Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của công ty dịch vụ viễn thông (vinaphone) (Trang 70 - 75)

DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................... Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

2.4. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực

tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone

2.4.1. Môi trường quốc tế

Thứ nhất là xu hướng tự do hoá thị trường viễn thông

Xu hướng tự do hoá thị trường viễn thông đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh về công nghệ, dịch vụ, làm tăng hiệu quả phát triển viễn thông. Sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Xu hướng mua bán, sáp nhập của các tập đoàn lớn với mục tiêu điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh nhằm tăng cường chuyên môn hoá, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển công nghệ mới v.v... Nhiều quốc gia cho rằng các nhà khai thác dịch vụ điện thoại di động phải có nghĩa vụ phổ cập và cơ chế định cước bị quản lý một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là quản lý tối thiểu hoạt động khai thác dịch vụ điện thoại di động. Như vậy, sẽ tạo ra môi trường rộng mở cho các thành viên mới có thể dễ dàng tham gia thị trường, mặc dù nhà nước vẫn phải quản lý để đảm bảo không bị nhiễu tần số.

Thứ hai là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá

Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng khách quan, lôi cuốn sự quan tâm của tất cả các nước, bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác để phát triển, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Mối quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, các tập đoàn và các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành nên những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực của quốc gia.

Thứ ba là xu hướng cá nhân hoá và di động

62

Xu hướng hiện nay là tăng lượng người biết sử dụng máy vi tính, tăng du lịch và di chuyển, yêu thích các trò giải trí và có nhiều nhu cầu về các dịch vụ giá trị gia tăng. Với công nghệ ngày càng phát triển, có khả năng cung cấp các hệ thống thông tin di động tốc độ cao, chi phí thấp, ứng dụng đa phương tiện và cung cấp các thiết bị nhỏ gọn sử dụng nhiều tính năng, nhiều công du ̣ng… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ điện thoại di động, nhắn tin, Internet vô tuyến và thương mại điện tử tăng lên.

Thứ tư là xu hướng phát triển công nghệ thông tin di động

Công nghệ thông tin di động 2G sẽ dần được thay thế bằng công nghệ 3G tạo điều kiện nâng cao tốc độ truy nhập qua thuê bao di động. Do sự thay đổi về công nghệ, sự hội tụ giữa viễn thông và tin học cũng xảy ra với mạng di động, nên cấu trúc mạng di động phát triển mạnh theo xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ chuyển mạch gói với cấu trúc GPRS, 3G nhằm đáp ứng các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao.

Thứ năm là xu hướng phát triển các dịch vụ thông tin đa phương tiện

Việc phát triển các dịch vụ thông tin đa phương tiện là một xu hướng tất yếu cho người sử dụng, có nghĩa là khi kỹ thuật cho phép thì có thể liên lạc với bất kỳ thuê bao nào ở đâu và bất kỳ lúc nào qua mạng thông tin di động. Sự hội tụ giữa viễn thông, tin học và truyền thông sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ điện thoại di động cũng như thiết bị mạng lưới kèm theo. Sự bùng nổ và xu hướng xã hội hoá nhanh chóng các dịch vụ điện thoại di động, Internet v.v... sẽ làm thay đổi quan niệm về mạng lưới cũng như dịch vụ trong tương lai. Các dịch vụ này sẽ đem lại nguồn thông tin phong phú cho người sử dụng qua nhiều hình thức khác nhau: âm thanh, hình ảnh, số liệu… trên cùng kênh thông tin.

Thứ sáu là xu hướng liên kết điện thoại di động và Internet

63

Dịch vụ điện thoại di động và Internet là hai dịch vụ phát triển nhất trong số các dịch vụ viễn thông trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Sự kết hợp giữa điện thoại di động và Internet tiếp tục là xu hướng lớn trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Xu hướng liên mạng điện thoại di động – Internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi mà thị trường ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động và Internet. Xu hướng này sẽ tạo ra khả năng truy nhập vào các mạng thông tin trong mọi lúc, mọi nơi.

2.4.2. Môi trường kinh tế quốc dân

Yếu tố kinh tế

Trong những năm qua, sau quá trình đổi mới, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7,5% đến trên 8%/năm. Thu nhập bình quân theo GDP cũng tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao. Cơ cấu kinh tế đã có những bước thay đổi và chuyển dịch tích cực. Năm 2009, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế và tương đối ổn định. Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, với sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, ngành du lịch và dịch vụ cũng theo đó phát triển không ngừng. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ tiên tiến kéo theo sự phát triển của một số ngành chủ đạo trong đó có ngành Bưu chính - Viễn thông và CNTT. Tất cả những điều này đã làm nhu cầu về trao đổi thông tin liên lạc và truyền thông ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Với thu nhập và trình độ dân trí ngày một nâng lên, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những phương tiện thông tin liên lạc, truyền thông hiện đại, nhanh chóng và tiện ích, nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú, đa dạng, và đòi hỏi ngày càng cao. Đây là

64

một trong những tác động tích cực tới các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động.

Yếu tố văn hoá xã hội

Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đón nhận và du nhập nhiều xu hướng, trào lưu, phong cách sống và làm việc mới mẻ, phong phú và muôn hình, muôn vẻ. Tâm lý chung của người dân rất nhạy cảm và chuộng những cái mới lạ, tiên tiến, hiện đại. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và có sự đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Ngày nay xu hướng phát triển dịch vụ điện thoại di động chứa đựng công nghệ hiện đại, phù hợp, bắt kịp và thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội. Thông thường giới trẻ, khi sử dụng dịch vụ điện thoại di động, vấn đề giá cả dịch vụ không bị cản trở, cái quan tâm lớn nhất vẫn là thị hiếu mang tính thời trang hiện đại; Đối với doanh nhân lại là tính tiện ích với đa dạng dịch vụ giá trị gia tăng; Đối với tầng lớp người có tuổi và bị hạn chế tài chính, thường quen thuộc với các báo chí, truyền hình, điện thoại cố định... họ khó có thể thay đổi thói quen tiêu dùng, để đến với dịch vụ điện thoại di động. Ở khu vực nông thôn, miền núi trình độ dân trí chưa cao, do vậy nhu cầu dịch vụ điện thoại di động chủ yếu bằng tiếng Việt. Như vậy yếu tố văn hoá rất quan trọng trong việc đề ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại của các doanh nghiệp.

Yếu tố dân số

Hiện nay dân số của Việt Nam khoảng hơn 84 triệu người, mật độ dân số 243 người/km2, thuộc quốc gia có mật độ dân số cao trên thế giới. Sự phân bố dân số giữa các vùng trong cả nước không đồng đều, mật độ dân số tại vùng Đồng bằng Sông Hồng cao nhất (1179,5 người/km2) vùng Tây Bắc thấp nhất (66 người/km2), tại các thành phố cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn. Trong những năm gần đây và trong thời gian tới sẽ diễn ra xu hướng di

65

cư từ nông thôn ra thành thị và xu hướng đô thị hoá nhiều khu vực nông thôn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước chênh lệch nhau tương đối lớn. Mặt khác, Việt Nam được coi là nước có dân số trẻ. Số người dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao, số học sinh, sinh viên chiếm khoảng trên 20 triệu (theo www.edu.net.vn-thongke), đây chính là đối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ điện thoại di động trong tương lai.

Yếu tố chính sách pháp lý và định hướng của Nhà nước

Môi trường pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại di động thời gian qua đã có nhiều chuyển biến. Nhiều quy phạm pháp luật đã được Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo hướng tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, từng bước mở cửa thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về viễn thông; Nghị định về tần số vô tuyến điện; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và tần số vô tuyến điện, Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp viễn thông, Internet,... Bên cạnh đó, với chủ trương hội nhập, Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về Bưu chính Viễn thông thông qua việc ký kết những hiệp định song phương và đa phương với nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Môi trường pháp lý về viễn thông đã tạo được một hành lang pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch cho các hoạt động theo đúng quy định của các bộ luật chung trong nước; phù hợp với luật, thông lệ quốc tế về viễn thông.

66

Mặt khác hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động to lớn: những cuộc giao tranh quyết liệt giữa các sắc tộc, giữa các quốc gia và nạn khủng bố diễn ra tràn lan ở một số nước, nhưng tại Việt Nam vấn đề an ninh chính trị vẫn hết sức ổn định và được đảm bảo. Đây là một trong những điều kiện hết sức quan trọng và thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông tập trung mọi nỗ lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của công ty dịch vụ viễn thông (vinaphone) (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)