Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại sở y tế hà nội (Trang 61 - 82)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

3.3.1. Những thành tựu đạt được

Từ năm 2011 đến hết năm đầu năm 2015, công tác đầu tư XDCB của Sở Y tế Hà Nội đã đạt được những kết quả rất to lớn như các bảng số liệu ở trên và một số kết quả nhất định:

Thứ nhất, đã xây dựng được một số cơ sở y tế đảm bảo cơ sở vật chất phục

vụ yêu cầu công tác của ngành góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; tạo niềm tin của người bệnh.

Những công trình nói trên đã góp phần giải quyết nhu cầu rất bức thiết về chỗ làm việc cho cán bộ, công chức - viên chức trong ngành y tế, phục vụ có hiệu quả người bệnh được tốt hơn.

Thứ hai, công tác ĐTXD các cơ sở y tế đến nay chưa phát hiện có tiêu cực,

thất thoát, lãng phí.

Đây được đánh giá là thành tích nổi bật của Sở Y tế. Với số lượng công trình triển khai rất nhiều, trên địa bàn rộng nhưng đến nay sau những lần làm việc với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chính phủ, Thanh tra Bộ xây dựng, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra TP Hà Nội cùng nhiều Đoàn thanh tra, kiểm tra khác vào làm việc với các chủ đầu tư; các kết luận khẳng định công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn NS của Sở Y tế Hà Nội thực hiện đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn đầu tư. Trong lĩnh vực nhạy cảm với dư luận xã hội, với những tác nghiệp dễ xảy ra tiêu cực, và có thể mang lại dư âm không tốt trong xã

hội thì thành tích của Sở Y tế Hà Nội là rất đáng trân trọng. Nguyên nhân chủ yếu là Sở Y tế Hà Nội đã quán triệt từ trên xuống dưới và thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, các quy định của Nhà nước về công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn NSNN. Trong tất cả các khâu, các công đoạn công tác đều phải thực hiện đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra ở tất cả các khâu để kịp thời phát hiện, uốn nắn các biểu hiện sai phạm. Trong cả quá trình đầu tư xây dựng luôn tuân thủ các quy định về quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn NSNN.

Thứ ba, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng được những công trình có chất lượng

tốt, có kỹ mỹ thuật được đánh giá cao làm tô điểm những nét đẹp tại các địa phương nơi xây dựng trụ sở. Hầu hết các công trình được Sở Y tế Hà Nội xây dựng đều đảm bảo chất lượng theo đúng quy chuẩn, quy phạm xây dựng. Các mẫu thiết kế được chọn lựa hiện đại khi xây dựng phù hợp, hài hoà với môi trường xung quanh nên là điểm nhấn kiến trúc, xây dựng tại các địa phương. Các công trình được lựa chọn, đầu tư khá hoàn chỉnh: phương án kiến trúc, thiết kế đã được rút kinh nghiệm các công trình xây dựng trước, lựa chọn chỉ định các vật liệu có phẩm cấp tốt, giá cả hợp lý nên chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình được đánh giá cao.

3.3.2. Hạn chế

Những thành tựu đạt được trong công tác ĐTXD các cơ sở y tế của Sở Y tế Hà Nội là không thể phủ nhận, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn NSNN của Sở Y tế Hà Nội cũng còn những tồn tại, hạn chế đó là:

Có những công trình đã được xây mới, cải tạo, nâng cấp nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu sử dụng nhất là về quy mô công trình và công năng sử dụng, hay nói cách khác là vẫn chưa thỏa mãn người sử dụng và người bệnh đến khám và điều trị. Tất cả các dự án được triển khai đều nhằm mục đích phục vụ yêu cầu công tác, thỏa mãn sự hài lòng của cả người sử dụng lẫn người bệnh (ngoài ra vẫn còn có những hạng mục, công trình ngay khi được đưa vào sử dụng đã thấy bất cập, không hợp lý, không đáp ứng được công năng sử dụng nên gây ra tình trạng lãng phí cho vốn đầu tư dự án, do đó cũng không đảm bảo sự hài lòng của các bên,

nhất là đối với đơn vị khai thác và sử dụng khi họ phải cải tạo các hạng mục này cho phù hợp yêu cầu).

Cụ thể, có công trình triển khai theo thiết kế riêng, do thiếu kinh nghiệm và hạn chế trong khâu thiết kế, việc bố trí các phòng khám và điều trị bệnh nhân thiếu khoa học, khi đưa vào sử dụng bộc lộ nhiều nhược điểm, rất bất tiện cho người bệnh. Có công trình chỉ chú trọng đầu tư cho hạng mục chính, coi nhẹ các hạng mục phụ trợ, hiệu quả sử dụng của cả công trình bị hạn chế. Một số công trình dù đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nhiều lần nhưng vẫn chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu về khám và điều trị bệnh nhân. Ngoài ra, các trang thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc, truyền dẫn phục vụ cho hoạt động của đơn vị không được đầu tư đúng mức làm hạn chế hiệu quả khai thác công trình, không phát huy tác dụng và giúp ích nhiều cho hoạt động của đơn vị.

Do sử dụng các loại vật liệu, vật tư trong khâu hoàn thiện có phẩm cấp thấp, tuy giá thành rẻ song chất lượng một số công trình không cao. Các thiết bị điện, nước và trang thiết bị WC sử dụng loại sản phẩm có chất lượng không tốt nên cũng nhanh hư hỏng khi đưa vào sử dụng, làm chất lượng công trình xuống cấp nhanh chóng.

Chất lượng công tác thẩm định chưa cao nhất là thẩm định về quy mô và kiến trúc công trình nên không phát hiện những sai sót dẫn đến việc không đáp ứng đúng với nhu cầu thực tế gây lãng phí. Công tác thẩm định (nhất là thẩm tra) nhiều khi chỉ được quan niệm như là một bước thủ tục để dự án được ra đời).

Tiến độ dự án thực hiện còn rất chậm. Việc chậm tiến độ xảy ra ở rất nhiều khâu trong quá trình thực hiện dự án như: Chậm bố trí vốn, chậm thẩm định, thẩm tra, đấu thầu, thiết bị nhập khẩu chậm, …tức là mỗi khâu chậm một chút làm dự án bị chậm tiến độ. Do đó việc phát sinh chi phí do yếu tố trượt giá và tiến độ thi công chậm là điều không tránh khỏi.

Công tác đấu thầu chưa đạt được hiệu quả cao. Việc này thể hiện ở thời gian tổ chức đấu thầu dài do việc chuẩn bị thủ tục đấu thầu còn chậm. Rất nhiều dự án không lựa chọn đúng các nhà thầu đủ năng lực để thi công gói thầu.

Công tác kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Vẫn còn mang tình hình thức, tác dụng không đáng kể. Vẫn còn có tình trạng dễ dãi với các đơn vị thi công và nghiệm thu sai khối lượng.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, do địa giới hành chính của TP Hà Nội được mở rộng đồng thời dân

số cũng tăng theo, đồng thời do tình hình kinh tế đất nước còn khó khăn, nhiều ngành đều cần nhu cầu vốn ĐTXDCB, nên NSNN không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư của ngành y tế.

Hai là, định mức sử dụng cho cơ sở y tế làm việc cho các cơ quan nhà nước,

đơn vị sự nghiệp do Nhà nước ban hành đến nay không còn hợp lý.

Ba là, Thiếu vốn đầu tư xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu được đầu tư

xây dựng và khả năng bố trí vốn ĐTXD. Các công trình có suất đầu tư thấp, sử dụng các vật liệu rẻ tiền, thiếp bị y tế không hiện đại hoặc không có xuất xứ từ các nước có nền y tế tiên tiến. Cũng do thiếu vốn mà các phương án thiết kế được lựa chọn là đơn giản nhất dẫn đến công năng sử dụng của công trình không được hoàn chỉnh, thiết bị y tế không như mong muốn.

Bốn là, Nhà nước thay đổi quá nhiều văn bản hướng dẫn về xây dựng cơ bản.

Trong khi các Luật, Nghị định đã có hiệu lực thì rất lâu mới có Thông tư và các văn bản dưới Luật hướng dẫn. Rất nhiều văn bản của các Bộ, ngành còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Với dân số đến năm 2020 dân số Hà Nội vào khoảng gần 9 triệu người, dự báo số quận huyện tăng thêm từ 2 đến 3 do đó số và diện tích giường bệnh cũng tăng lên. Vì vậy việc quy hoạch định hướng không gian mạng lưới y tế Thủ đô phải hết sức khoa học.

Mộti là, bộ máy quản lý, số lượng và năng lực cán bộ làm công tác quản lý

dự án ĐTXDCB còn quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu khối lượng công việc tập trung quá nhiều trong thời gian vừa qua.

Ba là, các dự án được đầu tư dàn trải, có dự án được chuẩn bị vội vã cho kịp

thời gian trình duyệt, thông qua cốt để được thanh toán các chi phí cho kịp với kế hoạch vốn năm. Khi dự án được phê duyệt, triển khai thực hiện, phát sinh nhiều vấn đề cần bổ sung để phù hợp với thực tế.

Giai đoạn thực hiện đầu tư

Một là, chất lượng tư vấn trong các khâu: Khảo sát địa chất, tư vấn thẩm tra,

tư vấn đấu thầu tư vấn giám sát, … chưa hiệu quả.

Khi dự án triển khai thực hiện phát sinh nhiều vấn đề cần điều chỉnh ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án.. Tư vấn giám sát vai trò còn rất hạn chế, mang tính hình thức, tác dụng không đáng kể. Tình trạng dễ dãi với các nhà thầu của tư vấn giám sát và của các chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân gây nên chất lượng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn đầu tư. Mặt khác, các nhà thầu cũng như tư vấn giám sát không tuân thủ nghiêm ngặt đúng quy trình, quy phạm và thiết kế kỹ thuật, do đó phải chỉnh sửa nhiều gây lãnh phí cho vốn NSNN vốn đã rất hạn hẹp.

Hai là, công tác thẩm định còn nhiều khiếm khuyết dẫn đến nhiều dự án đầu tư

quá quy mô cần thiết, ít có hiệu quả hoặc phải điều chỉnh lại tổng dự toán nhiều lần trong quá trình thực hiện dự án. Việc điều chỉnh dự án nhiều lần gây mất thời gian đưa dự án đưa vào sử dụng, không pháy huy hiệu quản của việc sử dụng vốn ngân sách.

Ba là, chưa coi trọng đúng mức bước ký kết hợp đồng với các đơn vị liên

quan. Hợp đồng rất sơ sài nên khi phát sinh gặp nhiều khó khăn.

Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các Ban QLDA chưa

được tốt. Một phần do thiếu cán bộ, khối lượng công việc nhiều. Sở Y tế Hà Nội mà đại diện là Ban QLDA chưa thường xuyên tổ chức các tổ, các đoàn kiểm tra các công trình, để kịp thời chấn chỉnh sai sót, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

Giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào sử dụng

Vẫn còn có hiện tượng nghiệm thu sai khối lượng so với bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ hoàn công và cao hơn khối lượng thực tế thực hiện. Vì vậy hồ sơ quyết toán rất mất thời gian để thẩm định.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH TẠI SỞ Y TẾ HÀ NỘI

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA SỞ Y TẾ HÀ NỘI

4.1.1. Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ

Phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thủ đô Hà Nội, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT -XH của Hà Nội và của cả nước. Phấn đấu để mọi người dân Thủ đô được hưởng các dịch vụ y tế trình độ cao và chất lượng cao. Y tế thủ đô phải là y tế tiên tiến, phải là trung tâm công nghệ cao về y học của cả nước, phấn đấu hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực về chất lượng, trình độ kỹ thuật; một số lĩnh vực đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội.

4.1.2. Mục tiêu giai đoạn 2016 -2 020 4.1.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển đồng bộ hệ thống y tế chuyên sâu và phổ cập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân Thủ đô.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4.1.2 2. Các chỉ tiêu phấn đấu

- Phấn đấu tỷ lệ giường bệnh 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 (Bao gồm 20 đến 25% số giường bệnh của Bệnh viện TW và Bộ Ngành).

- Phấn đấu đến năm 2020, nâng cấp và duy trì đạt chuẩn Quốc gia về y tế 100% xã/phường/thị trấn (theo chuẩn mới của Bộ Y tế).

4.2. BỐI CẢNH MỚI ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH

Hà Nội là Thủ đô của đất nước có thể tự hào về sự ổn định về chính trị, tiềm lực kinh tế và kết cấu hạ tầng của Thành phố đang ngày càng được tăng cường đáng kể; đồng thời kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo, trình độ khoa học công nghệ ngày càng được nâng cao. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với sự phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, hòa nhịp cùng với những yếu tố tích cự của xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế bước đầu phát huy tác dụng, tạo điều kiện để Hà Nội có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang đứng trước những thách thức và những khó khăn nhất định: đối với Thủ đô của nhiều nước trong khu vực, Hà Nội vẫn là một Thủ đô còn nghèo nàn; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp; Trình độ QLNN còn nhiều mặt hạn chế so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Còn nhiều vấn đề bức xúc. Bên cạnh đó, năm 2008 cũng là năm Hà Nội có sự kiện đặc biệt, có tác động sâu rộng đến quản lý và phát triển của Thành phố. Theo đó, từ ngày 1/8/2008 Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng với diện tích tự nhiên khoảng 3.300 km2, bao gồm: toàn bộ Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình); dân số trên 6,2 triệu người. Vấn đề này cũng đặt ra nhiều vấn đề cho Thành phố Hà Nội trong việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

4.2.1. Quan điểm quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách của Sở Y tế Hà Nội

Với quan điểm Xây dựng nền y tế thủ đô tiên tiến. Phát triển nền y tế tiệm cận với các nước trong khu vực . Giải quyết tốt những vấn đề văn hóa - xã hội. Để đạt được những vấn đề đó thì ĐTXDCB tại Sở Y tế Hà Nội đóng một vai trò hết sức quan trọng mà trong đó việc quản lý dự án bằng vốn ngân sách tại Sở một cách hiệu quả là điều thiết thực nhất.

4.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách tại Sở Y tế Hà Nội

Với phương hướng tổng quát đã đề ra, để thực hiện tốt phương hướng tổng quát này, Sở Y tế cần phải thực hiện tốt một số định hướng cụ thể sau:

Một là, Việc quản lý dự án ĐTXDCB bằng vốn NSNN phải theo hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại sở y tế hà nội (Trang 61 - 82)