Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 96 - 99)

2. 3.1 Những đóng góp của kinh tế tư nhân

3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân

3.1.2.1. Phương hướng chung

KTTN là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế, CNH, HĐH, nâng cao nội lực của đất nước nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng trong hội nhập kinh tế quốc tế mà Nghị quyết Trung ương V (Khoá IX) đã nêu. Thanh Hoá là một tỉnh lớn, đất rộng, người đông có 3 vùng kinh tế với tiềm năng dồi dào, nông nghiệp nông

thôn chiếm đa phần, nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển do đó chúng ta không được xem nhẹ cần chú ý đến phát triển kinh tế tư nhân.

- Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, các ngành chức năng phải tôn trọng và bảo đảm tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhân dân, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý phát triển KTTN theo pháp luật, bình đẳng với thành phần kinh tế trong cộng đồng dân cư.

- KTTN cùng với các thành phần kinh tế khác trong tỉnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm hải sản, chú trọng đến qui mô vừa và nhỏ ở nông thôn, gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu.

- Tỉnh đầu tư vào các khu động lực và các công trình lớn, tạo ra sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh để xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách, khuyến khích KTTN phát triển rộng ở vùng nông thôn và thành thị, đi đôi với mở rộng quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nhằm đảm bảo tốt hơn các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân.

- Ưu tiên sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ, lựa chọn thiết bị và công nghệ phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường chú trọng loại hình sử dụng nhiều lao động gắn với phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn để quy hoạch các cụm công nghệ nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Coi trọng và khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập phát triển thêm những nghề mới, hình thành các làng nghề sản xuất những mặt hàng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và những mặt hàng xuất khẩu.

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người sử dụng lao động và người lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và

người lao động trên cơ sở tuân thủ pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Chăm lo bồi dưỡng giáo dục các chủ doanh nghiệp, nâng cao lòng tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước, của quê hương Thanh Hoá, và sự nghiệp xây dựng CNXH.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp, chính quyền các địa phương và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, các hiệp hội và tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trẻ Thanh Hoá nói chung và các doanh nghiệp kinh tế tư nhân nói riêng.

3.1.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân đối với các vùng

Vùng trung du, miền núi: Phát triển mạnh kinh tế trang trại gắn với công nghiệp chế biến vừa và nhỏ, phát triển thành vùng tập trung nguyên liệu phục vụ chế biến, quan tâm đến các vấn đề xã hội , xây dựng kết cấu hạ tầng, các trung tâm cụm xã, trung tâm dịch vụ thương mại...

Vùng đồng bằng và vùng biển: Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả, chăn nuôi gắn với công nghệ chế biến; phát triển thủ công nghiệp, làng nghề, đồng thời phát triển các cụm điểm công nghiệp, thủ công nghiệp ở nông thôn.

Phát triển toàn diện kinh tế, cả đánh bắt nuôi trồng, Chế biến thuỷ sản, cảng biển, du lịch và các dịch vụ thuỷ sản, phát triển ngành nghề thủ công thu hút lao động tại chỗ.

Vùng thành thị: Đẩy mạnh đô thị hoá là trung tâm sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch nhằm kích thích vùng, miền trong tỉnh phát triển tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng, miền lân cận để phát triển tiểu thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ.

3.1.2.3 Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân theo cơ cấu ngành

Các ngành sản xuất: Tập trung phát triển các lĩnh vực khai thác lợi thế của địa phương, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng, thu hút được nhiều lao động như: Điện tử, tin học, dệt, may, thêu ren, da giầy, mây tre

đan, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón các loại, rèn, sửa chữa, gia công cơ khí... từng bước chuyển hướng sản xuất của kinh tế tư nhân sang các ngành công nghiệp dịch vụ ở trình độ và chất lượng cao để có lợi thế trong thương trường và dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn đi vào CNH, HĐH.

Thương mại - du lịch - dịch vụ: Tập trung phát triển và mở rộng thị trường theo hướng kinh doanh đa dạng hoá các sản phẩm, đa dạng hoá thị trường và bạn hàng trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ việc, tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh và làm hàng xuất khẩu, trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm. Mặt khác tập trung phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khôi phục và mở rộng giới thiệu sản phẩm của các làng nghề truyền thống, sản phẩm chế biến từ nông - lâm - hải sản và vật liệu xây dựng... mà Thanh Hoá có lợi thế.

Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ có chất lượng cao như: Xúc tiến thương mại, y tế, thể thao, vui chơi giải trí. Trên cơ sở liên doanh hoặc Công ty cổ phần giữa Nhà nước và tư nhân, giữa tư nhân với nước ngoài...

Đẩy mạnh phát triển du lịch và dịch vụ du lịch tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch trong tỉnh với các tỉnh lân cận, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Du lịch văn hoá- sinh thái, du lịch truyền thống, lễ hội để tăng ngày lưu trú của khách. Cần chú ý nâng cấp chất lượng tuyển chọn nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ giao tiếp ngoại ngữ....

Giao thông vận tải: Động viên khuyến khích các hộ kinh doanh hình thành hiệp hội vận tải, liên doanh liên kết hướng tới thành lập hợp tác xã doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần để hỗ trợ tìm nguồn hàng, phân luồng phân tuyến, đảm bảo ổn định an toàn giao thông, tạo sức mạnh trong kinh doanh vận tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hoá (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)