.Tình hình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn (Trang 40)

Theo số liệu thống kê tuyển sinh hàng năm, tỉnh Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi lân cận có hàng chục nghìn học sinh đăng ký dự thi vào các trƣờng đại học, cao đẳng trong cả nƣớc, trong đó số học sinh thi đỗ đại học cao đẳng chỉ đạt từ 18% đến 24%. Điều đó cho thấy nhu cầu đƣợc theo học ở các cơ sở đào tạo TCCN trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn, đang có một số biến đổi nhất định về xã hội, về phân công lao động nhƣ dân số, tốc độ đô thị hoá, cơ cấu nguồn nhân lực, kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý kinh tế đòi hỏi ngày càng cao. Những biến đổi đó đặt ra yêu cầu mở rộng phát triển các cơ sở đào tạo TCCN hiện có để đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

Là một tỉnh miền núi biên giới, trình độ phát triển KT - XH còn tƣơng đối hạn chế, dân trí còn tƣơng đối thấp nhất là ở những khu vực vùng sâu vùng xa. Trong khi đó nhu cầu đối với ngƣời lao động đƣợc đào tạo để có trình độ, tay nghề cao ngày càng tăng. Các cơ sở đào tạo TCCN của tỉnh đã góp phần mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho con em và ngƣời lao động, các dân tộc trong tỉnh tiếp tục đƣợc học tập nâng cao trình độ học vấn và tay nghề để phục vụ quê hƣơng, phù hợp với quá trình phát triển đặc thù của tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 5 cơ sở đào tạo TCCN (trong đó có 3 trƣờng cao đẳng có đào tạo trình độ TCCN, 2 trƣờng TCCN), đó là: trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, trƣờng Cao đẳng Y tế, trƣờng Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc, trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, trƣờng Trung cấp Văn hóa nghệ thuật. Toàn tỉnh hiện có 431 giáo viên tham gia giảng dạy TCCN, trong đó có 398 giáo viên cơ hữu, 96 giáo viên có trình độ sau đại học.

Các cơ sở đào tạo TCCN của tỉnh Lạng Sơn hiện nay đang tăng cƣờng mở rộng đào tạo các ngành nghề, đa dạng hoá các hình thức đào tạo theo nhu cầu của xã hội, kết hợp giữa ngành, nghề đào tạo truyền thống với các ngành, nghề mới, từng bƣớc tạo ra môi trƣờng đào tạo nghề nghiệp hấp dẫn hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu lao động trong các lĩnh vực của tỉnh Lạng Sơn.

2.2. Khái quát về Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn

2.2.1. Sự hình thành và phát triển của nhà trường

Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn tiền thân là Trƣờng Trung học Kinh tế Lạng Sơn đƣợc thành lập năm 1990 trên cơ sở hợp nhất của 3 trƣờng (Trƣờng Trung học Kinh tế Lạng Sơn (thành lập năm 1984), Trƣờng Trung học Nông - Lâm nghiệp (thành lập năm 1984) và Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng tại chức tỉnh Lạng Sơn. Năm 2010 đổi tên từ trƣờng Trung học kinh tế Lạng Sơn thành Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn.

Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý kinh tế có trình độ TCCN, tổ chức các lớp đại học, trung cấp hệ tại chức, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, từ khi thành lập đến nay Trƣờng TCKT-KT Lạng Sơn đã đào tạo hàng nghìn cán bộ phục vụ cho công tác quản lý tài chính hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh, ngành tài chính, ngành thƣơng mại, du lịch của tỉnh, góp phần tích cực vào công tác

35

quản lý, phát triển kinh tế công, nông nghiệp và nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý tài chính, ngân sách của tỉnh Lạng Sơn. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, nhà trƣờng tiếp tục đổi mới mục tiêu, chƣơng trình và nội dung đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo, tăng cƣờng công tác liên kết đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phƣơng.

Trƣờng TCKT-KT Lạng Sơn có chức năng nhiệm vụ là đào tạo cán bộ nhân viên, ngƣời lao động các ngành, chuyên ngành về quản lý kinh tế, kế toán - tài chính, kỹ thuật nông nghiệp bậc TCCN, phục vụ nhu cầu nhân lực cho phát triển KT - XH nói chung và của tỉnh Lạng Sơn nói riêng; bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức mới về quản lý kinh tế - kế toán tài chính, kỹ thuật nông lâm nghiệp cho cán bộ công chức các ngành kinh tế, kỹ thuật trong tỉnh; nghiên cứu thực nghiệm khoa học, tham gia với tỉnh giải quyết các vấn đề về KT - XH của tỉnh và khu vực; liên kết đào tạo với các trƣờng đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo có uy tín trong nƣớc.

Kể từ ngày thành lập đến nay, Trƣờng TCKT-KT Lạng Sơn đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của một trƣờng TCCN trong việc mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề, cấp học, phƣơng thức đào tạo. Quy mô đào tạo tiếp tục phát triển, chuyên ngành và các hình thức đào tạo ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu xã hội, đội ngũ giáo viên và cán bộ của trƣờng ngày càng đƣợc chuẩn hóa, học tập nâng cao trình độ. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng đang đƣợc đầu tƣ có hiệu quả góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trong thời gian tới nhà trƣờng tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô đào tạo TCCN, tăng cƣờng công tác liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phƣơng; tiếp tục đổi mới mục tiêu, chƣơng trình đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào

tạo. Tiếp tục đổi mới công tác chuyên môn, tăng cƣờng quản lý, đề xuất các biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Hiện nay trƣờng đang trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp trƣờng thành trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

Trong quá trình xây dựng và trƣởng thành, nhà trƣờng đã đạt đƣợc nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, đƣợc nhà nƣớc và cấp trên ghi nhận và khen thƣởng. Năm 2004 nhà trƣờng đƣợc Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2005 trƣờng đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Ba. Nhà trƣờng đã nhận đƣợc nhiều Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức đoàn thể cho tập thể và các cá nhân đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục đào tạo. Nhà trƣờng đã liên tục đạt các danh hiệu: từ năm 1997 đến năm 2001 trƣờng đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến, từ năm 2001 đến 2013 trƣờng liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Trƣờng vinh dự đƣợc nhận Cờ Thi đua của Thủ tƣớng Chính phủ năm 2011. Chi bộ nhà trƣờng từ năm 1997 đến nay liên tục đƣợc công nhận là chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh.

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của trường.

Chức năng:

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý kinh tế có trình độ trung cấp chuyên nghiệp cho một số ngành kinh tế quốc dân

- Tổ chức các lớp đại học tại chức, TCCN tại chức cho các ngành kinh tế quốc dân theo kế hoạch dài hạn và hàng năm.

- Bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề, từng thời gian.

37

Nhiệm vụ:

- Dựa vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch để thực hiện các chức năng của nhà trƣờng, đảm bảo đào tạo bồi dƣỡng những cán bộ có kiến thức vững vàng, có năng lực, đạo đức phẩm chất tốt.

- Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, công tác giảng dạy và học tập cho phù hợp với các hình thức đào tạo bồi dƣỡng (tập trung, tại chức, dài hạn, ngắn hạn...).

- Quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trƣờng, thực hiện đầy đủ và đúng đắn chính sách chế độ đối với cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Mở rộng, tăng cƣờng hợp tác với các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị bạn, đồng thời phát huy tác dụng của trƣờng đối với các ngành kinh tế địa phƣơng.

Từ khi thành lập đến nay trƣờng Trung học Kinh tế Lạng Sơn đã đào tạo hàng nghìn cán bộ phục vụ cho công tác quản lý tài chính hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh, ngành tài chính, ngành thƣơng nghiệp... của tỉnh, góp phần tích cực vào công tác quản lý, phát triển kinh tế công, nông nghiệp và nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý tài chính, ngân sách của tỉnh Lạng Sơn. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, nhà trƣờng tiếp tục đổi mới mục tiêu, chƣơng trình và nội dung đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo, tăng cƣờng công tác liên kết đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Trƣờng đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của một trƣờng trung cấp chuyên nghiệp trong việc góp phần đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, trƣờng đã không ngừng

mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề, cấp học, phƣơng thức đào tạo. Quy mô đào tạo tiếp tục phát triển, chuyên ngành và các hình thức đào tạo ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu xã hội, đội ngũ giáo viên và cán bộ của trƣờng ngày càng đƣợc chuẩn hóa, học tập nâng cao trình độ. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng đang đƣợc đầu tƣ có hiệu quả góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Nhƣ vậy, trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, học sinh của nhà trƣờng sau khi tốt nghiệp nhìn chung có phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ chuyên môn, thực hành đƣợc nghề đã đào tạo, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, đủ khả năng thích ứng với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc và tiếp tục vƣơn lên, khẳng định vị trí và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian trƣớc mắt và lâu dài.

2.2.3. Đặc điểm của trường hiện nay.

Nhờ phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có nên tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của tỉnh trong thời kỳ 2001 - 2006 đạt 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào với số ngƣời dƣới 50 tuổi chiếm 87,4%. Đây là nguồn lực lao động quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên chất lƣợng của nguồn lực lao động còn thấp. Tỷ lệ ngƣời lao động đã qua đào tạo so với nhân lực trong độ tuổi lao động còn thấp (22%), nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy nhu cầu đào tạo để đáp ứng yêu cầu chất lƣợng nguồn lực lao động trong thời kỳ mới, nhất là cán bộ quản lý kinh tế cấp cơ sở, cán bộ

39

tài chính - kế toán, nghiệp vụ kinh doanh, cán bộ kỹ thuật cho các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi - thú y... là rất quan trọng và cấp thiết.

2.2.4.Cơ cấu tổ chức của trường.

- Tổng số cán bộ, giáo viên hiện có: 55 + Giáo viên: 38

+ Quản lý và phục vụ: 17

* Tổ chức chuyên môn:

a. Ban giám hiệu: 02 (01 hiệu trƣởng, 01 hiệu phó). b. Phòng chức năng: 03 phòng

- Phòng Hành chính - Tổng hợp: 16 ngƣời

- Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học: 08 ngƣời - Phòng Công tác học sinh: 04 ngƣời

c. Bộ môn chuyên môn: 05 tổ bộ môn giảng dạy. - Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học – TDTT: 04 - Bộ môn Chính trị: 05

- Bộ môn Kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp: 04 - Bộ môn Kinh tế - Quản trị: 05

- Bộ môn Tài chính - Kế toán: 07

Bộ máy tổ chức của trƣờng hiện nay gồm có Ban Giám hiệu, gồm 01 Hiệu trƣởng và 01 phó Hiệu trƣởng, 03 phòng ban chức năng, 05 bộ môn đƣợc tổ chức theo sơ đồ nhƣ sau:

BAN GIÁM HIỆU Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Phòng Công tác học sinh Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Kế toán - Tài vụ

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường TC kinh tế- kỹ thuật Lang Sơn

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp Trường TC Kinh tế- Kỹ thuật Lạng Sơn)

- Chất lƣợng đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn theo Điều lệ trƣờng TCCN, 38/38 có trình độ đại học trở lên, thạc sỹ: 15 (chiếm 39,5% trên tổng số giáo viên); 02 giáo viên đang học cao học.

- Số lƣợng Đảng viên: 29/55, tỷ lệ 52,7%

- Cơ cấu tổ chức hiện tại (bao gồm số lƣợng, chất lƣợng, hình thức cơ cấu tổ chức) đảm bảo phù hợp với quy định trong điều lệ trƣờng TCCN. Chất lƣợng đội ngũ nhìn chung đảm bảo, đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Ngành nghề đào tạo: Hiện trƣờng có 5 ngành đào tạo với 13 chuyên

ngành nhƣ sau: Bộ môn Chính trị Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học Bộ môn Kinh tế - Quản trị Bộ môn Tài chính - Kế toán Phó hiệu trưởng ( Phụ trách công tác học sinh)

41

1. Ngành Hạch toán kế toán gồm các chuyên ngành : - Kế toán Doanh nghiệp sản xuất;

- Kế toán Hành chính sự nghiệp; - Kế toán Thƣơng mại - Dịch vụ; - Kế toán Xây dựng cơ bản; - Kế toán tổng hợp.

2. Ngành Tài chính - Tiền tệ gồm các chuyên ngành: - Thuế Nhà nƣớc;

- Quản lý ngân sách.

3. Ngành Quản lý kinh tế gồm các chuyên ngành: - Quản trị kinh doanh;

- Kinh tế nông nghiệp.

4. Ngành Nghiệp vụ kinh doanh gồm các chuyên ngành: - Kinh doanh Thƣơng mại - Dịch vụ;

- Kinh doanh Du lịch - Khách sạn.

5. Ngành Kỹ thuật Nông nghiệp gồm các chuyên ngành: Kỹ thuật Trồng trọt;

- Kỹ thuật Chăn nuôi - Thú y.

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Diện tích đất của trƣờng hiện có là 9.696m2. Từ năm 2001 đƣợc sự quan tâm của tỉnh, nhà trƣờng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng lại và từng bƣớc đƣợc trang bị hiện đại, đồng bộ. Quá trình đầu tƣ hiện vẫn đang đƣợc tiến hành từng bƣớc theo dự án đã đƣợc phê duyệt.

Tuy nhiên, với diện tích đất hạn chế nên nhà trƣờng gặp nhiều khó khăn trong việc quy hoạch, bố trí mặt bằng cho các công trình XDCB. Do điều kiện chật hẹp nên sân chơi, bãi tập cho học sinh, sinh viên cũng hết sức hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn (Trang 40)