Hoạt động giám sát đối với QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Hoạt động giám sát đối với QTDND

Phòng giám sát, quản lý và cấp phép là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với các QTDND gồm hoạt động quản lý chuyên quản và hoạt động giám sát từ xa:

- Hoạt động quản lý chuyên quản đối với QTDND

Phòng giám sát, quản lý và cấp phép thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên quản, nhận báo cáo, thu thập các thông tin hàng ngày từ các QTDND. Mỗi cán bộ đƣợc phân công chuyên quản từng QTDND cụ thể. Cán bộ quản lý chuyên quản hàng tháng thực hiện nhận các báo cáo về tình hình hoạt động của QTDND theo quy định, thực hiện phân tích đánh giá tình hình hoạt động theo định kỳ; cán bộ quản lý thƣờng xuyên nắm bắt thông tin từ các QTDND thông qua việc

xuống làm việc trực tiếp với QTDND. Từ các thông tin thu thập đƣợc để đánh giá cụ thể về tình hình hoạt động của các QTDND, khi có những thay đổi về nhân sự hoặc có những biến động lớn về tình hình hoạt động, phát hiện những rủi ro trong hoạt động của QTDND sẽ có báo cáo với lãnh đạo thanh tra, giám sát Chi nhánh để có cơ chế quản lý thích hợp đối với từng QTDND.

Với số lƣợng cán bộ đƣợc phân công thực hiện quản lý, theo dõi, giám sát đối với 98 QTDND trên địa bàn nhƣ vậy thì khối lƣợng công việc của bộ phận này là rất lớn (mỗi cán bộ bình quân phụ trách hơn 10 QTDND); mặt khác trình độ năng lực cán bộ của bộ phận này còn yếu nên việc quản lý, theo dõi, giám sát thƣờng xuyên đối với các QTDND chƣa thực sự mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

- Hoạt động giám sát từ xa

Công việc giám sát từ xa đối với các QTDND trên địa bàn đƣợc thực hiện chung với việc giám sát từ xa đối với các TCTD khác. Với số lƣợng chỉ có 5 cán bộ, bộ phận thực hiện giám sát từ xa hàng tháng phải thực hiện giám sát từ xa đối với 386 đơn vị (gồm hội sở và các chi nhánh TCTD trên địa bàn) trong đó có 98 QTDND. Thanh tra NHNN hƣớng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hợp tác, trong đó có QTDND tại công văn số 329/CV-TTr1 ngày 4/5/2000 của Thanh tra NHNN.

+ Nội dung giám sát gồm: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có; chất lƣợng tài sản có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; giám sát việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ để đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND.

+ Nguồn thông tin phục vụ công tác giám sát: cân đối kế toán và báo cáo các chỉ tiêu thống kê của QTDND gửi cho NHNN Việt Nam - chi nhánh Hà Nội; thanh tra, giám sát Chi nhánh khai thác các chỉ tiêu báo cáo tháng của các QTDND gồm: nhóm chỉ tiêu tổng dƣ nợ tín dụng theo ngành kinh tế;

nhóm chỉ tiêu các khoản nợ chờ xử lý theo ngành kinh tế; nhóm chỉ tiêu tổng dƣ nợ tín dụng theo loại hình kinh tế; nhóm chỉ tiêu các khoản nợ chờ xử lý theo loại hình kinh tế; nhóm chỉ tiêu huy động vốn; nhóm chỉ tiêu các chỉ tiêu liên quan đến thực hiện một số tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động. Thanh tra, giám sát Chi nhánh cũng có quyền khai thác một số chỉ tiêu từ mạng nội bộ NHNN nhƣ: các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế (tổng dƣ nợ tín dụng; dƣ nợ có tài sản bảo đảm; doanh số cấp và thu nợ tín dụng; nợ vay đã gia hạn …); các chỉ tiêu về huy động vốn trong nƣớc; các chỉ tiêu góp vốn mua cổ phần; các chỉ tiêu giám sát bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD; các chỉ tiêu về phân loại tài sản có; các chỉ tiêu về trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng.

+ Quy trình thực hiện giám sát:

Bƣớc 1: tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác của thông tin

Hàng tháng, các QTDND gửi bộ phận thực hiện giám sát từ xa bảng cân đối kế toán (bằng file và bằng văn bản) cùng các file chỉ tiêu thống kê khác bằng đƣờng truyền qua mạng máy tính hoặc gửi trực tiếp cho bộ phận giám sát từ xa của thanh tra, giám sát Chi nhánh. Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác đầu vào, kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo cân đối kế toán bằng văn bản và bằng file; kiểm tra số dƣ cuối tháng trƣớc với đầu tháng này; kiểm tra mã tài khoản kế toán; kiểm tra quy cách của file theo quy định; kiểm tra số liệu trong file cân đối … Nếu phát hiện sai sót phải tiến hành tra soát với QTDND và yêu cầu QTDND sửa ngay để đảm bảo nguồn dữ liệu chính xác khi thực hiện giám sát.

Bảng 3.2: Tình hình tiếp nhận thông tin phục vụ giám sát từ xa các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số QTDND đƣợc giám sát 98 98 98

Số QTDND gửi file báo cáo qua

đƣờng truyền kết nối 98 98 98

Số QTDND thƣờng xuyên nộp

báo cáo chậm 26 24 18

Số QTDND có báo cáo sai sót 24 21 19

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác giám sát từ xa của NHNN Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội năm 2012 – năm 2014

Hệ thống phần mềm kế toán của các QTDND cơ sở hiện đang dùng còn rất nhiều hạn chế, chƣa cho phép chuyển đổi dữ liệu cân đối kế toán hoặc dữ liệu báo cáo thành file báo cáo tƣơng thích với phần mềm giám sát theo quy định của NHNN Việt Nam. Do vậy, các QTDND cơ sở chủ yếu gửi báo cáo bằng văn bản là bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu khác. Thanh tra, giám sát Chi nhánh phải cử cán bộ tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác và phải nhập lại số liệu bằng tay vào máy tính để chuyển đổi thành file số liệu báo cáo tƣơng thích với phần mềm để bộ phận giám sát từ xa có thể cập nhật thông tin và thực hiện xử lý, phân tích dữ liệu nên mất nhiều thời gian và công sức.

Bƣớc 2: tiến hành xử lý dữ liệu

Sau khi bộ phận chuyên quản QTDND kiểm tra tính chính xác của thông tin, bộ phận giám sát từ xa tiến hành xử lý số liệu theo phần mềm máy tính.

Bƣớc 3: vận hành chƣơng trình phần mềm giám sát, in ra một số bảng biểu theo thực đơn chỉ dẫn của chƣơng trình.

Sau khi có đƣợc dữ liệu chuẩn cho chƣơng trình từ bƣớc 2, bộ phận giám sát từ xa tiến hành vận hành chƣơng trình giám sát từ xa trên máy tính. Các dữ liệu của QTDND cơ sở đƣợc xử lý chung với các dữ liệu của các

Các số liệu sau khi đƣợc xử lý từ chƣơng trình giám sát từ xa sẽ đƣợc in ra theo các phân hệ báo cáo của chƣơng trình gồm:

Số liệu của từng QTDND: bảng chi tiết tài sản nợ; bảng chi tiết tài sản có; bảng chi tiết nợ xấu; bảng số liệu về thu nhập, chi phí; bảng các tài khoản sai số dƣ; bảng các tài khoản hạch toán sai tính chất;…

Số liệu tổng hợp của các QTDND, gồm: số liệu về nguồn vốn và sử dụng vốn của các QTDND theo mức vốn tự có, theo mức dƣ nợ, theo tùy chọn về tỷ lệ nợ xấu, theo tùy chọn về nguồn vốn huy động, theo tùy chọn về thu nhập và chi phí; doanh số cho vay, thu nợ; doanh số cho vay theo ngành nghề; số dƣ cho vay theo ngành nghề; tài sản cố định; các chỉ số tài chính chủ yếu; một số chỉ tiêu về vốn, dƣ nợ, thu chi của các QTDND,…

Bƣớc 4: thực hiện phân tích

Các dữ liệu sau khi thực hiện vận hành chƣơng trình phần mềm giám sát từ xa là các dữ liệu theo bảng biểu số liệu, chỉ số,… bộ phận giám sát từ xa tiếp tục phân tích diễn biến của các chỉ tiêu nhƣ nguồn vốn, sử dụng vốn, cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, nợ xấu, kết quả kinh doanh, các chỉ số an toàn trong hoạt động,… để đƣa ra những nhận định, tìm thấy những dấu hiệu bất thƣờng từ các QTDND.

Kết quả của bƣớc này là đƣa ra một báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của QTDND trên địa bàn trong kỳ báo cáo. Các nhận định có thể chứa đựng rủi ro trong hoạt động của từng QTDND nếu có dấu hiệu bất thƣờng nhƣ: dƣ nợ tăng quá nhanh, nguồn vốn huy động sụt giảm mạnh, kết quả kinh doanh thua lỗ, nợ xấu tăng cao đột biến, vi phạm các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động,…

Bƣớc này đòi hỏi cán bộ thực hiện nghiệp vụ giám sát phải có kinh nghiệm, có hiểu biết trong hoạt động ngân hàng, có trình độ phân tích tổng hợp cao để có thể đƣa ra những nhận định chính xác về các số liệu giám sát. Đây là bƣớc quan trọng nhất quyết định chất lƣợng báo cáo giám sát của hoạt động giám sát từ xa.

Bƣớc 5: thực hiện chế độ báo cáo giám sát từ xa

Báo cáo tổng hợp giám sát đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn đƣợc lập từ bộ phận giám sát từ xa sau bƣớc 4. Báo cáo phải tổng hợp đƣợc tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn trong kỳ báo cáo, đánh giá về tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu phân tích nhƣ nguồn vốn, dƣ nợ, vốn điều lệ, vốn huy động, diễn biến nợ xấu, kết quả kinh doanh,… và đƣa ra các số liệu bất thƣờng của các QTDND (nếu có) nhƣ sự giảm mạnh trong nguồn vốn huy động, nợ xấu tăng nhanh, kết quả kinh doanh lỗ liên tục, vi phạm về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động…; các kiến nghị, biện pháp xử lý tiếp theo.

Báo cáo bằng văn bản đƣợc gửi cho Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam, lãnh đạo NHNN Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, lãnh đạo thanh tra, giám sát Chi nhánh, các phòng, bộ phận liên quan trực tiếp theo định kỳ hàng quý (trƣớc ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo). Ngoài ra hàng tháng sau khi xử lý xong dữ liệu ở bƣớc 3 của quy trình giám sát từ xa, bộ phận giám sát phải kết suất file dữ liệu và gửi về Cơ quan thanh tra giám sát NHNN Việt Nam theo đƣờng truyền dữ liệu trực tuyến.

Nếu phát hiện QTDND nào có dấu hiệu rủi ro cao, bộ phận giám sát từ xa phải báo cáo ngay và đề xuất biện pháp quản lý thích hợp với Giám đốc NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, Chánh thanh tra, giám sát Chi nhánh để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Xử lý sau giám sát từ xa:

Kết quả của công tác giám sát từ xa là báo cáo giám sát từ xa. Báo cáo này phải nêu các kiến nghị biện pháp xử lý nếu có dấu hiệu bất thƣờng và vi phạm quy định của các QTDND. Biện pháp xử lý chủ yếu thƣờng đƣợc kiến nghị từ hoạt động giám sát từ xa đối với các QTDND là:

Yêu cầu QTDND giải trình, cung cấp thêm thông tin về những nội dung, dấu hiệu bất thƣờng do công tác giám sát phát hiện;

Yêu cầu QTDND chấm dứt, có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm hoặc hạn chế rủi ro trong hoạt động;

Tổ chức các đoàn thanh tra trực tiếp để tiếp tục làm rõ những vấn đề bất thƣờng do công tác giám sát từ xa phát hiện;

Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nếu xác định đƣợc hành vi của QTDND là vi phạm quy định pháp luật.

Các thông tin giám sát đƣợc lƣu trữ và cung cấp cho bộ phận thực hiện thanh tra tại chỗ khi có nhu cầu hoặc phục vụ số liệu cho công tác quản lý đối với các QTDND trên địa bàn.

+ Kết quả giám sát từ xa một số nội dung chủ yếu đối với các QTDND trên địa bàn nhƣ sau:

Bảng 3.3: Một số sai phạm, rủi ro đƣợc phát hiện qua giám sát từ xa đối với các QTDND trên địa bàn

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng QTDND đƣợc giám sát 98 98 98 1- Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện có nguồn vốn huy động giảm mạnh 9 5 3 2- Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện có dƣ nợ diễn biến bất thƣờng 25 16 10 3- Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện có tỷ lệ nợ xấu cao 17 11 7 4- Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện có kết quả kinh doanh lỗ 11 7 5 5- Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện đã vi phạm tỷ lệ đầu tƣ tài sản

cố định 4 6 9

6- Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 7 8 6 7- Số lƣợng QTDND đƣợc phát hiện đã vi phạm tỷ lệ giới hạn tín

dụng đối với một khách hàng 5 4 3 8- Số kiến nghị, biện pháp xử lý áp dụng 75 57 43

Từ các sai phạm, rủi ro đƣợc phát hiện tại bảng 3.3 có thể đánh giá tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn và hiệu quả xử lý của hoạt động giám sát từ xa. Các chỉ tiêu về tồn tại, sai phạm đƣợc phát hiện thuộc nội dung giám sát từ xa. Đó là:

Diễn biến về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có: số liệu thống kê thể hiện qua chỉ tiêu 1 và 2 bảng 3.3 cho thấy số lƣợng QTDND có nguồn vốn huy động giảm mạnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số 98 QTDND và có xu hƣớng giảm dần (năm 2012 là 9,2%; năm 2013 là 5,1%; năm 2014 là 3,06%). Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của các Quỹ trong các năm qua là tƣơng đối tốt, nguồn vốn có sự tăng trƣởng đều đặn, ít bị sụt giảm.

Số lƣợng QTDND có dƣ nợ diễn biến bất thƣờng chiếm tỷ lệ cao trên tổng số 98 QTDND (năm 2012 là 25 quỹ, chiếm 25,5%; năm 2013 là 16 quỹ, chiếm 16,3%; năm 2014 là 10 quỹ, chiếm 10,2%). Điều này đƣợc lý giải là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, thị trƣờng bất động sản đóng băng, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và cá nhân bị đình trệ, QTDND không thể giải ngân vốn vay, dƣ nợ cho vay giảm mạnh, đặc biệt trong năm 2012. Đến năm 2013, 2014, số lƣợng QTDND có biến động về dƣ nợ đã có xu hƣớng giảm, chứng tỏ kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, các QTDND đã có thể đẩy mạnh cho vay, tăng trƣởng tín dụng đã cao hơn so với các năm trƣớc.

Chất lƣợng tài sản có (số liệu thống kê thể hiện qua chỉ tiêu 3 bảng 3.3): thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu của các QTDND. Chỉ tiêu nợ xấu diễn biến cùng chiều với chỉ tiêu các QTDND có dƣ nợ diễn biến bất thƣờng. Năm 2012 có 17 quỹ, chiếm 17,3 %; năm 2013 có 11 quỹ, chiếm 11,2%; năm 2014 có 7 quỹ, chiếm 7,1%. Tỷ lệ nợ xấu của một số QTDND tăng cao trong năm 2012 là do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, khách hàng làm ăn thua lỗ, ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay QTDND. Số lƣợng QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao có

xu hƣớng giảm dần qua các năm 2013, 2014. Chất lƣợng tín dụng của các QTDND đã đƣợc cải thiện đáng kể.

Giám sát tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh (số liệu thống kê qua chỉ tiêu số 4 bảng 3.3): tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh của QTDND. Do hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu chính cho các QTDND. Khi khách hàng không trả đƣợc nợ gốc và lãi vay, nguồn thu nhập giảm sút, một số QTDND bị thua lỗ. Năm 2012 là 11 quỹ, chiếm 11,2%; năm 2013 là 7 quỹ, chiếm 7,1%; năm 2014 là 5 quỹ, chiếm 5,1%. Tỷ lệ này có xu hƣớng giảm qua các năm chứng tỏ kết quả kinh doanh của các QTDND đã đƣợc cải thiện hơn.

Giám sát việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTDND (số liệu thống kê qua chỉ tiêu 5,6,7 Bảng 3.3): các chỉ tiêu này cho thấy, số lƣợng các QTDND vi phạm là không cao so với các chỉ tiêu khác. Về cơ bản, các QTDND đã chấp hành tƣơng đối tốt các tỷ lệ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)