2.2.1 .Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Ba Vì
3.1.1 Những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội với dân số hơn 265.000 người. Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây. Thời kỳ 1975-1978 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây quản lý và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ quản lý. Năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng). Từ năm 1991 đến năm 2008 thuộc Hà Tây. Năm 1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng. Từ ngày 1 tháng 8năm2008, Ba Vì lại trở về là một huyện của Hà Nội.
Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trước đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08ha và dân số 2.701 người của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, Phú Thọ, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.
Hiện tại, Huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: ( có 7 xã miền núi).
Là một vùng đất bán sơn địa, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trình độ dân trí thấp,kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giờ đây Ba Vì là một huyện với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện Ba Vì bình quân đạt
30%, thu NSNN bình quân 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2014, tổng thu NSNN của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thương mại- dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 3.500 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đang có xu 3 hướng đô thị hóa là: Hình thành các trung tâm công nghệp, thương mại, dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các xã ven thị trấn tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán. Qui mô giáo dục của huyện phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với 115trường học từ mầm non đến trung học phổ thông. Các ngành, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn huyện ngày càng tăng
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Ba Vì
Kho bạc Nhà nước Ba Vì thành lập ngày 01/01/1990 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) đã ký Quyết định số 07/HĐBT ngày 4 tháng 01 năm 1990, thành lập hệ thống KBNN trực thuộc BTC trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nước về BTC
Khi mới thành lập KBNN Ba Vìlà một Kho bạc rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề vì số lượng cán bộ ít, trình độ cán bộ nhiều hạn chế do cán bộ từ rất nhiều nơi chuyển đến và một số ít là sinh viên mới ra trường, tổng số cán bộ khi đó là 17 người, trụ sở còn nhỏ, các đơn vị đăng ký giao dịch chỉ có vài chục đơn vị. Trải qua 24 năm xây dựng và trưởng thành, tổ chức bộ máy KBNN Ba Vìkhông ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển về chất lượng, trình độ chuyên môn của các cán bộ trong Kho bạc ngày càng được nâng cao. KBNN Ba Vìđã được làm việc tại trụ sở mới trên 1000 m2 xây 2 tầng tại địa chỉ phố Trần Hưng Đạo - Thị trấn Tây đằng - huyện Ba Vì từ cuối năm 2002. Đến nay số đơn vị giao dịch đã lên tới vài trăm đơn vị, tổng số cán bộ hiện tại vẫn là 17 người được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Ba Vì
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Ba Vì.
Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thanh toán cho các ĐVSDNS trên địa bàn quận nên khối lượng công việc tương đối lớn, thu chi NSNN diễn ra thường xuyên, liên tục. Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, KBNN Ba Vì luôn chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong triển khai thực hiện công tác, xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Đồng thời Kho bạc cũng luôn chăm lo bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, đảm bảo về năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.