Băng lậu huyết

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU pps (Trang 45 - 47)

Trong âm đạo ra nhiều máu, hoặc ra máu không dứt gọi là băng lậu. Băng lậu huyết thường do suy nghĩ bực bội hoặc khí huyết, tạng phủ đều hư; bị hàn, bị nhiệt, kinh huyết vọng hành gây ra. Bệnh này xảy ra rất nhanh, đột nhiên máu kinh ra ồ ạt không dứt, giống như "núi lở", lượng máu rất nhiều gọi là băng huyết. Xảy ra chậm chạp, giống như "nhà dột", lượng máu ra ít, kéo dài, từng ít một không dứt, gọi là "lậu huyết". Loại bệnh này hay xảy ra ở đàn bà trên 40 tuổi, còn lứa tuổi trẻ hơn rất ít. Triệu chứng: Váng đầu, hoa mắt, tim đập nhanh, sắc mặt vàng vọt, lưng đau buốt, chân tay mệt mỏi. Nếu máu nhiều màu đỏ tươi thuộc chứng nhiệt. Máu xám nhạt, bụng dưới lạnh đau thuuộc chứng hàn. Máu màu tím đen, lẫn có máu cục, bụng sợ nắn thuộc chứng ứ huyết. Khi cần thiết phải kết hợp Đông và Tây y để cứu.

Cách chữa: Lấy huyệt Ẩn bạch, Đại đôn.

Dùng hào kim châm đứng, lưu kim 20 phút, nên ôn châm, hoặc không châm mà chỉ dùng cỏ

bấc đèn cứu hai huyệt đó. Cách làm là lấy cỏ bấc đèn chấm vào dầu ăn (dầu ăn hoặc dầu vừng) rồi châm lửa đốt, nhằm đúng huyệt vị, dí vào và nhấc ra ngay.

Gia giảm:

• Chứng nhiệt, gia Tam âm giao.

• Hư hàn, gia Mệnh môn, Tỳ du. Châm xong lại cứu. • Ứ huyết gia Thái xung hoặc Hành gian.

Giải nghĩa của phương: Ẩn bạch là huyệt ở tỳ kinh, chuyên trị băng huyết, lại có công năng bổ huyết và nhiếp huyết(*). Đại đôn để thanh tiết nhiệt trong huyết. Tam âm giao là để thông kinh khí ở ba kinh âm, kinh khí thông xướng thì nhiệt tự mất. Chứng hư hàn thì cứu Mệnh môn, Tỳ du để ôn dương, kiện tỳ, khử hàn tà. Thái xung tán khí ở can kinh mà hành ứ, điều huyết. Hành gian tiết khí ở can kinh để tăng lưu thông doanh huyết.

Phương huyệt kinh nghiệm đạt hiệu quả cao

• Châm hai huyệt: Trung cực, Tử cung.

• Cứu huyệt Huyết sầu chữa băng huyết do rối loạn nội tiết.

(*) Nhiếp huyết: Nắm giữa lấy huyết.

33. Khó đẻ

Đàn bà có thai đủ tháng, thai đã chuyển xuống dưới, lưng bụng đau từng cơn, bụng dưới trụt nặng, nước ối và máu đều đã ra, nhưng lâu không thấy con ra, gọi là đẻ khó.

Thường do thai quá to, hoặc khung chậu hẹp, hoặc ngôi thai lệch, hoặc khí huyết của sản phụ

vận hành không thư mà tạo thành.

Cách chữa: Châm cứu phù hợp với ngôi thai lệch hoặc khí huyết vận hành không thư gây ra khó đẻ.

Lấy huyệt:

Phương 1: Lấy ở cạnh ngoài khớp bàn + ngón út chân.

Cách một giờ dùng điếu ngải hơ 15 phút, hoặc cứu bằng mồi ngải cũng được, làm liên tục trong 3 giờ thì thôi.

Phương 2: Chí âm, Hợp cốc, Tam âm giao, Thái xung, Côn lôn.

Trước hết lấy Chí âm ôn châm 10 phút, ngừng 10 phút, lại ôn châm 10 phút, sau đó lấy hào kim châm Hợp cốc, vê chuyển từ từ tiến kim, đắc khí thì nâng ấn, vê kim theo bổ

pháp, không lưu kim. Châm tiếp Tam âm giao, vê chuyển đắc khí rồi dùng tả pháp, lưu kim 30 phút.

Nếu vẫn chưa sinh, tiếp tục châm Thái xung, Côn lôn, dùng tả pháp, làm cho có cảm giác tê tức rồi lưu kim, cứ cách 5 phút vê kim một lần, mỗi lần vê chuyển trái phải 7 cái, làm như thếđến lúc sinh thì rút kim.

Giảng nghĩa của phương: Chí âm, Côn lôn đều có thể lưu khí của túc thái dương. Thái xung hành ứ lý huyết(*). Khí huyết ứ trệ lấy bổ Hợp cốc, tả Âm giao, là bổ trên, tả dưới, làm cho khí huyết đi xuống lưu thông thuận lợi, thai nhi tự ra.

Một phần của tài liệu CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU pps (Trang 45 - 47)