Chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gói thầu năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bộ công an (Trang 52 - 84)

STT Hình thức lựa chọn nhà thầu Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu (tỷ đồng) Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng) Chênh lệch (%)

1 Đấu thầu rộng rãi 4 400 380,2 5,2

2 Đấu thầu hạn chế 42 485 483,4 0,3

3 Chỉ định thầu 0 0 0 0

4 Chào hàng cạnh tranh 5 6,7 6,2 8,06

5 Mua sắm trực tiếp, tự

thực hiện 2 62 61,9 0,16

Theo các Bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5 thì ta thấy rằng hình thức lựa chọn nhà thầu hạn chế, chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp có hiệu quả kinh tế thấp nhất; hiệu quả kinh tế cao nhất là hình thức lựa chọn nhà thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh.

Như vậy, cùng là các hình thức lựa chọn nhà thầu được nhà nước và Bộ Công an quy định, tại sao hiệu quả kinh tế giữa các hình thức lựa chọn nhà thầu lại khác nhau.

3.1.2. Các loại phương tiện tiến hành đấu thầu mua sắm tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an

Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Đặc biệt là Thông tư Quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an tháng 9 năm 2014, phương tiện phòng cháy, chữa cháy được hiểu là:

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy cơ bản gồm:

Xe phun nước chữa cháy (loại không có téc nước và loại có téc nước);

Xe phun hóa chất chữa cháy (loại có téc nước và có téc hóa chất và loại chỉ có téc hóa chất chữa cháy);

Các loại xe thang chữa cháy (loại 32m, 54m, 60m, v.v…); Các loại xe trạm bơm; xe cứu nạn, cứu hộ;

3.2. Thực trạng triển khai thực hiện pháp luật tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an

3.2.1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu và Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu pháp luật và chính sách về đấu thầu và Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an

Việc phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu được Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an triển khai kịp thời, đảm bảo đầy đủ các nội dung khi văn bản, chính sách mới của Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

Hệ thống văn bản của Quốc hội:

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11;

- Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11;

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014);

Hệ thống văn bản của Chính phủ:

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (có hiệu lực từ ngày 15/8/2014).

Hệ thống văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/2/2010 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa;

- Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu;

- Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng;

- Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Thông tư số 01/2011/TT-BKHĐT ngày 04/1/2011 quy định chi tiết về công tác kiểm tra đấu thầu.

Hệ thống văn bản của Bộ Công an:

- Thông tư số 62/2010/TT-BCA ngày 24/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân;

- Thông tư số 19/2014/TT-BCA ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong Công an nhân dân.

3.2.2. Tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an

HSMT, HSYC sau khi được chủ đầu tư phê duyệt sẽ được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu. Các nhà thầu lập HSDT, HSĐX và nộp trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của HSMT, HSYC và được bên mời thầu tiếp nhận, quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu. Tại buổi mở thầu, theo biên bản mở thầu có các đại diện của các nhà thầu và các thành viên của Tổ chuyên gia đấu thấu đến tham dự mở thầu, các thông tin chính nêu trong HSDT, HSĐX của từng nhà thầu được công bố trong buổi mở thầu có chữ kí xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự.

Trong quá trình xét thầu tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an, các thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu tiến hành đánh giá HSDT, HSĐX theo yêu cầu của HSMT, HSYC.

Đối với những gói thầu quy mô lớn (trên 10 tỷ), việc đánh giá HSDT được tiến hành theo 2 giai đoạn: đánh giá về kỹ thuật và đánh giá về tài chính (chỉ những nhà thầu đạt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì sẽ được đánh giá về tài chính).

Sau khi xếp hạng nhà thầu, BMT tiến hành mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào thương thảo hợp đồng; sau khi thương thảo hợp đồng xong, bên mời thầu hoàn thiện báo cáo đánh giá HSDT trình cơ quan thẩm định hoặc trình Hội đồng thẩm định thẩm định theo quy định; trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định, chủ đầu tư xem xét phê duyệt nhà thầu trúng thầu.

Căn cứ Quyết định phê duyệt nhà thầu trúng thầu, chủ đầu tư mời nhà thầu trúng thầu đến hoàn thiện, kỹ kết hợp đồng.

3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, tiện phòng cháy, chữa cháy tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Từ năm 2010 đến nay trên cơ sở thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thanh tra đột xuất hay định kỳ của các đoàn như: Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đối tượng kiểm tra thực hiện đầy đủ kịp thời các nội dung kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu. Trong quá trình thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về đấu thầu Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng rút ra được những kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước.

Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đồng thời cũng là cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra định kỳ công tác đấu thầu các dự án do mình quyết định đầu tư và các dự án do các đơn vị trực thuộc quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư.

* Nội dung kiểm tra về công tác đấu thầu bao gồm:

- Kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác đấu thầu theo các nội dung sau đây:

+ Cơ sở pháp lý của việc ban hành văn bản;

công tác đấu thầu;

+ Nội dung văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, đặc biệt là các nội dung về phân cấp trình, thẩm định và phê duyệt trong đấu thầu, sự phù hợp với các văn bản pháp lý cấp cao hơn;

+ Tình hình thực tế áp dụng văn bản, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có);

- Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu theo các nội dung sau đây:

+ Điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu: giảng viên, giáo trình, bài giảng, thời lượng khóa học và các nội dung khác có liên quan; đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu;

+ Báo cáo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

- Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, chứng chỉ liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên gia đấu thầu.

- Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo các nội dung sau đây:

+ Cơ sở pháp lý;

+ Nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tính hợp lý của việc phân chia gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng cho các gói thầu, loại hợp đồng, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;

+ Việc điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh;

+ Việc trình duyệt và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chất lượng báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu theo các nội dung sau đây:

+ Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, HSMT, HSYC;

+ Chất lượng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;

+ Trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt.

- Phát hiện những tồn tại, sai sót trong công tác đấu thầu và đề xuất biện pháp khắc phục. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, trong Báo cáo kiểm tra đưa ra kiến nghị theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm (nếu có) đến người có thẩm quyền quyết định.

- Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu.

Thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra về công tác đấu thầu đã giúp Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an cũng như những người có thẩm quyền, chủ đầu tư chủ động nắm bắt và kiểm soát được tình hình thực hiện công tác đấu thầu; mục đích chính là nhằm đảm bảo công tác đấu thầu diễn ra công bằng, minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí trong đầu tư.

3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an

3.3.1. Thành tựu đạt được

3.3.1.1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật đấu thầu Việt Nam

Hoạt động đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ luôn là hoạt động mua sắm hàng hóa có tính đặc thù; hàng hóa mua sắm là những hàng hóa yêu cầu kỹ

thuật cao, phức tạp; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ luôn hoàn thành những nghĩa vụ của bên mời thầu.

Quá trình đấu thầu tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt trình tự đấu thầu theo pháp luật về đấu thầu quy định.

Trong khâu xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu: bảo đảm theo quy định của nhà nước, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được lập. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành lập Tổ chuyên gia có đủ năng lực và kinh nghiệm để xây dựng HSMT, HSYC. Hồ sơ thầu được xây dựng trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ thầu của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ luôn được các nhà thầu đánh giá là có chất lượng cao: đầy đủ, chi tiết, và rõ ràng, không gây sự hiểu lầm cho các nhà thầu.

Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ luôn cố gắng bố trí nhân lực, cơ sở vật chất để đảm bảo quá trình đấu thầu được tiến hành một cách bài bản, chi tiết và minh bạch ở tất cả các khâu: sơ tuyển, mời thầu, phát hành hồ sơ thầu, tổ chức cho nhà thầu đi thăm hiện trường khi cần để nắm rõ địa hình và các điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn có dự án trước khi mở thầu, tổ chức cuộc họp làm rõ hồ sơ mời thầu, giải quyết các thắc mắc của các nhà thầu, quản lý hồ sơ dự thầu, mở thầu công khai, đóng thầu đúng thời gian, làm rõ hồ sơ thầu, thời gian đánh giá đúng kế hoạch, các bước trình kết quả thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng đáp ứng yêu cầu và dựa trên cơ sở các quy định chế độ hiện hành và các quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Đảm bảo thành lập được tổ chuyên gia chấm thầu theo pháp luật: có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu, có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu. Ngoài ra, thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu cho việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bộ công an (Trang 52 - 84)