2.2. Dự báo các điều kiện phát triển Nuôi trồng thủy sản
2.2.1. Thời cơ, thách thức đối với phát triển NTTS
2.2.1.1. Thời cơ và những thuận lợi
- Thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc , các cấp chính quyền trong mo ̣i hoạt đô ̣ng phát triển kinh tế thủy sản.
- Điều kiện tƣ̣ nhiên thuâ ̣n lợi và tiềm năng nguồn lợi thủy sản đa da ̣ng phong phú là cơ sở cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Do dân số gia tăng , kinh tế phát triển nên thị trƣờng thủy sản trong nƣớc và thế giới tiếp tu ̣c mở rộng , sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm lĩnh thị trƣờng thực phẩm . Mă ̣c dù bi ̣ ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế thế giới , nhƣng thực phẩm thủy sản vẫn đƣợc ƣa chuộng , đặc biệt ở các nƣớc công nghiệp phát triển; giá cả thủy sản luôn ổn định ở mức cao.
- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến , đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh , đã và đang ta ̣o cơ hội cho viê ̣c áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản.
- Sản phẩm thủy sản của nƣớc ta nhìn chung đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu nghiêm ngă ̣t về tiêu chuẩn chất lƣợng , vệ sinh và an toàn thực phẩm của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
- Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản trong tƣơng lai.
Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trƣờng và cạnh tranh bình đẳng với các nƣớc xuất khẩu cùng các mặt hàng thủy sản.
2.2.1.2. Những khó khăn và thách thức
- Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chƣa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, thậm chí trong một khu vực địa lý.
- Môi trƣờng bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu: Ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lƣu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tƣợng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…Các hệ sinh thái biển quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thoái, bị mất môi trƣờng sống và bị thu hẹp diện tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm). Điều đó dẫn đến môi trƣờng sống của các loài thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại và chất lƣợng có xu hƣớng ngày càng suy giảm.
- Biến đổi khí hậu: Nƣớc ta là một trong 5 nƣớc chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nƣớc biển, trƣớc hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, ngƣời dân ven biển và trên các đảo là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhƣng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng nhƣ chƣa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nƣớc biển.
- Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút: Năng suất nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1ha rừng ngập mặn trƣớc đây có thể khai thác đƣợc 800 kg thủy sản, nhƣng hiện nay chỉ thu đƣợc 1/20 so với trƣớc đây.
- Diện tích mặt nƣớc ngọt , lợ đƣa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mƣ́c giới ha ̣n ; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi
nƣớc lợ; rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng do ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh và thiên tai.
- Tình trạng sản xuất manh mún, tƣ̣ phát, phân tán đang còn phổ biến; ý thƣ́c tôn trọng kỷ cƣơng , pháp luật của những ngƣời tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng phát triển thủy sản chƣa cao.
- Tình trạng cạnh tranh thị trƣờng, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia diễn ra khá gay gắt . Sự cạnh tranh trong xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trƣờng thế giới ngày càng khốc liệt, đặc biệt về yêu cầu chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thƣơng hiệu sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ hơn.
- Trình độ công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thủy sản của một số nƣớc trong khu vực đã đạt đƣợc ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có xu hƣớng gia tăng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
- Khi mặt bằng đời sống xã h ội đƣợc nâng cao , quá trình đô thị hóa diễn ra ma ̣nh mẽ, tạo nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho lao đô ̣ng nông thôn thì việc thu hút lao động tham gia nuôi trồng thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Sự chồng chéo , mâu thuẫn trong việc sƣ̉ du ̣ng tài nguyên, phát triển các ngành kinh tế nhƣ nông nghiệp, du lịch, công nghiệp và thủy sản, đặc biệt là ở các vùng ven biển ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp và khó giải quyết.
- Ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhìn chung có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là khu vực ven biển. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lƣợng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
- Nhìn chung việc tiếp cận với thông tin về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của ngƣời sản xuất và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gây tình trạng mất cân đối cung cầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đời sống của dân cƣ tham gia nuôi trồng thủy sản nhìn chung còn nghèo, chịu nhiều rủi ro, mức độ an sinh thấp. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chƣa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nƣớc biển cho ngƣời dân.
- Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khu vực này gặp không ít trở ngại và khó khăn.
- Suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới đƣợc dự báo sẽ diễn ra thƣờng xuyên và tần suất cao hơn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Nhƣ vậy, việc tận dụng tốt cơ hội, thuận lợi và khắc phục những khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, toàn diện để đƣa để nghề nuôi trồng thủy sản của Huyện Thạch Hà tiếp tục đứng vững trong giai đoạn mới.