Gặp gió chảy nước mắt (tắc tuyến lệ)

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU pps (Trang 71 - 74)

Gặp gió chảy nước mắt là một loại bệnh mắt. Mùa đông bệnh nặng thêm, mùa hè bệnh nhẹ đi. Bệnh kéo dài thì không phân ra đông hè nữa. Bị nặng quá thì toét mí mắt, hai mắt mờ đi hoặc váng đầu, đau đầu.

Cách chữa: Lấy huyệt Phong trì.

Dùng hào kim châm huyệt Phong trì bên trái, hướng mũi kim về phái ổ mắt bên phải mà tiến kim. Châm huyệt Phong trì bên phải thì hướng mũi kim về phía ổ mắt bên trái mà tiến kim. Lưu kim 1 giờ.

Nếu nước mắt chảy quá nhiều không dứt có thể châm thêm huyệt Tình minh hoặc Tán trúc,

Nghinh hương. Khi châm huyệt Nghinh hương có chư dương thượng cang hai phương pháp: • Một là châm đến cạnh ngoài xương mũi, làm tả pháp, đến khi người bệnh thấy tê tức rõ

ràng thì ngừng và rút kim.

• Hai là châm sâu từ 1 thốn đến 1,5 thốn, tê tức thì rút kim.

Giảng nghĩa của phương: Bệnh này thường do ngoại cảm phong nhiệt hoặc can đảm hỏa thịnh gây ra. Do đó lấy Phong trì để khử phong, thanh nhiệt, hoặc gia Tình minh, Tán trúc,

Nghinh hương để thanh nhiệt, tiết hỏa, làm tăng thêm hiệu quả.

Phương huyệt kinh nghiệm hiệu quả cao

58. Cận thị

Bệnh thường do xem sách lâu dài ở nơi ánh sáng yếu, làm cho mắt quá mệt mỏi, công năng góc nhìn của mắt thay đổi gây ra. Cũng có trường hợp do di truyền. Biểu hiện nhìn xa không rõ, có khi váng đầu, mắt có cảm giác tức và mỏi.

Cách chữa: Lấy các huyệt Thừa khấp, Ế minh, Phong trì.

Trước hết dùng hào kim châm chếch huyệt Thừa khấp, mũi kim đến khóe mắt trong, nếu sức nhìn có thay đổi, cứ thế châm luôn huyệt này cho tới khi sức nhìn trở lại bình thường mới dừng. Nếu vô hiệu thì lấy Ế minh hoặc Phong trì.

Dùng các huyệt trên không có kết quả thì thay bằng các huyệt Ty trúc không, Tán trúc. Mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần. 10 lần là một liệu trình, nghỉ dăm bảy ngày lại tiếp tục.

Trong thời gian chữa, không được để mắt phải làm việc quá mệt, đồng thời cần kết hợp thao tác ấn, day bằng tay các huyệt Thái dương, Tán trúc, Mi xung, Tình minh, Thừa khấp. Mỗi ngày ấn day một vài lần, mỗi lần vài ba huyệt, mỗi huyệt vài ba phút, để nâng cao hiệu quả.

Giảng nghĩa của phương: Phong trì, Ế phong để khử phong điều kinh khí. Thừa khấp có

59. Lao phổi

Lưu ý bệnh này cần phải chữa trị triệt để bằng Tây y trong chương trình chống lao quốc gia, vì ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Các chữa theo Đông y chỉđể tham khảo.

Chứng trạng của lao phổi là chớm bị bệnh có ho nhẹ, thấy tức ngực và hơi đau, tinh thần mỏi mệt và kém ăn, rồi dần dần nặng hơn, trong đờm có lẫn máu, sốt về chiều, hai gò má ửng đỏ, khi ngủ ra mồ hôi, hình thể dần dần gầy yếu. Bệnh nặng quá thì ho ra rất nhiều máu, mất tiếng. Đàn bà bị bệnh này, ở thời kỳ cuối thường tắc kinh. Bệnh ở thời kỳ đầu, dùng phép cứu mà chữa hiệu quả rất tốt. Thời kỳ cuối cả châm và cứu cũng có thể giảm nhẹ chứng trạng.

Cách chữa: Căn cứ vào chứng trạng khác nhau, phải dùng nhiều huyệt vị khác nhau, có thể cùng châm và cứu.

Lấy huyệt theo chứng:

• Ho: Phế du, Xích trạch, Thái uyên (đều châm).

• Sốt về chiều: Đại chùy, Gian sử, Tam âm giao (dùng châm).

• Ho ra máu: Xích trạch, Ngư tế, Cách du, Hành gian (dùng châm).

• Mồ hôi trộm: Âm khích, Hậu khê (dùng châm).

Các huyệt trên đếu châm nhẹ nhàng.

Nếu không sốt dùng thêm mồi ngải cứu Phế du, Cao hoang du, Tứ hoa, mỗi huyệt từ 3-5 mồi. Hai ngày cứu một lần.

Đối với lao sơ nhiễm, kết quả đặc biệt rõ. Khi thấy sốt ngừng cứu, giảm sốt lại tiếp tục cứu đến khi khỏi thì thôi.

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU pps (Trang 71 - 74)