Nguyên nhân cơ bản tạo ra những tồn tại (điểm yếu) ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của công ty dịch vụ viễn thông (vinaphone) (Trang 77 - 81)

DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................... Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

2.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh dịch vụ di động của

2.5.2. Nguyên nhân cơ bản tạo ra những tồn tại (điểm yếu) ảnh

đến năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone

a. Nguyên nhân khách quan:

- Vinaphone không được quyền tự quyết giá cước dịch vụ. Bên cạnh đó, các phương án đề nghị giảm giá cước dịch vụ điện thoại di động chậm được xem xét giải quyết gây bất lợi cho khách hàng và giảm năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone. Trong khi đó chính sách của Nhà

69

nước tạo thuận lợi cho doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế tự định giá cước dịch vụ.

- Nhà nước xóa bỏ độc quyền kinh doanh viễn thông, thực hiện cấp giấy phép xây dựng hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho các doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp mới triển khai hoạt động kinh doanh, cạnh tranh đang diễn ra ngày càng sôi động. Trong khi đó chính sách quản lý nhà nước (Bộ Thông tin và Truyền thông) chưa hoàn chỉnh và thiếu rõ ràng, lúng túng trong việc xử lý khi có tranh chấp, sự cố xảy ra giữa các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

b. Nguyên nhân chủ quan:

Tự hài lòng với thành công:

Bài học lớn nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và Vinaphone nói riêng là quên đi thành công cũng như không được tự hài lòng với bản thân trong một môi trường cạnh tranh khốc liện và thay đổi từng ngày. Quên đi thành công là bài học của thành công, nghe có vẻ nghich lý nhưng đó là sự thật– khi mô hình của Vinaphone chưa được chuyển đổi nhanh chóng để thích nghi trong giai đoạn mà trị trường thay đổi thị phần trông thấy sau từng năm.

Chưa coi trọng đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường, doanh nghiệp đi sau, mặc dù không có nhiều kinh nghiệm như doanh nghiệp đi trước, xong nỗ lực và quyết tâm thì dường như cao hơn. Viettel ra đời sau, và họ đã đặt quyết tâm rất cao, họ đã đạt được kết quả là vươn lên dẫn đầu, chiếm thị phần cung cấp dịch vụ điện thoại đi động lớn nhất hiện nay (38,1% năm 2008). Nếu xem xét và phân tích kỹ sẽ thấy, Viettel hơn Vinaphone về chiến lược, chiến thuật kinh doanh chứ không chỉ là lợi thế về giá cả do chưa phải là doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (yếu tố khách quan). Hiện nay Vinaphone chưa thấy được điểm mạnh của Viettel mà có các sách lược phản công mà lại phản công với tâm lý hàng bình dân,

70

không có đẳng cấp bằng mình, điều đó dẫn đến việc Vinaphone đã mất đi vị trí số 1 trên thị trường thông tin di động.

Công tác kế hoạch chưa được đổi mới trong bình diện so sánh

Xem kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động chúng ta có thể thấy doanh nghiệp nào cũng có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (vượt kế hoạch đặt ra), nhưng có doanh nghiệp tăng trưởng đến 70% (Viettel) còn Vinaphone chưa nổi 15%. Nếu công tác kế hoạch không thay đổi mà vẫn làm theo cách cũ thì chuyện năm sau cao hơn năm trước chẳng có ý nghĩa gì trong thị trường cạnh tranh. Công tác kế hoạch không chỉ đặt chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể, bất biến mà còn phải đặt mục tiêu trong bối cảnh cạnh tranh và so với các doanh nghiệp khác để đánh giá doanh nghiệp mình tăng trưởng đến đâu?

Nhận thức của cán bộ, nhân viên về tình hình cạnh tranh trên thị trường chưa đầy đủ

Mặc dù tình hình cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động ngày càng gia tăng, trong thời gian tới tính chất cạnh tranh còn có thể quyết liệt hơn khi Việt Nam thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, một số cán bộ quản lý cũng như những người lao động ở Vianphone chưa nhận thức đầy đủ những khó khăn, thách thức đó. Bên cạnh đó tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ỷ lại từ thời bao cấp và độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ vẫn còn rơi rớt lại, ảnh hưởng và làm chậm tiến trình đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị.

Nguồn lực còn hạn chế

Các nguồn lực của Vinaphone được VNPT đầu tư kể từ khi thành lập, chậm bổ sung nên vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc thiếu chủ động trong việc huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài dẫn đến việc đầu tư trang thiết

71

bị và công nghệ cho việc cung cấp dịch vụ còn chắp vá, không đồng bộ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng dịch vụ.

Cơ chế (hành lang pháp lý) chưa hoàn thiện và đầy đủ

Cơ chế (hành lang pháp lý) chưa hoàn thiện, kỷ cương lỏng lẻo; Nhất là các doanh nghiệp Nhà nước thiếu động lực của chủ sở hữu; bị gò bó bởi những chính sách, chế độ, quy định lõi thời, chậm thay đổi; hệ thống hành chính bổ trợ công kềnh chậm chạp, phiền hà sách nhiễu; Đầu tư XDCB kém hiệu quả, chậm phát huy năng lực sản xuất của các TSCĐ mới tăng. Quan hệ sản xuất chưa theo kịp trình độ phát triển lực lượng sản xuất (1 phần ngoại sinh-do cơ chế nêu trên, 1 phần nội sinh-do văn hóa doanh nghiệp chưa đựơc chú trọng) Đặc biệt là chế độ phân phối thu nhập gắn chặt chính sách xã hội.

Chất lượng quản trị nhân lực chưa cao

Đặc biệt là có số ít tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hoặc “gỗ tạp làm xà làm cột, gỗ mun gác chuồng heo”, chưa tạo động lực cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Tình trạng người lao động có trình độ cao do không được trọng dụng và sử dụng đúng mức, rời bỏ doanh nghiệp vẫn còn xảy ra.

Như vậy chương II đã đi sâu vào phân tích năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone. Trên cơ sở phân tích những thành tố cấu thành năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone, chương II đã đánh giá một cách tổng hợp năng lực cạnh tranh cũng như đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong cạnh tranh của dịch vụ điện thoại di động. Từ đó chương II phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone. Đây thực sự là nội dung cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone trong chương sau.

72

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ

VIỄN THÔNG (VINAPHONE)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của công ty dịch vụ viễn thông (vinaphone) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)