4. Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Dụng Cụ
4.1. Tình hình thực hiện kế hoặch sản xuất
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả, trước hết việc xây dựng kế hoặch sản xuất của doanh nghiệp phải gắn với thị trường. Thị trường là cơ sở, là các quyết định xem doanh nghiệp sẽ làm gì? Làm như thế nào? Làm bao nhiêu? Bởi vậy sau mỗi thời kì kinh doanh,
các doanh nghiệp phải cần thiết tiến hành phân tích, xem xét kết quả sản xuất, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh.
Để đánh giá tình hình thưc hiện kế hoạch sản xuất của công ty về mặt quy mô, cần xem xét chỉ tiêu" Giá trị tổng sản lượng". Đây là một chỉ tiêu tổng hợp được biểu hiện bằng tiền, phản ánh toàn bộ kết quả về các hoạt động sản xuất của công ty trong một thời kỳ ( Thường là một năm), bao gồm cả sản phẩm dở dang. Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát và đầy đủ về thành quả của công ty.
Bên cạnh chỉ tiêu" Giá trị tổng sản lượng" để biết được khả năng thoã mãn nhu cầu của thị trường về hàng hoá do công ty sản xuất cần tính ra và so sánh chỉ tiêu" Giá trị sản lượng hàng hoá" chỉ tiêu này phản ánh phần sản phẩm mà công ty đã hoàn thành trong kỳ, đã cung cấp hoạc chuẩn bị cung cấp cho xã hội.
Để biết được năng lực sản xuất của công ty cao hay thấp, đồng thời nắm được lượng sản phẩm dở dang nhiều hay ít, khi phân tích còn có thể sử dụng thêm chỉ tiêu" Hệ số (Tỷ suất) sản xuất hàng hoá"
Tỷ suất sản lượng Giá trị sản lượng hàng hóa hàng hóa Giá trrị tổng sản lượng
Công ty sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để đánh giá tình hình thực hiện kế hoặch sản xuất
Tỷ lệ % hoàn Giá trị tổng sản lượng thực tế (G1) thành kế hoặch Giá trị tổng sản lượng kế hoặch ( G0) (Xem bảng 4 trang bên)
= * 100
Nhìn vào bảng 4 ta thấy:
Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoặch sản xuất trong cả 3 năm trên cả hai chỉ tiêu. Cụ thể là:
+ Năm 1998: Thực tế so với kế hoặch:
Giá trị tổng sản lượng đạt 106%, vượt 600 triệu đồng
Giá trị sản lượng hàng hoá đạt 128,7%, vượt 3450 triệu đồng + Năm 2000: Thực tế so với kế hoặch:
Giá trị tổng sản lượng đạt 101,3%, vượt 200 triệu đồng Giá trị sản lượng hàng hoá đạt 102,7%, vượt 500 triệu đồng
Tóm lại, qua việc phân tích tình hình thực hiện kế hoặch sản xuất của công ty từ 1998- 2000 ở trên ta thấy:
Nói chung công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí sản xuất kinh doanh khá có hiệu quả, hoàn thành vượt mức kế hoặch, đáp ứng đầy đủ và kịp
thời nhu cầu thị trường về các loại dụng cụ cắt, sản phẩm phục vụ nghành cơ khí, máy chế biến kẹo. Việc hoàn thành vượt mức kế hoặch sản xuất sẽ làm giảm sản phẩm dở dang, tránh tình trạng ứ đọng vốn - Đây là yếu tố giúp công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ khác, chiếm lĩnh thị trường và từ đó có thể mở rộng được thị trường của mình.
4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí
4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ của công ty trong những năm qua
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi công ty xuất kho sản phẩm gửi đi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Phân tích tình hình tiêu thu là xem xét, đánh giá sự biến động về sản phẩm tiêu thụ - xét ở toàn công ty và từng loại sản phẩm. Đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.
Công ty áp dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ: So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoặch (giá bán cố định) với doanh thu kế hoặch tính theo giá bán kế hoặch
( Xem bảng 5 trang bên)
Bảng 6: Tốc độ tiêu thụ qua các năm 98-2000 chỉ tiêu Tiêu thụ năm 99
so với 98
Tiêu thụ 2000 so
với 98 (%)
1. Dụng cụ cắt
2. sản phẩm phục vụ ngành dầu khí 3. Dàn máy chế biến kẹo
4. 1 số sản phẩm khác 109,22 100,44 102,08 104,07 110,21 117,69 107,77 106,33 Tổng cộng 103,38
Qua bảng 5 và bảng 6 ta thấy:
- Năm 1998: Công ty hoàn chỉnh vượt mức kế hoạch khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, so với kế hoạch tăng 6,23%, tức là tăng 631,39 triệu đồng
- Năm 1999: Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, so với kế hoạch tăng 1,43 %, tức là tăng 160 triệu đồng
- Năm 2000: Công ty hoàn thành vưựt mức kế hoạch khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ so với kế hoạch tăng 0,72% tức là tăng 85 triệu đồng
Vậy chúng ta có thể đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Tốc độ tiêu thụ sản phẩm của năm 1999 là 4,87% tức tăng 524,41 triệu đồng và ở từng loại sản phẩm đều tăng.
Năm 2000 tăng so với năm 1998 là 10,2%, tức là tăng 1099,41 triệu đồng và ở từng loại sản phẩm tốc độ tiêu thụ đều tăng. Đồng thời ở các năm công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoặch số lượng sản phẩm tiêu thụ. Điều này chứng tỏ với quyết tâm chỉ đạo sản xuất ngay từ đầu năm 98 việc thực hiện tiến độ giao hàng đã tiến bộ hơn các năm trước. Thấy được tầm quan trọng của việc ký kết các hợp đồng lớn, tạo điều kiện ổn định trong các chỉ đạo sản xuất, ổn định doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Ngay từ đầu năm 98 ban giám đốc và phòng chức năng đã đi nhiều nơi, đến với khách hàng cũ, tìm khách hàng mới, thay đổi phương thức phục vụ nên đã đạt được tổng giá trị các hợp đồng kinh tế cao, tăng hơn so với các năm trước đó.
Tuy nhiên do công ty chưa có hệ thống đại lý và kênh phân phối mạnh ở các tỉnh trong cả nước; chi phí sản xuất lớn lên giá thành sản phẩm của công ty không cạnh tranh được với mặt hàng cùng loại được nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là vấn toàn cán bộ lãnh đạo và công nhân viên trong công ty phải tìm cách khắc phục ổn định sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao.
4.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng của công ty
Mặt hàng tiêu thụ đơn giản hay đa dạng, phong phú có ý nghĩa lớn đối với vấn đề tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mở rộng mặt hàng đáp ứng nhu cầu xã hội càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu như công ty không thực hiện đựoc kế hoặch tiêu thụ mặt hàng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của bên mua, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty.
Việc phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng sẽ giúp cho công ty biết được mặt hàng nào bán được, thị trường đang cần mặt hàng nào với mức độ bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được, qua đó có hướng kinh doanh có hiệu quả.
Nguyên tắc phân tích tiêu thụ mặt hàng là không được lấy mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho mặt hàng không hoàn thành kế hoặch tiêu thụ. Công ty áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp
Tỷ lệ% Giá trị sản lượng hàng hoá trong giới hạn hoàn thành kế hoặch tiêu thụ
Kế hoặch Giá trị sản lượng tiêu thụ kế hoặch
Dụng cụ cắt là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của công ty, vì vậy cần phải phân tích tình hình thực hiện kế hoặch tiêu thụ mặt hàng dụng cụ cắt của công ty trong hai năm: 1999- 2000
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm dụng cụ cắt của công ty
ĐV: Chiếc
STT Tên dụng cụ Tiêu thụ năm
1999 Tiêu thụ năm 2000 Chênh lệch % 1 Bàn ren các loại 4.500 5.570 1070 123,77 =
2. Tarô các loại 20.000 22.450 2450 112,25 3. Mùi khoan các loại 170.684 200.000 29.316 117,17 4. Dao tiện 19.000 22.200 3.200 116,84 5. Lưỡi cưa các loại 15.000 15.500 500 103,33 6. Dao cắt tôn các loại 250 340 90 136
7. Dao phay, doa 13.000 16.000 3000 123,07
8. Lưỡi cưa sắt tay 670 710 40 105,97
Qua bảng 7 ta thấy:
Trong 2 năm 99-2000 tình hình tiêu thụ dụng cụ cắt nói chung là khá tốt, số lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm năm 2000 tăng nhiều so với năm 1999. Cụ thể sản phẩm dao cắt tôn các loại đã tăng 36% so với năm 1999, đây là kết quả rất tốt, giúp công ty đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nhưng bên cạnh đó sản phẩm lưỡi cưa sắt tay và lưỡi cưa các loại tốc độ tăng còn ít (3,33%) và số lượng tiêu thụ còn nhỏ, điều này đòi hỏi công ty phải xem lại chất lượng, giá cả của những mặt hàng này và có những chính sách, chiến lược phù hợp hơn nữa để đẩy cao khối lượng sản phẩm tiêu thụ của những mặt hàng này trong những năm tới. Đồng thời phát huy hơn nữa khối lượng sản phẩm của những sản phẩm còn lại, tạo điều kiện hơn nữa cho công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
4.3. Phân tích các hình thức tiêu thụ, phương thức thanh toán của công ty
4.3.1. Phân tích các hình thức tiêu thụ của công ty.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người bán hàng cũng như người mua có thể áp dụng các phương thức khác nhau, tuỳ thuộc vào những yếu tố
cụ thể, liên quan đến việc thiết lập các mối quan hệ trong mua bán thanh toán, vận chuyển.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí nói riêng. Việc lựa chọn các hình thức tiêu thụ thông qua các kênh phân phối là vấn đề quan trọng, được công ty luôn quan tâm. Bởi vì nếu công ty xác định đúng đắn các kênh phân phối, sẽ giúp cho quá trình vận động của hàng hoá được tăng nhanh, từ đó công ty có điều kiện tiết kiệm chi phí bán hàng, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Hiện nay công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm thông qua hai hình thức là:
Hình thức 1: áp dụng kênh phân phối trực tiếp ngắn
Công ty áp dụng hình thức tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối này nghĩa là: sản phẩm mà công ty sản xuất ra sẽ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng (cơ quan, nhà máy, xí nghiệp hoặc cá nhân) mà không qua khâu trung gian nào. Công ty đã sử dụng loại kênh này rất có hiệu quả. Khi ký kết và bán cho khách hàng, công ty đều phục vụ đến tận nơi khách hàng yêu cầu. Do vậy công ty đã có một hệ thống vận chuyển, bốc xếp hàng chu đáo
Kết quả tiêu thụ thông qua kênh phân phối này Năm 1997: Chiếm 60% số lượng bán
Năm 1998: Chiếm 72% số lượng bán năm 1999: Chiếm 80% số lượng bán Năm 2000: Chiếm 83% số lượng bán
Hình thức 2: áp dụng kênh phân phối trực tiếp dài Người tiêu
dùng Công ty
Đây là kênh phân phối sưr dụng để phục vụ thị trường miền Trung và miền Nam. Nhà phân phối của công ty ở đây bao gồm các đại lý và các chi nhánh bán vật liệu điện và dụng cụ cơ khí ở Vũng tàu, Sài gòn,Đà nẵng
Kết quả tiêu thụ thông qua kênh phân phối này: Năm 1997: Chiếm 40% số lượng bán
Năm 1998: Chiếm 28% số lượng bán Năm 1999: Chiếm 20% số lượng bán Năm 2000: Chiếm 17% số lượng bán
Đó là hai hình thức tiêu thu sản phẩm của công ty đã áp dụng trong những năm qua. Trên thực tế, công ty đã áp dụng đồng thời cả hai phương pháp này, không tách biệt nhau. Việc sử dụng linh hoạt các hình thức tiêu thụ giúp cho sản phẩm của công ty tiêu thụ được nhanh chóng, mang lại lợi nhuận cao cho công ty
4.3.2. Phương thức thanh toán, công tác thanh toán của công ty
Một trong những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm là phương thức thanh toán của chính doanh nghiệp đó.
Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm gần đây Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã chú trọng, quan tâm đặc biệt đến phương thức thanh toán, công tác thanh toán nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty đã nghiên cứu và chấp nhận mọi phương thức thanh toán mà bạn hàng đặt ra, sao cho cả hai bên cùng có lợi mà không vi phạm luật, giữ được uy tín của công ty. Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu là bằng tiền mặt, séc hoặc ngân phiếu. Nếu khách hàng mua hàng theo kênh phân phối trực tiếp ngắn thì công ty chấp nhận thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc, ngân
Khách hàng Nhà phân
phối Công ty
phiếu (Tuỳ theo khả năng của khách hàng) .Bên cạnh đó công ty chấp nhận khách hàng thanh toán chậm trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng
Trong trường hợp sản phẩm được tiêu thụ qua kênh trực tiếp dài thì công ty thực hiện chính sách ưu đãi đối với các loại đại lý dưới các hình thức sau
- Bán chịu cho khách hàng sau 10 ngày. Giá trị của hàng hoá bán chịu phụ thuộc vào tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Bằng cách này các đại lý phải có trách nhiệm tối ưu đối với hàng hoá, sản phẩm của công ty giao cho và buộc họphải nỗ lực tiêu thụ sản phẩm để tăng nhanh vòng quay vốn
- Áp dụng chế độ thưởng luỹ tiến theo số lượng sản phẩm tiêu thụ theo từng tháng, quý,năm, theo mùa và theo loại sản phẩm để tăng lợi ích cho đại lý, khuyến khích họ tiêu thụ sản phẩm cho công ty ngày càng nhiều hơn
- Trường hợp sản phẩm hàng hoá tiêu thụ chậm do không đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, công ty sẽ thực hiện việc sửa chữa, đổi mới sản phẩm cho các đại lý, nhằm giữ vững đảm bảo chất lượng sản phẩm đem tiêu thụ của công ty
Qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trên, công ty sẽ tạo ra sự tín nhiệm đối với các đại lý tiêu dùng cũng như khách hàng, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.4. Phân tích thị trường tiêu thụ - Khách hàng của công ty
Nói đến sản phẩm hàng hoá, phải nói đến thị trường tiêu thụ vì thị trường có quan hệ mật thiết với kế hoặch sản xuất, phương hướng sản xuất, đầu tư tài chính, chính sách giá cả, quảng cáo bán hàng, uy tín của sản phẩm ...
Trong chặng đường 33 năm hoạt động, tồn tại và phát triển, Công ty Dụng Cụ cắt và đo lường cơ khí đã có gần 20 năm hoạt động sản xuất dụng cụ cắt và chủ yếu theo kế hoặch nhà nước giao để cung cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh trong cả nước. Công ty chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm, còn nhà nước chịu trách nhiệm tiêu thụ
Sau nghị quyết Trung ương lần thứ 3, khóa VI đến nay, lần lượt các nghị quyết ra đời nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hướng đi trong quá trình đổi mới. Nghị định 217 - HĐBT và 217 bổ sung cho phép các doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, dần tiếp cận với nhu cầu thị trường, tự tìm cách đổi mới quản lý kinh tế theo quy định và có hiệu quả. yêu cầu đặt ra đối với công ty trong cơ chế mới là sản xuất phục