Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4.Thu thập dữ liệu

2.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu đề tài

2.2.4.Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý hoặc đã xử lý.

Dữ liệu sơ cấp: khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu, phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp để thu thập thông tin, tài liệu cho bài nghiên cứu.

Tiến trình thu thập thông tin thứ cấp đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu là hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội đối với QTDND trên địa bàn TP Hà nội. Do đó, các tài liệu cần thu thập là các tài liệu liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát đối với đối tƣợng là các QTDND, đƣợc thực hiện tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.

Bƣớc 2: xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ loại, nơi cung cấp):

Đó là các loại tài liệu đƣợc ban hành bởi NHNN Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội: báo cáo công tác thanh tra, giám sát các năm 2012-2014; các văn bản nội bộ của NHNN Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát Chi nhánh; các kết luận thanh tra đối với QTDND;

Nơi cung cấp các tài liệu này: phòng tổng hợp của thanh tra, giám sát Chi nhánh.

Bƣớc 3: xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài

Đó là các loại tài liệu: có liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

Nguồn tài liệu: các giáo trình, các tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng; các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ đã đƣợc công bố; từ mạng internet…

Bƣớc 4: tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp

Sau khi xác định các nguồn tài liệu có thể thu thập đƣợc dữ liệu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu nhƣ sau:

a. Đối với các dữ liệu thu thập từ NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - Lập danh sách tài liệu cần thu thập;

- Gặp trƣởng phòng tổng hợp của Thanh tra, giám sát Chi nhánh đề xuất mƣợn một số tài liệu theo danh sách;

- Sau khi đƣợc chấp thuận, mang tài liệu đi photo hoặc ghi chép lại những nội dung có liên quan đến việc nghiên cứu.

b. Đối với các dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài

- Đến thƣ viện quốc gia để tra cứu những tài liệu cần tìm nhƣ: các giáo trình về chuyên ngành tài chính, ngân hàng; các tạp chí chuyên ngành tài chính, ngân hàng; các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN;

- Lên mạng internet, sử dụng các công cụ tìm kiếm (google) để tìm các bài viết, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng:

+ Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập đƣợc, đọc lƣớt qua để nắm đƣợc ý chính;

+ Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Bƣớc 5: tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu

Đọc chi tiết những tài liệu đã thu thập đƣợc. Ƣu tiên lựa chọn những tài liệu có những thông tin, số liệu cập nhật; ghi chép lại những nội dung liên quan đến đề tài.

2.2.5. Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc

Các thông tin, tài liệu thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và số liệu, tài liệu của NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hà nội đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 52)