khâu
Nhân tố con người luôn luôn đóng vai trò quyết định, đặc biệt khâu hoạch định chính sách quản lý và giám sát thị trường. Để nâng cao chất lượng
của nguồn nhân lực, phải đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như pháp luật, theo hướng cơ bản, hiện đại; tận dụng được sự hỗ trợ và giúp đỡ của quốc tế nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt đối với cán bộ quản lý, ngoài các kiến thức chuyên môn cần thiết, cần chú trọng bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng phân tích, dự báo và xây dựng, hoạch định chính sách.
Tăng cường công tác phổ cập giáo dục đào tạo các kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng, nâng cao hiểu biết của công chúng về vai trò, lợi ích, rủi ro của hình thức đầu tư qua quỹ đầu tư chứng khoán. Thông qua đó, góp phần hình thành các nhà đầu tư chuyên nghiệp, hướng hoạt động của thị trường ổn định và bền vững hơn.
Kết luận chương III
Trên cơ sở nền tảng lý luận chung, xuất phát từ thực tiễn trình độ phát triển TTV Việt Nam; Đồng thời, dựa trên quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển TTV…chương III đã xây dựng một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển TTV Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhóm giải pháp chính bao gồm:
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo từng bước hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước; Đồng thời, tăng cường hiệu lực thực thi, nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra và giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường. Nhóm giải pháp này nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên thị trường; xây dựng môi trường pháp lý an toàn và hiệu quả; thích ứng với quá trình hội nhập nói chung và hội nhập TTV nói riêng.
- Phát triển cân đối các thị trường cấu thành của TTV, bao gồm các giải pháp cụ thể phát triển thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng trung và dài hạn.
- Giải pháp về liên kết và hội nhập với TTV khu vực và quốc tế - Phát triển đồng bộ các thị trường
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Các giải pháp chủ yếu trên có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau; góp phần từng bước ổn định và phát triển thị trường vốn theo định hướng và mục tiêu đã đặt ra, tiến tới trở thành một kênh huy động vốn đầu tư trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế và vững vàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết luận
Thị trường vốn là kênh tài trợ vốn trung và dài hạn cho các cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ; do đó, TTV có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ở Việt Nam, với những đặc trưng riêng trong quá trình phát triển kinh tế, gánh nặng về huy động và cung ứng vốn vẫn dồn lên vai của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại nhà nước.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập đầy đủ hơn với nền kinh tế toàn cầu, trong đó hội nhập về tài chính là một nội dung quan trọng. Quá trình này đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra những cơ hội rõ ràng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, đi kèm theo các cơ hộ đó là những rủi ro có thể có khi thiếu vắng hệ thống chính sách phát triển hợp lý.
Xuất phát từ tầm quan trọng của TTV và thực tiễn phát triển TTV Việt Nam trong những năm qua, thì nghiên cứu các giải pháp góp phần thúc đẩy TTV phát triển, thu được đầy đủ lợi ích từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu các rủi ro có liên quan là điều cần thiết.
Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, luận văn đã tập trung phân tích theo cơ cấu 3 chương tương ứng với 3 nội dung chính. Để làm cơ sở nghiên cứu về TTV Việt Nam, Chương I đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thị trường vốn. Trong đó đã định hướng phạm vi nghiên cứu thị trường vốn trên cơ sở lựa chọn sự phân loại thị trường theo quan điểm của Mỹ (và một số nước khác); đưa ra một số các khái niệm cơ bản (vốn, các công cụ, chủ thể); đồng thời, phân tích một cách khái quát vai trò, chức năng của thị trường vốn. Bên canh đó, kết quả phân tích TTV của một số nước là cơ sở để khái quát một số bài học mang tính lý luận và thực tiễn có thể áp dụng đối với TTV Việt Nam. Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, hoàn thiện và nâng cao khả
năng cạnh tranh của TTV trong nước cũng như các chủ thể tham gia trên thị trường là điều quan trọng trước hết trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Kế thừa cơ sở lý luận của chương I; dựa trên các tư liệu về TTV Việt Nam, Chương II đã tập trung làm rõ một số nét chính về tình hình hoạt động của TTV Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Nhìn chung, TTV nước ta đã có những thành tựu đáng ghi nhận về tiến bộ trong xây dựng khung pháp lý, quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động ngày càng tăng trên thị trường. TTV đã ngày càng thực hiện được vai trò quan trọng là kênh huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế; đồng thời, ngày càng vững vàng hơn trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, những hạn chế vẫn tồn tại song hành, chủ yếu tập trung vào khung pháp lý và khả năng cạnh tranh của thị trường chưa cao.
Trên cơ sở nền tảng lý luận chung, xuất phát từ thực tiễn trình độ phát triển TTV Việt Nam; Đồng thời, dựa vào quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển TTV…chương III đã xây dựng các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển TTV Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhóm giải pháp chính bao gồm:
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo từng bước hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước; Đồng thời, tăng cường hiệu lực thực thi, nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra và giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường;
- Phát triển cân đối các thị trường cấu thành của TTV, bao gồm các giải pháp cụ thể phát triển thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng trung và dài hạn;
- Giải pháp về liên kết và hội nhập với TTV khu vực và quốc tế; - Phát triển đồng bộ các thị trường;
Các giải pháp chủ yếu trên có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau; góp phần từng bước ổn định và phát triển thị trường vốn theo định hướng và mục tiêu đã đặt ra, tiến tới trở thành một kênh huy động vốn đầu tư trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế và vững vàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển thị trường vốn là một nhiệm vụ cấp bách nhưng cực kỳ khó khăn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và ảnh hưởng lớn như hiện nay. Trong phạm vi kiến thức và tư liệu tham khảo nhất định, luận văn đã cố gắng cập nhật, tổng hợp tình hình phát triển thị trường vốn nước ta, qua đó đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu. Tóm lại, có thể khái quát những kết quả của Luận văn như sau:
1. Phân tích và làm rõ nền tảng lý luận chung về TTV; đồng thời khái quát xu hướng hội nhập TTV hiện nay kết hợp với tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển TTV của một số quốc gia trong khu vực và thế giới;
2. Trên cơ sở những tư liệu có được, Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển TTV Việt Nam từ 1986 đến nay; qua đó rút ra một số thành tựu và hạn chế chủ yếu của TTV Việt Nam gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;
3. Trên cơ sở chủ trương, đường lối, mục tiêu phát triển TTV của Đảng, Nhà nước; xuất phát từ thực tiễn phát triển TTV nước ta, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy TTV Việt Nam phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập TTV nói riêng.
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
3. Bộ Tài chính (2003), “Chiến lược phát triển ngành tài chính đến 2010” 4. Ban Kinh tế Trung ương (2004), “Định hướng và những giải pháp chủ
yếu để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường vốn ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng”, Đề tài KHBĐ 5. Trần Mạnh Dũng (1998), Sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở
Việt Nam hiện nay, Luận án TS kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
6. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (2000), “Kế hoạch hành động tự nguyện nhằm thúc đẩy các luồng luân chuyển vốn theo hướng tự do và ổn định hơn”
7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Việt Nam- Những thách thức trong tiến trinh hội nhập kinh tế quốc tế”
8. Học Viện ngân hàng, Giáo trình “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng”
9. Phạm Văn Hùng (2003), “Tác động của việc mở cửa thị trường vốn đối với nền kinh tế các nước đang phát triển: Bài học cho Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2002), “Thúc đẩy và phát triển ngành dịch vụ tài chính trong nền kinh tế Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu thuộc dự án thúc đẩy hoạt động và phát triển ngành dịch vụ tài chính trong nên kinh tế Việt Nam.
11. Đỗ Đức Quân (2001), “Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Luận án TS khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Viện nghiên cứu và quản lý Trung ương (2004), “Thị trường chứng khoán Việt Nam, thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách”
13. Viện Khoa học Tài chính, “Thị trường Tài chính và Thị trường Vốn ở Châu Á”
14. Viện Nghiên cứu và quản lý Trung ương (2006), “Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”
15. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1999), “Chứng khoán và thị trường chứng khoán- Những kiến thức cơ bản”
16. Thị trường tài chính Việt Nam- Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách (2004), Nxb Tài chính, Hà Nội
17. Trần Nguyễn Tuyên, “Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong điều kiện HNKTQT”
18. Các văn bản Luật và dưới luật chủ yếu:
- Luật các Tổ chức Tín dụng số 07/1997/QHX ngày 26/12/1997
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX ngày 26/12/1997
- Luật Chứng khoán
- Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 898/QĐ-BTC ngày 20/2/2006 của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2006- 2010
- Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2010
19. Các báo cáo:
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, “Báo cáo hoạt động TTCK 6 tháng đầu năm 2006”
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Báo cáo chất lượng tín dụng 2002 – 2005”
- UNDP (2000), “Báo cáo về hội nhập tài chính quốc tế (Thuộc Dự án VIE/99/002 Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2010”
20. Các bài báo, tạp chí, các báo cáo và tài liệu khác
21. Website của các tổ chức: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Đảng Cộng sản…
Tiếng Anh
22. Xiao Bei Chun (2001), “China capital market infrastructure”
23. IMF (1999), “International Capital Markets: Developments, Prospects, and Key Policy Issues”, World Economic and finacial surveys.
24. Dai Xiang Long (2002), “Developing China capital’s market and speeding up bank reform”. Journal of Chinese economic and business studies.