Các phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 44 - 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp thống kê

Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những lĩnh vực nhƣ lƣợng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế, nguồn nhân…là những số liệu mang tính định lƣợng. Trên cơ sở khai thác từ những nguồn thuộc: Cục thống kê, Tổng cục du lịch, sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Quảng Bình… các số liệu đƣợc đƣa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất thực tiễn cao.

2.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Phƣơng pháp này cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép ta có cánh nhìn chính xác với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu giúp cho việc phát triển những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần đƣợc tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập đƣợc và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một cách toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là cách đánh giá đƣợc tập hợp từ nhiều nguồn và mang tính cô động nhất từ đó có cách nhìn khái quát của một quá trình phát triển của đối tƣợng nghiên cứu.

Các số liệu đƣợc lấy từ Các báo cáo tổng kết năm của sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Bình. Cục thống kê Quảng Bình, trang thông tin điện tử Quảng Bình nên các số liệu mang tính chính xác cao đối với các vấn đề nghiên cứu. Từ các số liệu thu thập đƣợc từ đó có sự tổng hợp, phân tích sâu hơn các số liệu để đƣa ra đánh giá đúng nhất.

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Phƣơng pháp này giúp thu thập thông tin một cách khách quan, đánh giá một cách thực chất hơn cách nhìn về phát triển của kinh tế địa phƣơng nhất là du lịch. Bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp thì các thông tin thu thập có chất lƣợng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm đƣợc trong quá trình phỏng vấn. Tìm ra đƣợc nguyên nhân chính thành công và hạn chế của phát triển ngành du lịch địa phƣơng. Phƣơng pháp phỏng vấn tiếp cận đƣợc cách nhìn rộng và bao quát về tình hình nguồn nhân lực trong phát triển ngành du lịch ở tỉnh Quảng Bình.

Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện bằng cách chọn những chuyên gia trên lĩnh vực du lịch có nhiều kinh nghiệm củng nhƣ tầm hiểu biết về du lịch lớn, các nhà lãnh đạo của tỉnh có tầm chiến lƣợc lãnh đạo, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra còn phỏng vấn các đơn vị làm du lịch trên địa bàn để đảm bảo tính chính xác hơn trong quá trình nghiên cứu.

Chủ yếu là phỏng vấn về quan điểm, nhận định về thực trạng nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình.

Trƣớc khi phỏng vấn có sự trao đổi chia sẻ về bản thân, về các mặt đời sống xã hội trên các lĩnh vực để tạo sự thoải mái cho ngƣời đƣợc phỏng vấn, từ đó đi sâu phỏng vấn các vấn đề liên quan, các quan điểm của ngƣời đƣợc phỏng vấn đề vấn đề mình quan tâm. Nhƣ “ theo quan điểm của anh/chị thì nguồn nhân lực cho phát triển ngành du lịch ở tỉnh Quảng Bình nhƣ thế nào?

Đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách khi đến Quảng Bình?” . “ Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực du lịch hiệu quả?”. “ Theo anh/chị những hạn chế của nguồn nhân lực du lịch ở Quảng Bình là gì?. “ Cần phải làm gì để nguồn nhân lực đó nhanh chóng khắc phục những hạn chế?”

Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn nhóm có tác dụng đƣa vấn đề ra và các thành viên nhóm cùng trao đổi, đánh giá và đƣa ra các ý kiến đƣợc xem là đồng nhất và sát với thực tế của nguồn nhân lực du lịch nhất. Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện nhằm phục vụ cho phần thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Quảng Bình.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2009-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)