Đánh giá hoạt động của DIV.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (Trang 26 - 28)

- Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm Báo cáo thực trạng đến ngày xảy ra rủi ro

3.3. Đánh giá hoạt động của DIV.

3.3.1. Những kết quả đạt được

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, thời gian là chưa nhiều với một tổ chức, nhưng bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã có nhiều cố gắng để đạt được những kết quả khả quan, ban đầu phải kể đến:

- Về tài chính, DIV đã có được một nguồn lực nhất định để có thể xử lí ngay các vấn đề khó khăn. Vốn điều lệ của DIV được nhà nước cấp là 1000 tỉ đồng. Kết hợp với nguồn thu phí, DIV đã đầu tư dưới nhiều hình thức như trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, tiền gửi có kì hạn của các tổ chức tin dụng nhà nước theo đúng quy định, đảm bảo an toàn, bảo toàn vốn và bù đắp chi phí.Sau 5 năm hoạt động, ngoài việc chi trả người gửi tiền và chi phí hoạt động, BHTGVN đã tích luỹ và phát triển từ số vốn ban đầu lên trên 1.600 tỷ đồng, đảm bảo được các mục tiêu do Chính phủ giao phó, đồng thời bảo vệ và tối ưu hoá đồng vốn của ngân sách.

- Về công nghệ, đã bước đầu áp dụng nhiều công nghệ mới để thu thập được thông tin về các cơ quan liên quan, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi giúp thực hiện giám sát và quản lí tài chính

- Về cơ cấu đã thành lập 14 phòng ban tại trụ sở chính tham mưu cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc, thành lập 6 chi nhánh khu vực mở rộng phạm vi mạng lưới đồng thời triển khai được chức năng, nhiệm vụ của DIV đến từng khu vực, xây dựng bộ máy hoạt động tương đối hoàn chỉnh, về cơ bản đã đáp ứng được nhu càu hiện tại.

- Về hoạt động nghiệp vụ đã triển khai có hiệu quả chính sách của nhà nước về bảo hiểm tiền gửi, cấp và thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, thu phí, kiểm tra và giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, chi tiền bảo hiểm, xử lí nợ, đầu tư tài chính, góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư. Với mạng lưới rộng khắp, BHTGVN đã cấp chứng nhận BHTG cho trên 1000 tổ chức nhận tiền gửi; triển khai tốt các nghiệp vụ giám sát từ xa, cảnh báo sớm, thực hiện gần 1.500 cuộc kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tiếp sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, trong 5 năm qua, BHTGVN đã xử lý 33 quỹ tín dụng bị đổ bể, chi trả trên 16 tỷ đồng cho người gửi tiền mà không sử dụng đến vốn do Nhà nước cấp, đảm bảo sự ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính quốc gia.

3.3.2. Một số vấn đề tồn tại

Hoạt động của BHTGVN đang được điều chỉnh bởi Nghị định 89 và Nghị định 109 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89). Mặc dù đã được sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập về pháp lý trong triển khai dịch vụ mới do hầu hết các lĩnh vực liên quan tới hoạt động của BHTG đều đã có luật điều chỉnh. Phạm vi bảo vệ quyền lợi người gửi tiền còn hạn chế ở quỹ tín dụng, ngân hàngthương mại và công ty tài chính, chưa mở rộng tới các tổ chức nhận tiền gửi khác nhu ngân hàng chính sách xã hội, tiết kiệm bưu điện. Như vậy một bộ phận lớn người gửi tiền chưa được bảo vệ lợi ích và Nhà nước chưa tạo môi trường kinh doanh tiền tệ - tín dụng một cách bình đẳng.Cơchế thu phí bảo hiểm đồng hạng cố định không phân biệt theo rủi ro đi ngược lại nguyên tắc bảo hiểm và không tạo ra sự công bằng giữa các tổ chức nhận tiền gửi lành mạnh và các tổ chức có vấn đề. Năng lực tài chính thể hiện qua vốn điều lệ và các quỹ nghiệp vụ(1.600 tỷ VNĐ) thấp,

vì vậy BHTGVN gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các nghiệp vụ như hỗ trợ tài chính và nâng cao quyền lợi người gửi tiền.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w