2.2.1 .Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
3.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn2012-
3.3.1. Kết quả đạt được
Trong thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN nói chung, KBNN Ba Vì đã quán triệt và tuân thủ các quy định của luật NSNN; Nghị định của Chính phủ; các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ; Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND thành phố, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và kiểm soát thanh toán chi NSNN trên địa bàn. Hàng năm đã thực hiện kiểm soát thanh toán hàng ngàn tỷ đồng đảm bảo chặt chẽ, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định, góp phần thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đặc biệt đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tài chính về thực hiện chủ trương tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công và thực hiện các giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát.
KBNN Ba Vì đã bố trí đủ lượng tiền mặt, tiền gửi thanh toán, đáp ứng đầy đủ kịp thời những nhu cầu chi của các cấp ngân sách và các đơn vị, tổ chức xã hội. Việc thực hiện kiểm soát chi gặp không ít khó khăn, nhất là trong kiểm soát vốn thanh toán đầu tư, vốn CTMT do việc triển khai thực hiện của nhiều chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tiến độ chậm, hồ sơ thanh toán dồn vào kết thúc niên độ, hồ sơ thanh toán còn nhiều sai sót. Song KBNN Ba Vì đã khắc phục khó khăn, tham mưu tích cực cho cấp ủy, chính quyền địa phơng trong đánh giá tình hình và chỉ đạo thực hiện, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đã góp phần thực hiện chủ trương tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước, duy trì kỉ cương trong quản lý đầu tư XDCB.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành. Thực hiện
nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế-xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt là hệ thống KBNN thực sự chuyển sang kiểm soát, chi trả trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Ba Vì đã khẩn trương tiến hành triển khai thực hiện Luật NSNN, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN về chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Tiền NSNN được quản lý theo đúng các kênh, chi đúng cho đối tượng dự toán, hạn chế tình trạng chi tràn lan của các đơn vị dự toán, do đó tồn quỹ bình quân của Ngân sách địa phương luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tài chính chủ động điều hành Ngân sách. Việc mua sắm tài sản của các đơn vị đã dần dần đi vào nề nếp do thực hiện quy chế đấu thầu; hợp đồng kinh tếvà chế độ hoá đơn chứng từ....
Thực tế từ ngày 01/01/2004 thực hiện Luật NSNN sửa đổi, chuyển từ hình thức cấp phát theo hạn mức sang cấp phát theo dự toán. Đây là cách thức đổi mới về công tác quản lý, kiểm soát Ngân sách một cách rất hợp lý. Các đơn vị được hưởng Ngân sách đã chủ động hơn trong kế hoạch chi Ngân sách; bởi ngay từ đầu năm, đơn vị đã biết mình được hưởng bao nhiêu để từ đó chủ động nhu cầu chi theo quý, tháng và điều quan trọng nhất là giảm thiểu được tình trạng xin - cho đã tồn tại như trước đây. Từ đó về phía Kho bạc cũng đã chủ động được trong công tác kiểm soát chi theo dự toán, giảm đi nhiều tình trạng dồn chi về cuối năm, tạo điều kiện cho Kho bạc kiểm soát chi được chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn như việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách còn chậm, do vậy vẫn phải thực hiện phương thức tạm ứng.
Trong những năm qua thực hiện chỉ thị số 11/2001/CT-TTg ngày 15/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư
công tác quyết toán vốn đầu tư dự án công trình hoàn thành với nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Huyện chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đối với các dự án đã hoàn thành từ năm 2001 trở về trước. Cơ quan Tài chính và KBNN là cơ quan thường trực giúp việc ban chỉ đạo đã tích cực phối hợp làm việc với từng chủ đầu tư để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc hoàn tất hồ sơ thủ tục trình duyệt quyết toán theo đúng quy định.
Tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch cải cách hành chínhtheo cơ chế một cửa: Công khai quy trình nghiệp vụ, công khai các loại hồ sơ, thủ tục giao dịch, thời gian giải quyết công việc, phối hợp thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không tạm ứng vốn cho các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng hội trường…đã bố trí trong dự toán năm 2009 nhưng chưa khởi công hoặc các dự án của các đơn vị chưa thực hiện rà soát, sắp xếp lại vốn đầu tư theo quyết định 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để hướng dẫn cơ chế, chính sách mới, đôn đốc và hướng dẫn lập các hồ sơ thủ tục thanh toán theo quy định.
- Đối với chi thường xuyên: Kiên quyết thực hiện đúng các chế độ, định mức, tiêu chuẩn…trong kiểm soát chi, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN Ba Vì đã kiên quyết tạm dừng thanh toán các khoản chi mua sắm ô tô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn; sửa chữa trụ sở làm việc; các khoản chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách…và thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên; tăng cường chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. Kết quả trong 3 năm (2012-2014) đã thực hiện kiểm soát chi hàng trăm tỷ đồng chi thường xuyên, qua kiểm soát chi đã từ chối hàng chục nghìn khoản chi sai chế độ quy định, chưa đúng thủ tục, hồ sơ và chi sai định mức, tiêu chuẩn qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ và định mức, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN, giúp các đơn vị sử dụng NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
- Đối với chi đầu tư XDCB: Trong 3 năm (2012-2014) đã thực hiện kiểm soát hàng ngàn dự án, bao gồm các nguồn vốn, các cấp ngân sách trên địa bàn,
khoản chi không hợp pháp, hợp lệ, sai định mức, đơn giá.
Quản lý chi ngân sách trong thời gian qua chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng Huyện Ba vì với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng ủy và Chính quyền địa phương, sự nỗ lực của cộng đồng nhân dân, Ba Vì đã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ngăn chặn thành công đà suy giảm kinh tế thực hiện có kết quả nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH đã đặt ra. Kết quả công tác quản lý chi NSNN trong những năm qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự hồi phục và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, thậm chí chi thường xuyên và chi khác còn vượt quá kế hoạch được giao, cụ thể:
- Tỷ lệ chi đầu tư phát triển hang năm so với số được giao (98%) - Tỷ lệ chi thường xuyên hàng năm so vơi số được giao (117%) - Tỷ lệ chi khác hàng năm so với số được giao (129%)