Vai trò của đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 57)

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo đó, vai trò của đầu tư công bao gồm các vai trò của đầu tư nói chung và vai trò của đầu tư công nói riêng. Cụ thể:

Vai trò của đầu tư nói chung

- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế. Học thuyết khẳng định: đầu tư là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích các nhà kinh tế học đã rút ra rằng giữa đầu tư và tăng trưởng có mối quan hệ tỉ lệ. Mối quan hệ này thể hiện qua hệ số ICOR.

Vai trò của đầu tư

công nói riêng

rò của đầu tư công Vai trò

của đầu tư nói chung

Vai trò của đầu tư

công nói riêng Tác động đến tốc độ tăng trưởng nền KT Tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tác động đến cơ cấu lãnh thổ Khắc phục hạn chế TTCT không hoàn hảo Phân phối lại thu nhập, hh khuyến dụng

ICOR = ∆l / ∆GDP Trong đó:

∆I : Mức tăng của vốn đầu tư ∆GDP: Mức tăng của GDP

ICOR phản ánh cứ tăng thêm một đồng vốn đầu tư thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng GDP. Nếu ICOR không đổi thì GDP tăng khi đầu tư tăng. Do đó, đầu tư là chìa khóa cho sự tăng trưởng.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả không sử dụng hệ số ICOR để xác định mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng. Ở đây, tác giả sẽ so sánh các chỉ tiêu về giá trị, kết quả đầu tư, xem xét tốc độ tăng trưởng từng năm, qua đó rút ra mối tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng theo mỗi giai đoạn.

- Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mục tiêu cuối cùng của đầu tư là tạo ra hiệu quả cao, tăng trưởng kinh tế lớn do đó đầu tư phải tập trung vào những ngành có lợi suất đầu tư lớn. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới là muốn tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình 8-10% thì cần đầu tư vào khu công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế, không thể chỉ vì tập trung vào công nghiệp, dịch vụ mà còn phải xem xét cân đối đầu tư cho nông nghiệp.

- Đầu tư tác động đến cơ cấu lãnh thổ

Đầu tư có thể giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa những vùng lãnh thổ, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống văn hóa xã hội của người dân. Việc đầu tư giải quyết mất cân đối giữa các vùng miền thường được thực hiện bởi vốn đầu tư của nhà nước, thông qua những định hướng chính sách chung...Muốn tăng trưởng không chỉ phải đầu tư vào những ngành mũi nhọn mà còn phải đầu tư với một cơ cấu lãnh thổ hợp lý.

- Khắc phục những thất bại của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - đặc biệt là trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công

Đầu tư công là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội của Chính phủ, nó có tác dụng khắc phục những thất bại của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (hạn chế độc quyền; vấn đề cung cấp hàng hóa công cộng cho xã hội; điều hành các yếu tố ngoại ứng; khắc phục những thất bại về thông tin thị trường; điều tiết thị trường bảo hiểm, thị trường vốn, thị trường phụ trợ,...do thị trường cạnh tranh không hoàn hảo; điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp và sự mất cân bằng nền kinh tế...). Trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia vào việc cung cấp các hàng hóa công do khó thu lợi. Những hàng hóa công này thường là các công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: đường xá, cầu cống, trường học, bệnh viện… Vai trò của những hàng hóa công này là vô cùng quan trọng vì nếu không có hệ thống hạ tầng giao thông thì nền kinh tế không vận hành được, không có hệ thống công trinh trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phục vụ phát triển con người thì yêu cầu phát triển xã hội cũng không được đáp ứng... Hoạt động đầu tư công của nhà nước là nhằm cung cấp những hàng hóa công nên vai trò của hoạt động này đối với phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận được.

- Phân phối lại thu nhập và hàng hóa khuyến dụng

Đầu tư công còn có tác dụng phần phối lại thu nhập và hàng hóa khuyến dụng dưới các hình thức đầu tư như trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chông mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt...

Thông qua hoạt động đầu tư, Chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Đầu tư công cho phát triển kinh tế của tỉnh giúp tỉnh định hướng phát triển sản xuất, định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, điều tiết thị trường, điều chỉnh đời sống xã hội.

1.2.5. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của cấp tỉnh trong quản lý đầu tư công

1.2.5.1. Vai trò của cấp tỉnh trong quản lý đầu tư công

Cấp tỉnh có vai trò rất quan trọng trong quản lý đầu tư công. Một trong những vai trò cấp tỉnh trong quản lý đầu tư công đó là:

- Thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển cho các ngành, vùng, địa phương, đảm bảo sự hài hòa, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch bộ phận theo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra từ trước.

- Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm xác định các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình kinh tế xã hội đã diễn ra trong giai đoạn trước đó.

- Quản lý về sử dụng, phân bổ nguồn vốn đầu tư côngtheo kế hoạch phát triển ngành, phát triển vùng và theo các chương trình mụctiêu đã được duyệt.

- Quản lý công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công, phân định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trên cơ sở phân cấp quản lý đầu tư.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư công ở cả các Bộ, ngành, địa phương từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi dự án hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

1.1.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp tỉnh trong quản lý đầu tư công

Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp tỉnh, cụ thể là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định cụ thể tại Điều 91 và Điều 92 Luật Đầu tư công tháng 6 năm 2014, cụ thể: [5]

* Điều 91. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý;

b) Quyết định tiêu chí dự án trọng điểm của địa phương phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

* Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(1) Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(2) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:

a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;

b) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;

c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 của Luật này;

d) Xem xét, có ý kiến về kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án;

đ) Quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

(3) Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

(4) Tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư công do cấp mình quản lý.

(5) Phối hợp với bộ, cơ quan trung ương tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công

Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công được thể hiện trong hình 1.4 dưới đây. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công bao gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.

Trong đó:

Các nhân tố chủ quan: (1) Kinh phí, (2) Năng lực và phẩm chất đạo đức của người đầu tư, (3) Sự giám sát quán lý của cơ quan các cấp, (4) Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư.

Các nhân tố khách quan: (1) Bối cảnh thực tế, (2) Môi trường đầu tư của địa phương (dịch vụ công và hành chính công), (3) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, (4) Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan.

Hình 1.4. Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công(

Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công Nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan Kinh phí Năng lực và phẩm chất đạo đức của người đầu tư Sự giám sát quán lý của cơ quan các cấp Năng lực,khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư Bối cảnh thực tế Môi trường đầu tư của địa phương (dịch vụ công và HCC) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan

1.2.6.1. Nhóm nhân tố chủ quan * Kinh phí

Đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đây đủ kinh phí cho hoạt động đó. Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu là những hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lại càng phải được quan tâm chặt chẽ. Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ và phát huy hiệu quả là vô cùng quan trọng.

* Năng lực và phẩm chất đạo đức của người đầu tư

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của đầu tư. Để các chương trình, dự án đầu tư công đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm đáp ứng được nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực).

Phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên thực hiện đầu tư công ảnh hướng lớn tới hiệu quả đầu tư. Nguồn đầu tư công thường là vốn ngân sách cấp, nguồn tài trợ từ tổ chức cá nhân...vì mục đích phục vụ cộng đồng. Nếu người đầu tư không có phẩm chất đạo đức trong sạch, tham nhũng, cửa quyền...thì nguồn đầu tư sẽ không được đưa vào thực hiện như kế hoạch do thất thoát, sử dụng sai mục đích...từ đó dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp.

* Sự giám sát quản lý của cơ quan các cấp

Sự giám sát quản lý để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, sử dụng đủ, không thất thoát, lãng phí gây ra tình trạng hiệu quả thấp trong đầu tư.

* Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu

Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng của nguồn đầu tư. Giống như việc đầu tư cho sản xuất, việc một cỗ máy vận hành tốt hay không không chỉ do sự đầu tư ban đầu cho chính cỗ máy đó mà còn phụ thuộc vào người vận hành cỗ máy hoạt động. Nguồn vốn đầu tư khi được đưa đến với đối tượng đầu tư thì việc nguồn vốn ấy phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào người sử dụng nó. Vì vậy việc cung cấp cho đối tượng được đầu tư kỹ năng, phương pháp để sử dụng nguồn đầu tư hiệu quả là việc chính quyền cần quan tâm. Ở khu vực nhạy cảm như địa bàn nông thôn, miền núi... trình độ dân trí còn thấp, việc nâng cao dân trí, tăng cường công tác giáo dục đào tạo, khuyến nông, khuyến công...là vấn đề tối quan trọng tạo tiền đề cho hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư đang và sẽ được đưa về địa phương.

1.1.6.2. Nhóm nhân tố khách quan * Bối cảnh thực tế

Các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học - công nghệ... đều có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả và hiệu quả đầu tư. Những biến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnh hoặc ngưng không thực hiện các chương trình đầu tư do không còn phù hợp.

- Môi trường đầu tư của địa phương (dịch vụ công và hành chính công)

Việc thực hiện đầu tư công liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách, về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình tự ổn định và rành mạnh cho hoạt động quản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi. Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiêu thống

nhất, bão đám định hướng hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh

Các đặc điểm về tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên khoáng sản,...) và đặc điểm kinh tế xã hội (phong tục tập quán, trình độ dân trí,...) tạo nên những lợi thế cũng như những khó khăn riêng cho các vùng, các xã trong huyện. Các vùng khác nhau thì chính sách đầu tư khác nhau. Với những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển.

Về đặc điểm tự nhiên, nếu diện tích đất canh tác ở địa phương manh mún, bình quân diện tích đất, bình quân diện tích đất canh tác tính trên đầu người thấp thì dẫn tới quá trình chuyên canh sản xuất khó khăn, vốn đầu tư cũng vì thế bị xé lẻ, manh mún.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)