Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình (Trang 57 - 104)

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

đề tài

Tăng trưởng

kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mức tăng trưởng

kinh tế tuyệt đối trưởng kinh tế Tốc độ tăng hằng năm theo

giai đoạn

Cơ cấu tính theo GDP

Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế

2.4.1. Tăng trưởng kinh tế

Trọng tâm của việc nghiên cứu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là những thay đổi về thu nhập quốc dân. Có hai số đo cơ bản của thu nhập quốc dân thường được sử dụng phổ biến. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ sau cùng được sản xuất ra trong xã hội trong một năm. GNP không bao gồm hàng hoá trung gian (hàng hoá được sử dụng trong việc sản xuất ra các hàng hoá khác, như thép sử dụng trong sản xuất ô tô hay bộ vi xử lý trong một máy tính). GNP tính sản lượng sản xuất ra bởi công dân của một nước, bao gồm cả giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất bởi những công dân sống bên ngoài biên giới đất nước. GNP là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng trong hạch toán thu nhập quốc dân. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức đa phương khác thường gọi khái niệm này là tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Tổng sản phẩm trong nước (quốc nội) (GDP) cũng tương tự như GNP, ngoại trừ việc nó tính đến toàn bộ sản lượng được sản xuất ra trong phạm vi biên giới đất nước, bao gồm sản lượng được sản xuất bởi cư dân người nước ngoài, nhưng không tính giá trị sản lượng của công dân sống bên ngoài đất nước. Lấy GNP hay GDP chia cho tổng dân số ta được số đo thu nhập Ta có thể minh hoạ sự khác biệt giữa đầu người.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu để đo lường sự tăng trưởng kinh tế như sau:

Mức tăng trưởng kinh tế tuyệt đối: ΔGDPn = GDPn - GDP0

2.4.2. Chất lượng quản lý đầu tư công

Để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý đầu tư công, luận văn xem xét trên 2 mặt:

- Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế của thành phố so với chi phí đầu tư bỏ ra thông qua các chỉ tiêu vĩ mô.

- Chủ đầu tư dự án công đã thực hiện đúng nhiệm vụ là người đại diện quản lý vốn ngân sách hay chưa? Có xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn ngân sách dẫn đến thất thoát lãng phí hay không? Đánh giá tác động của các hiện tượng tiêu cực (nếu có) thông qua các chỉ tiêu vi mô.

Để đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án cụ thể, ta cần so sánh lợi ích và chi phí của dự án đó. Việc so sánh này đòi hỏi rằng tất cả các dữ liệu liên quan trước tiên phải được sắp xếp thành một biên dạng ngân lưu tài chánh hay kinh tế của dự án cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án. Trong thẩm định tài chính, biên dạng này là ngân lưu lợi ích tài chính ròng của dự án, còn trong thẩm định kinh tế biên dạng này là ngân lưu lợi ích kinh tế ròng do dự án đầu tư sinh ra. Dựa trên dòng ngân lưu này, người thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án là:

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư

dự án

Giá trị hiện tại

Hình 2.2. Các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Giá trị hiện tại ròng (NPV): là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương

án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điếm hiện tại (ở năm cơ bản). Nếu NPV > 0 thì đây là phương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án thì phương án nào có NPV lớn hơn là phương án tốt hơn. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức sau:

NPV= (B0-C0) + (B1-C1)/(l+r)1 + (B2-C2)/(l+r)2+ .... + (Bn-Cn)/(l+)n Với: B0, B1,..., Bn là lợi ích thu được qua các năm.

C0, Cl,..., Cn là chi phí phải bỏ ra qua các năm r là suất chiết khấu của dự án

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá

trị hiện tại của các khoản chi với giá trị hiện tại của các khoản thu hay là lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dự án bằng không (thường được tính bằng phương pháp nội suy. Nếu phương án có IRR > suất chiết khấu thì đây là phương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án với nhau thì nên ưu tiên xem xét NPV trước khi xem xét IRR.

- Tỷ số lợi ích - chi phí: tỷ số này cho ta biết một đồng chi phí bỏ ra tại

hiện tại sẽ cho ta bao nhiêu đồng lợi ích tại thời điểm hiện tại. Phương án có B/C ≥ 1 là phương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án với nhau thì nên ưu tiên xem xét NPV trước khi xem xét B/C. Tỷ số này tính bằng công thức:

B/C= (Tổng giá trị hiện tại của lợi ích)/ (Tổng giá trị hiện tại của chi phí).

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI TỈNH HÕA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

3.1. Tổng quan chung về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Hoà Bình là một tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng TDMN Bắc Bộ. Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc xuống cả nước, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực và cả nước. [28]

Về vị trí địa lý, phía Đông của tỉnh giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.

Mạng lưới giao thông tại Hòa Bình phân bố khá đều khắp, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi. Các tuyến đường giao thông huyến mạch quan trọng của quốc gia đi qua tỉnh Hòa Bình bao gồm: Đường Hồ Chí Minh, QL 6, đường cao tốc đi Hòa Lạc - Hà Nội...

3.1.2. Địa hình

Địa hình tỉnh Hoà Bình mang đặc trưng nổi bật là địa hình đồi, núi dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình tỉnh chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng vao và vùng thấp.

Vùng cao hay khu phía Tây Bắc là khu vực gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30- 350, có nơi dốc trên 400, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.

Vùng thấp hay khu phía Đông Nam là khu vực thuộc hệ thuỷ sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi. Vùng thấp bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hoà Bình. Tại khu vực này, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20- 250, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100-200 m, đi lại thuận lợi.

3.1.3. Khí hậu

Khí hậu Hoà Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. [6]

Khí hậu tại Hoà Bình thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12.

Khí hậu Hòa Bình chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm và mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 240C, cao nhất 38- 390C vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm). Mùa khô lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15- 160C, thấp nhất 50C vào tháng 1 và tháng 12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 20C, lượng mưa từ 100-200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm).

3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Đất Hoà Bình gồm ba nhóm chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit. Đất đai Hoà Bình có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn là 48,8 nghìn ha, chiếm 10,58% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

* Tài nguyên nước

Tỉnh Hoà Bình có mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Địa bàn tỉnh có hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hoà Bình còn có 2 con sông lớn nữa là sông Bôi và sông Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt. Ngoài ra, tình cũng có trữ lượng lớn nguồn nước ngầm được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.

* Tài nguyên khoáng sản

Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi... Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Ưu thế về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp.

* Tài nguyên du lịch

Hòa Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sông, hồ; suối nước khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), vườn quốc gia (VQG).

Ngoài ra, đây còn là tỉnh có thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn - bản sắc văn hoá của các dân tộc.

3.1.5. Dân số và lao động

Quy mô dân số tỉnh Hòa Bình tăng từ 756,2 ngàn người năm 1999 lên 794,9 ngàn người năm 2010. Dân số của tỉnh năm 2011 là 799,8 ngàn người, năm 2012 là 808,2 nghìn người và năm 2013 là 810,7 ngàn người. Cộng đồng

dân tộc Hoà Bình có khoảng 30 dân tộc, trong đó có 06 dân tộc có số dân đông nhất là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mông. Dân tộc Mường chiếm trên 60% dân số toàn tỉnh, sau đó là Dân tộc Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mông và một số dân tộc khác.

Mật độ dân số hiện nay của tỉnh Hòa Bình là 175,0 người/km2 [6], con số này vào năm 2009 là khoảng 171 người/km2, như vậy, càng ngày, mật độ dân số càng cao, do xu hướng phát triển kinh tế đô thị ngày càng mạnh, đất bị thu hẹp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội.

Tại Hòa Bình, phân bố dân cư giữa khu vực thành thị (các phường nội thị thành phố Hoà Bình, các thị trấn trung tâm huyện lỵ) với khu vực nông thôn, giữa các huyện vùng thấp với các huyện vùng cao có sự chênh lệch rất lớn. Khu vực thành thị đất chật người đông, khu vực nông thôn mà đặc biệt là vùng núi cao huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn dân cư ít, phân tán. [6]

3.1.6. Tăng trưởng kinh tế

Xét tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 – 2014 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tác giả tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2014 của tỉnh Hòa Bình Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng GDP (giá 1994) 3.872,1 4.349,4 4.802,61 5.292,47 5.874,65 6.590,792

Nông lâm thuỷ sản 1.322,2 1.372,5 1.427,40 1.483,07 1.542,39 1.604,083 Công nghiệp, xây dựng 1.305,9 1.583,7 1.866,55 2.150,26 2.483,56 2.868,523 Dịch vụ 1.244,0 1.393,2 1.560,11 1.713,00 1.904,85 2.118,187

nghiệp, thuỷ sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,86% (công nghiệp tăng 19,67%; xây dựng tăng 11,9%); dịch vụ tăng 11,98%. Nếu tính GTTT của Công ty Thủy điện Hòa Bình, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%.

Năm 2012, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng đạt 10,2%, trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,2% (công nghiệp tăng 15,7%; xây dựng tăng 13,8%), dịch vụ tăng 9,8%. Nếu tính GTTT của Công ty Thủy điện Hòa Bình, tăng trưởng đạt 8,5%.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11% trong đó tăng trưởng các ngành: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 4%; công nghiệp - xây dựng 15,5%; dịch vụ 11,2%.

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12.2% trong đó, tăng trưởng các ngành: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đều có biến động tăng trưởng khá tương đồng với năm 2013.

Nhìn chung, giai đoạn 2009- 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Hòa Bình tăng nhanh tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Giai đoạn 2009-2014 bình quân tăng bình quân khoảng 10,6%/năm (cả nước tăng 7,07%).

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hòa Bình, ta có hình 3.1 sau đây:

Hình 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hòa Bình từ năm 2003 đến nay

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo đó, tỷ trọng các khu vực biến động như sau:

- Tỷ trọng của khu vực Dịch vụ - Du lịch tăng từ 37,8% năm 2003, lên 40,5% năm 2008 và ước tăng lên 44,2% năm 2013;

- Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 35,3% năm 2003 lên 41,6% năm 2008 và 42,22 % năm 2013;

- Giảm tỷ trọng Nông - Lâm - Thuỷ sản từ 26,9% năm 2003 xuống còn 17,9% năm 2008 và 13,6% năm 2013.

Năm 2014, cơ cấu kinh tế khá giống với năm 2013 với xu hướng giảm tỷ trọng Nông - Lâm – Thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp, xây dựng.

Như vậy, cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản và chú trọng phát triển khu vực dịch vụ, du lịch.

3.2. Thực trạng đầu tƣ công tại tỉnh Hoà Bình

3.2.1. Tình hình thực hiện đầu tư

* Tình hình thực hiện đầu tư

Xét trong cả giai đoạn 2003 đến năm 2014, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2003– 2014 đạt trên 112.982 tỷ đồng; trong đó của nhà nước là trên khoảng 35.363 tỷ đồng, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, vốn tư nhân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt trên khoảng 55.587 tỷ đồng, chiếm 49,2% vốn đầu tư phát triển; vốn đầu tư của nước ngoài là khoảng trên 22.031 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư. Như vậy, nguồn vốn tập trung cho đầu tư công chủ yếu đến từ tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước, phần còn lại là của nhà nước, ngân sách trung ương và cuối cùng là từ các nhà đầu tư nước ngoài.

* Mức độ đầu tư từ ngân sách nhà nước vào các ngành

Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung cho lĩnh vực phục vụ cá nhân - công cộng và công nghiệp, đầu tư cho khoa học công nghệ, quản lý nhà nước, y tế có tỉ lệ đầu tư thấp, đặc biệt là đối với lĩnh vực quản lý nhà nước. Vì vậy, bộ máy cơ quan nhà nước trên địa bàn Hòa Bình thường được phản ánh là gặp phải tình trạng quá tải, dẫn đến thời gian giải quyết công việc kéo dài.

3.2.2. Tình hình thực hiện đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình (Trang 57 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)