CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Tình hình phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình
3.3.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Quảng
Nguồn nhân lực trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Trên địa bàn tỉnh năm 2013 có khoảng 15.746 lao động làm việc trong ngành du lịch, trong đó có 2.520 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ quan quản lý du lịch, công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Đây là con số còn khiêm tốn so với sự phát triển của ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vì vậy đòi hỏi phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Hiện nay nguồn nhân lực có chất lƣợng cao về Du lịch đang còn thiếu nhiều để có thể bắt kịp với sự phát triển của Du lịch khi mà Quảng Bình có nhiều lợi thế cạnh tranh và sự thu hút của khách Du lịch ngày càng đông. Chính sự đầu tƣ phát triển kịp thời nguồn nhân lực đủ số lƣợng và chất lƣợng thì chất lƣợng Du lịch sẻ đƣợc nâng cao về mọi mặt nhƣ vậy thu hút đƣợc thời gian lƣu trú của khách ở lại sẻ lâu hơn và đem lại doanh thu cao hơn.
Quảng Bình là tỉnh có dân số đến năm 2013 gần 900 ngàn ngƣời và dân số đang có xu hƣớng tăng chậm. Bảng số 3.4: Bảng tổng hợp dân số và lao động Đơn vị tính: ngƣời Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số 843.540 845.025 848.616 853.401 857.924 863.350 LĐ đang làm việc 423.044 452.136 454.536 459.812 514.278 529.023 LĐ lƣu trú và ăn uống 7.860 8.905 9.206 9.720 10.234 13.226
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013
Theo số liệu của Cục thống kê Quảng Bình ta thấy năm 2013 tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 60,8% và tỷ lệ phụ thuộc là 39,2% thể hiện dân số ở tỉnh Quảng Bình là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào rất thuận lợi cho phát triển các ngành Dịch vụ và Du lịch. Trong khi đó lao động lƣu trú và ăn uống chỉ gần 1,53% trong tổng số lao động, đây là một tỷ lệ quá thấp đòi hỏi phải có chính sách khuyến khích phát triển lao động trong lĩnh vực lƣu trú và ăn uống và đi kèm với nó là đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu củ khách Du lịch trong và ngoài nƣớc . Tỷ lệ dân số thành thị 14,88% là tỷ lệ thấp so với bình quân chung của cả nƣớc. Vì vậy về cơ cấu nguồn nhân lực ngành Du lịch cần phải có cơ cấu hợp lý hơn và phù hợp với quá trình phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch.
Chúng ta củng thấy đƣợc lực lƣợng lao động có xu hƣớng tăng cao trong lĩnh vực lƣu trú và ăn uống thì năm 2008 chỉ có 7.860 ngƣời thì sau 5 năm số ngƣời lao động trong lĩnh vực này đã tăng lên 13.226 ngƣời tăng 1,68 lần cho ta thấy đƣợc lao động hoạt động lĩnh vực phục vụ Du lịch ngày càng tăng mạnh. Tuy vậy số lƣợng và cơ cấu chƣa hợp lý so với yêu cầu hiện tại và
tƣơng lai của tỉnh Quảng Bình. Với mục tiêu là ngành kinh tế mủi nhọn của tỉnh thì việc đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực ở ngành Du lịch là đặc biệt quan trọng khi mà lợi thế cạnh tranh của tỉnh Quảng Bình là có nguồn thủy hải sản và điều kiện thiên nhiên dồi dào thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực lƣu trú và ăn uống với giá thành rẻ hơn so với các khu vực khác trên cả nƣớc. Chính vì vậy cần phải có chiến lƣợc, kế hoạch hợp lý kích thích phát triển nhân lực ở khu vực lƣu trú và ăn uống. Đây là một yêu cầu kịp thời đối với các nhà quản lý Du lịch ở các cấp các ngành.
Đặc thù nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình có những điểm riêng đó là tính chịu thƣơng; chịu khó; mếm khách; thông minh, ham học hỏi và chịu đƣợc áp lực công việc tốt, am hiểu văn hóa bản địa nên so với nguồn nhân lực các vùng khác nguồn nhân lực du lịch ở Quảng Bình mặc dù điều kiện học tập, tiếp xúc ít hơn nhƣng khả năng thích nghi công việc cao. Đây chính là lợi thế mà công tác phát triển nguồn nhân lực cần thật sự chú trọng và quan tâm. Với những ƣu đãi của thiên nhiên ban tặng có những nét đặc thù riêng nên trong công tác phát triển nguồn nhân lực củng có những nét riêng so với các địa phƣơng khác đó là phát triển kỹ năng và sức khỏe hoạt động ở các khu vực rừng núi, kỹ năng leo núi và am hiểu địa bàn và danh lam thắng cảnh trên địa bàn, đặc biệt là phát huy hết những điểm mạnh và văn hóa con ngƣời Quảng Bình. So với nguồn nhân lực nhƣ thành phố Đà Nẵng thì phát triển nguồn nhân lực tập trung chủ yếu là phục vụ khách du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch biển nên nguồn nhân lực phải có kỹ năng bơi, cứu hộ, và am hiểu về nghỉ dƣỡng và du lịch biển. Trong khi đó ở Huế chủ yếu du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh vì vậy nguồn nhân lực chủ yếu phát triển đòi hỏi phải hiểu về lịch sử, văn hóa, phong tục. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình có những điểm riêng nhƣ vậy nên đòi hỏi trong công tác đào tạo và phát triển cần chú trọng phát triển riêng phù hợp với yêu cầu của du lịch Quảng Bình.