Một số gợi ý về chính sách để hoàn thiện các chế độ BHXH cơ bản của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội của nhật bản và một số gợi ý chính sách cho việt nam chính trị (Trang 85)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

3.4. Một số gợi ý về chính sách để hoàn thiện các chế độ BHXH cơ bản của

của Việt Nam

3.4.1 Chế độ hưu trí - Cần thực hiê ̣n hình thức Bảo hiểm hưu trí tự nguyê ̣n bổ sung

Chăm sóc người cao tuổi cả về đời sống vật chất và tinh thần là một nội dung quan trọng trong chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước. Kể từ khi Hiến pháp đầu tiên được ban hành năm 1946, người cao tuổi đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách và các chương trình xã hội và chương trình kinh tế trên con đường phát triển của Việt Nam. Những chính sách và chương trình này được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ người cao tuổi khỏi những rủi ro khác nhau và cải thiện việc tiếp cận với các dịch vụ kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trước dự báo về dân số người cao tuổi, các chính sách và chương trình này mới chỉ được được điều chỉnh một cách từ từ và chính điều này có thể tạo ra một số thách thức ví dụ như hệ thống chăm sóc lão khoa chưa được phát triển đầy đủ; tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người cao tuổi có chất lượng còn thấp; Quỹ hưu trí với hình thức đóng tới đâu hưởng tới đó chưa thực sự hỗ trợ người lao động là người cao tuổi và còn có nhiều sự mất công bằng giữa các thế hệ và mất cân bằng về giới; còn có nhiều vướng mắc khi xét tham gia hoặc không cho phép tham gia vào các chương trình hỗ trợ xã hội. Những chính sách cần thực hiện theo bốn hướng:

Một là, nâng cao nhận thức và thái độ của các nhà hoạch định chính sách và của toàn xã hội về các thách thức liên quan đến vấn đề già hóa dân số một cách nhanh chóng, bao gồm cả sự khác biệt đáng kể trong mức sống của người cao tuổi và sự căng thẳng mà hệ thống chăm sóc sức khỏe phải đương đầu. Nâng cao vai trò của các hiệp hội, tổ chức chính trị, xã hội và nghề

nghiệp trong xây dựng và tuyên truyền để các chính sách và các chương trình được thiết kế phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người cao tuổi.

Hai là, tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm bảo đảm và nâng cao thu nhập cho người cao tuổi thông qua tạo việc làm và phúc lợi hưu trí.

Ba là, tăng cường dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với sự tham gia tích cực của mọi ngành nhằm mục tiêu nâng cao năng lực quốc gia trong việc chăm sóc người cao tuổi. Kết hợp chăm sóc người già tại cộng đồng và chăm sóc tại nhà với chăm sóc tại cơ sở theo yêu cầu. Đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức và kiến thức về tuổi già khỏe mạnh. Tăng cường quản lý và kiểm soát các bệnh mãn tính lão khoa với mục đích tăng số năm sống mạnh khỏe. Dần dần phát triển và quản lý một mạng lưới thống nhất các cán bộ xã hội, các nhà cung cấp chăm sóc lão khoa và các viện dưỡng lão dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của từng địa phương. Đưa các nguyên tắc cơ bản và cách tiếp cận chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi vào chương trình đào tạo cho sinh viên y khoa, điều dưỡng viên và các nhân viên y tế khác. Về lâu dài, Việt Nam có thể theo đuổi việc cấp nguồn nhân lực chăm sóc hỗ trợ cho người cao tuổi ở các quốc gia khác.

Bốn là, cải thiện hoạt động nghiên cứu chính sách và xây dựng các số liệu có chất lượng về dân số cao tuổi nhằm đưa ra các bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách nhằm thiết kế các kế hoạch chiến lược một cách có hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Hiện nay, thực tiễn BHXH Việt Nam cho thấy cần triển khai việc thực hiê ̣n hình thức Bảo hiểm hưu trí tự nguyê ̣n bổ sung . Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, hình thức BHHT tự nguyện bổ sung, thông qua việc mua các sản phẩm bảo hiểm hoặc đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện là hướng đi

rất đúng đắn, góp phần hỗ trợ, bổ sung thêm trụ cột bảo hiểm của cả nước và đặt ra cơ hội mới cho mọi người tham gia vào hoạt động BHHT, tạo điều kiện cho mọi người có được thêm những nguồn thu nhập ổn định và cao hơn trong tương lai khi đến tuổi về hưu hoặc gặp trường hợp rủi ro. Từ thực tế trong triển khai chế độ hưu trí của BHXH Nhật Bản, thì Việt Nam cần phát triển loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện đây là một trong ba trụ cột chính của chế độ hưu trí trên thế giới hiện nay. Đây là các chương trình hưu trí bổ sung với đối tượng tham gia là người lao động muốn tăng thêm quyền lợi hưu trí ngoài hưu trí doanh nghiệp, người lao động tự do, nông dân... Ở Việt Nam, đây là một hình thức bảo hiểm mới và đang thu hút không chỉ các doanh nghiệp bảo hiểm mà cả người dân. Vấn đề bảo hiểm xã hội và bảo hiểm hưu trí (BHHT) là một trong những nội dung chính sách rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an sinh xã hội nhằm góp phần tích cực vào việc phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, BHHT có khá nhiều đối tượng tham gia với cơ chế là bảo hiểm bắt buộc. Các chương trình này thường hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi trong từng năm. Quỹ hưu trí không có dự trữ hoặc nếu có thì dự trữ thường nhỏ và không đủ để chi trả cho những quyền lợi hưu trí trong tương lai. Đây là một kênh, một trụ cột rất quan trọng mang tính chất của khu vực Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian tới, khi đất nước ngày càng phát triển, thu nhập người dân khá hơn, dân số đang được đánh giá là trẻ nhưng sẽ già đi theo năm tháng và gánh nặng trách nhiệm của Nhà nước, xã hội đối với những người hưu trí, những người có rủi ro sẽ ngày càng lớn. Hiện nay, Việt Nam là một nước có mật độ dân số lớn và tốc độ phát triển dân số nhanh. Theo đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế, dân số Việt Nam đang ở đầu thời kỳ dân số vàng, với hơn 50 triệu dân số đang trong độ tuổi lao động. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tuổi thọ

và sức khoẻ của người dân ngày càng tăng lên. Từ đó, sự cần thiết phải có các chính sách bảo đảm an sinh xã hội và nhu cầu được chăm lo các điều kiện cá nhân của người dân ngày càng cao. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào, bên cạnh sự bảo trợ của Nhà nước thông qua chương trình bảo hiểm xã hội hay BHHT bắt buộc, luôn có BHHT bổ sung để đáp ứng tối đa nhu cầu chăm sóc người dân khi đến tuổi về hưu, góp phần ổn định an sinh xã hội.

3.4.2. Chế độ bảo hiểm thất nghiê ̣p – Xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiê ̣p theo hướng bảo hiểm viê ̣c làm cho người lao động

Thị trường lao động của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển , số người tham gia lực lượng trên 51 triê ̣u người (năm 2012). Do vâ ̣y , để thị trường lao đô ̣ng phát triển ổn đi ̣nh và tích cực Viê ̣t Nam cần sớm ban hành Luâ ̣t Viê ̣c làm qua đó chế độ bảo hiểm thất nghiê ̣p cần : (i) Chú trọng xây dựng chế độ phát triển năng lực và kỹ năng nghề suốt đời cho toàn bộ người lao động; (ii) Chuyển đổi chế độ bảo hiểm thất nghiệp thành bảo hiểm việc làm (tương tự Nhâ ̣t Bản); (iii) Kết hợp giữa bảo đảm việc làm, phát triển năng lực, kỹ năng nghề và trợ cấp thất nghiệp - coi đây là những trụ cột nền tảng của chính sách việc làm; (iv) Đa dạng các chính sách ứng phó với tình trạng thất nghiệp và quản lý nguồn nhân lực một cách tổng hợp . Những kinh nghiệm xây dựng và phát triển chế đô ̣ bảo hiểm việc làm của Nhâ ̣t Bản có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Đặc điểm lao động phổ thông, giá nhân công rẻ ở Việt Nam hiện nay đang làm giảm sức thu hút đầu tư nước ngoài và tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động để nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động thúc đẩy chuyển dịch mô hình sử dụng lao động đơn giản, kỹ năng thấp sang lao động phức tạp, kỹ năng cao. Bên cạnh đó, cũng phải tập trung đào tạo lao động có

trình độ chuyên môn cao trong một số ngành nghề mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, phù hợp với nền kinh tế tri thức.

Để thực hiê ̣n được những vấn đề nêu trên qua những kinh nghiê ̣m của Nhâ ̣t Bản thì Viê ̣t Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp: Tiếp tục tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; khẩn trương nghiên cứu xây dụng Luật Việc làm, trong đó có nội dung về bảo hiểm việc làm nhằm bổ sung các quy định nhằm hạn chế, ngăn ngừa thất nghiệp, đồng thời hoàn thiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và quản lý lao động...; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cho phù hợp với thực tế triển khai thực hiện chính sách, như: vấn đề đối tượng áp dụng, hỗ trợ học nghề, trình tự thực hiện (đăng ký có thể trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp), trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, chi phí cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cán bộ của trung tâm giới thiệu việc làm đối với người thất nghiệp . Cần tăng cường công tác thông tin , tuyên truyền: về các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là người lao động ở vùng sâu vùng xa, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức. Xây dựng và thực hiện các biện pháp để quản lý lao động: Làm cơ sở cho việc xác định và nắm chắc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp . Tăng cường các điều

kiện để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trong đó bao gồm : Tăng cường cơ sở vật chất, cán bộ và kinh phí cho các trung tâm giới thiệu việc làm để tiếp nhận, giải quyết và quản lý người thất nghiệp; Hoàn thiện phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện trên phạm vi cả nước, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan: trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trước hết là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tài chính, Nội vụ, Công đoàn.

3.4.3. Chế độ bảo hiểm y tế - Thực hiê ̣n chế độ BHYT Quốc gia

Căn cứ trên kinh nghiệm của Nhâ ̣t Bản và xuất phát từ nhận thức khá rõ về những tiến bộ và khó khăn , hạn chế trong thực hiện BHYT ở nước ta hiện nay, các chuyên gia của WHO đă đóng góp những ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế , chính sách quản lý BHYT ở nước ta , tiến tới BHYT toàn dân như Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra. Việt Nam cần thực hiện ngay BHYT xã hội quốc gia với luật định BHYT bắt buộc. Thực hiện ngay BHYT toàn dân. Bỏ tự nguyện để tăng tính tuân thủ. Tất cả công dân Việt Nam cư trú trong nước đều phải tham gia. Chính phủ chỉ hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người cao tuổi và những người tàn tật (từ trợ cấp tàn tật). Những người cư trú hợp pháp, không phải là công dân Việt Nam (như người nước ngoài làm việc ở Việt Nam ) phải mua , theo quy định của pháp luật. Nếu diện bao phủ rộng thì nguồn thu BHYT sẽ lớn đồng thời mức đóng sẽ hạ, đảm bảo duy tŕ quỹ bền vững . Hơn nữa, nếu có nhiều mức đóng bảo hiểm với quyền lợi thụ hưởng cao , thấp khác nhau thì những mức đóng góp cao có thể bù đắp cho những mức đóng thấp để ổn định quỹ. Tính bao trùm sẽ có khả năng chia sẻ cao và chia sẻ được cho tất cả mọi người, ai cũng có thể đóng góp đồng thời thu lợi từ hệ thống an sinh xă hội. Nếu hệ thống chỉ dành

để hỗ trợ cho người nghèo nó sẽ không thể thu hút sự hỗ trợ từ các thành phần khác trong xă hội. Thiếu sức sống bền vững, theo thời gian, hệ thống sẽ có nguy cơ thất bại. Với chính sách BHYT toàn dân, hệ thống có thể tự đảm bảo sự tồn tại của mình chứ không phải theo nguyên tắc nếu thiếu Chính phủ lại bù. Thay vì bao cấp cả xã hội, Chính phủ chỉ bao cấp cho nhóm không có khả năng chi trả. Việc nâng đỡ cả hệ thống chỉ làm cho hệ thống thiếu hấp dẫn và kém hiệu quả . Viê ̣c triển khai BHYT toàn dân sẽ : Huy động nguồn lực một cách ổn định và công bằng, đủ để cung ứng các dịch vụ cơ bản cho người dân và bảo vệ người dân khỏi các rủi ro về tài chính khi ốm đau; Quản lý nguồn lực để chia sẻ rủi ro một cách công bằng với hiệu suất cao . Để thực hiện điều này cần có cơ chế tái phân bổ điều h ̣a ̣ chi phí phát sinh . Quản lý ở ta đang có tình trạng vùng nghèo bao cấp ngược lại cho vùng giàu. Do cơ chế, ngân quỹ đổ về vùng nào sử dụng nhiều hơn, mà vùng giàu lại luôn sử dụng ngân quỹ nhiều hơn, chi ngân quỹ cao hơn vùng nghèo; Tổ chức mua và thanh toán dịch vụ y tế nhằm mang lại kết quả tốt nhất về dịch vụ chăm sóc y tế với chi phí thấp nhất. Ở nước ta chưa có khái niệm mua dịch vụ y tế do vậy thiếu động lực cho việc các cơ sở y tế của cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời giảm giá thành.

Ngoài ra , chế đô ̣ BHYT quốc gia cần chú tro ̣ng đến các cơ sở khám chữa bê ̣nh tư nhân vì c hính sách BHYT là chính sách nhằm chăm sóc sức khỏe người dân tốt nhất, không vì mục tiêu lợi nhuận, là chính sách xã hội. Vì vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh nào đã ký hợp đồng khám chữa bệnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội thì mục tiêu đạt lợi nhuận từ hình thức này khó xảy ra. Thực tế đã chứng minh điều này , tại Việt Nam các doanh nghiệp bên ngoài kinh doanh thị phần bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ lệ chưa cao nhưng đa dạng về hình thức như bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội của nhật bản và một số gợi ý chính sách cho việt nam chính trị (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)