Điểm mạnh, điểm yếu về Nuôi trồng thủy sản ở Thạch Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện thạch hà, tĩnh hà tĩnh (Trang 77 - 78)

2.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng NTTS huyện Thạch Hà

2.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu về Nuôi trồng thủy sản ở Thạch Hà

Từ những báo cáo kết quả các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi trồng thủy sản cho thấy Thạch Hà có những điểm mạnh và điểm yếu về Nuôi trồng thủy sản nhƣ sau:

2.1.3.1 Điểm mạnh về NTTS huyện Thạch Hà

- Thạch Hà có vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là phát triển các sản phẩm mặn lợ có giá trị kinh tế cao nhƣ: Tôm, cua, cá biển.

- Nhân dân Thạch Hà có truyền thống NTTS lâu đời.

- Các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật cũng nhƣ các yếu tố xã hội của huyện Thạch Hà cũng rất thuận lợi cho phát triển NTTS nhƣ: Thạch Hà nằm trên tuyến đƣờng Quốc lộ 1A, hệ đƣờng thống giao thông tốt cơ bản đã đƣợc bê tông hóa đến từng vùng đất nuôi; hệ thống thông tin liên lạc, Internet đƣợc phủ mạng đến tận thôn xóm giúp cho nông ngƣ dân cập nhập thông tin khoa học, thị trƣờng về NTTS một cách dễ dàng, trên địa bàn huyện có 1 nhà máy chế biến đông lạnh chuyên xuất nhập khẩu thủy sản.

2.1.3.2 Những điểm yếu về NTTS huyện Thạch Hà

- Chƣa có quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Phát triển tự phát và kém bền vững.

- Các chủ thể tham gia còn đang chủ yếu là hộ gia đình nên trình độ quản lý và năng lực đầu tƣ kém nên hiệu quả đem lại chƣa cao.

- Thạch Hà chƣa có chính sách đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tƣ đặc biết là chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện thạch hà, tĩnh hà tĩnh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)