Một vài nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội của nhật bản và một số gợi ý chính sách cho việt nam chính trị (Trang 73)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

3.1. Một vài nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt

Nam hiện nay

3.1.1. Những thành tựu đạt được của BHXH Việt Nam

Qua thời gian dài trình hình thành và phát triển, đến nay hệ thống BHXH Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt và đã đạt được một số thành tựu như sau:

Hệ thống tổ chức bộ máy và chính sách BHXH từng bước được hoàn thiện

Hệ thống tổ chức và bộ máy của BHXH được tổ chức thống nhất từ cấp Trung ương đến địa phương và ngày càng được hoàn thiện. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, BHXH Việt Nam chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cho lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và BHXH địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Luật BHXH ra đời và được áp dụng chính thức từ 1/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 1/1/2009 với bảo hiểm thất nghiệp kéo theo các chế độ, chính sách mới cho các đối tượng như: Chế độ trợ cấp thất nghiệp; Chế độ hỗ trợ học nghề; Chế độ hỗ trợ tìm việc làm,…

Đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng và tăng dần số lượng.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2012, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 60.549.768 triệu người, tăng

gần 3,4 triệu người so với năm 2011, tương đương hơn 68% dân số được bảo hiểm. Diện bao phủ của hệ thống đã được mở rộng tới mọi người dân từ đủ 15 tuổi trở lên có nguyện vọng tham gia BHXH. Nếu không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì có cơ hội tham gia BHXH tự nguyện. Hiện nay, số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của khu vực hành chính sự nghiệp đã đạt gần 100% số đối tượng thuộc diện tham gia; ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 97,1%; khu vực doanh nghiệp tư nhân dù còn thấp nhưng đã có bước cải thiện đáng kể so với trước đây, đã đạt trên 50% số đối tượng thuộc diện tham gia. Về BHXH tự nguyện, sau 2 năm triển khai, có khoảng 50 ngàn người dân tham gia. Hiện nay, đối tượng của BHXH như sau:

- Người lao động bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: + Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.

- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Quyền lợi của người tham gia BHXH ngày càng đầy đủ hơn

Nhiều Văn bản pháp lý ban hành kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH như: Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 8 năm 2011 về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2012 về Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc;…

- Lương hưu của người nghỉ hưu được cải thiện góp phần ổn định cuộc sống người nghỉ hưu. Tính đến tháng 5/2011, mức lương hưu bình quân là 2,568 triệu đồng/người/tháng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin được đẩy mạnh và tin học hóa quản lý BHXH được áp dụng

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH đã được đẩy mạnh hơn từ Trung ương tới địa phương với nhiều hình thức, bước đầu tạo ra sự chuyển biến nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng được triển khai đặc biệt tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

Công tác giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý các chế độ BHXH thống nhất trong cả nước, nên việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH đã đảm bảo kịp thời, chính xác.

3.1.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, BHXH còn có nhiều tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Những tồn tại và hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan: Nhận thức hạn chế của người lao động, ý thức của chủ sử dụng lao động, các quy định hạn hẹp trong lĩnh vực đầu tư, năng lực hạn chế của cán bộ BHXH,… do đó việc thực hiện BHXH gặp không ít khó khăn. Những tồn tại và hạn chế được tóm tắt ở các điểm sau:

- Một là, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn chậm, đặc biệt là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, lao động làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thật sâu rộng, ấn tượng, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH tự nguyện tổ chức triển khai còn chậm, chưa đều khắp tại các tỉnh, thành phố và còn thiếu các hình thức phù hợp tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia đặc biệt khu vực nông thôn, làng nghề, dịch vụ.

- Hai là, trong quá trình triển khai thực hiện chế độ, chính sách cũng xuất hiện một số vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn như việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động; quy định giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của đơn vị để chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH; Việc giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với trường hợp là tai nạn giao thông cũng còn nhiều vướng mắc kể cả điều kiện (như vi phạm pháp luật giao thông có hưởng hay không?) cũng như về thủ tục thực hiện (hiện nay ngành công an không còn quy định có Biên bản điều tra tai nạn giao thông như Luật BHXH quy định).Chế độ tiền tuất có sự chênh lệch khá lớn giữa thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng với thời gian ngắn và trợ cấp tuất một lần; tình trạng người lao động lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp xảy ra khá phổ biến...

- Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Nhận thức của một số chủ sử dụng về ý thức chấp hành pháp luật BHXH yếu.

- Bốn là, chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH với mức xử phạt còn thấp, chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp tuân thủ. Tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội, còn nhiều,…

- Năm là, việc đầu tư sinh lời của quỹ BHXH chủ yếu là thực hiện mua trái phiếu Chính phủ, cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay. Đến nay vẫn chưa tìm được giải pháp đầu tư để thu được lãi suất cao hơn, nên sẽ là hạn chế khi nguồn sinh lời phải là nguồn quỹ chủ yếu để điều chỉnh tăng lương hưu cho người nghỉ hưu, gia tăng mức thụ hưởng cho người lao động, đồng thời đảm bảo sự bền vững của quỹ BHXH trong dài hạn, góp phần thực hiện an sinh xã hội.

- Sáu là, quỹ hưu trí và tử tuất có số chi ngày càng tăng nhanh, khó đảm bảo chi trả trong dài hạn (năm 2009 số chi đã chiếm 88,5% so với số thu của cùng năm). Theo dự báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại văn bản số 1171/BHXH-CSXH ngày 29/4/2009, thì năm 2022 số thu vào quỹ hưu trí và

thêm từ số dư của quỹ (chưa tính phần quỹ từ ngân sách chuyển sang cho đối tượng có thời gian tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995). Năm 2040 số thu và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả, các năm sau đó số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm.

- Bảy là, chi phí quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam chưa tách bạch theo các quỹ thành phần.

Nhìn chung, quá trình thực hiện BHXH gặp rất nhiều khó khăn về cả mặt chủ quan và khách quan, song những khó khăn đó cũng cần phải được cơ quan BHXH có thẩm quyền nghiên cứu kịp thời khắc phục để hệ thống BHXH ngày càng hoàn thiện hơn. Đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân. [19].

3.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt Nam hiện nay

Với việc quy định cụ thể hồ sơ, trách nhiệm và thời hạn giải quyết đã tạo thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động và cơ quan BHXH thống nhất thực hiện. Các quy định về trình tự, quy trình giải quyết chế độ BHXH từng bước được hoàn thiện theo hướng đơn giản, phù hợp, thuận tiện cho người lao động. Việc giải quyết chế độ được áp dụng cơ chế “một cửa” liên thông, tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động khi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ. Công tác chi trả các chế độ đã dần đi vào ổn định, nề nếp với mục tiêu phục vụ ngày càng tốt hơn và đảm bảo thực hiện chi đúng, đủ, kịp thời, thuận tiện cho người thụ hưởng, cụ thể như việc đa dạng hoá các phương thức chi trả như chi trực tiếp cho người hưởng lương hưu, chi trả thông qua đại diện chi trả xã và ngân hàng, uỷ quyền cho người khác nhận thay, chi qua tài khoản cá nhân và tài khoản thẻ ATM, chi trả qua hệ thống bưu điện,..

Bên cạnh đó, công tác giải quyết và chi trả chế độ BHXH cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập như: một số quy định của Luật BHXH mặc dù đã có văn bản hướng dẫn nhưng chưa rõ hoặc chưa phù hợp trong thực tiễn như quy

định giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của đơn vị để chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản; việc giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với trường hợp là tai nạn giao thông, sự chênh lệch khá lớn giữa trợ cấp hàng tháng với trợ cấp tuất một lần…gây khó khăn trong việc giải quyết chế độ, làm ảnh hướng đến quyền lợi của người lao động. Ngoài ra, việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động vẫn còn sai sót, có sự phiền hà trong giải quyết chế độ cho người lao động, còn để đơn vị và người lao động đi lại nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn của một số cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết chính sách còn yếu, ý thức trách nhiệm chưa cao, không tuân thủ đúng quy định của pháp luật nói chung cũng như các quy định của ngành BHXH.

Về vấn đề xây dựng và thực hiện các chế độ BHXH, Việt Nam cần phải xây dựng hệ thống BHXH bền vững, hiện đại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia BHXH thuộc mọi thành phần kinh tế ; từng bước nâng dần mức lương hưu phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (như trong cải cách lương hưu của Nhật Bản ); bảo đảm cân đối thu chi quỹ BHXH để tránh tình trạng vỡ quỹ ; hoàn thiện và tổ chức tốt các loại hình BHXH: chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, tiến tới mọi người lao động đều được tham gia và thụ hưởng từ chính sách BHXH, đáp ứng yêu cầu đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế của đất nước. Mức lương hưu từng bước cần được cải thiện, tiến tới một bộ phận người về hưu ngoài mức lương hưu cơ bản còn có lương hưu bổ sung.

Chế độ hưu trí: Về tuổi nghỉ hưu của người lao động, khi điều kiện làm

việc mức sống xã hội được nâng cao, tuổi thọ con người tăng lên thì cần thiết phải điều chỉnh tăng độ tuổi nghỉ hưu. Từng bước điều chỉnh mức thu phí bảo hiểm theo luật định và phối hợp với tiến trình cải cách chế độ tiền lương.

Đồng thời, đa dạng hóa quỹ Bảo hiểm hưu trí tự nguyện dưới nhiều hình thức để tạo môi trường cạnh tranh và chống độc quyền. Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi về thuế, vốn và môi trường hoạt động bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm hưu trí theo nhu cầu của người lao động. Bên ca ̣nh đó , lương hưu cần phải tính theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng , thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH , bảo đảm an toàn và phát triển quỹ BHXH và điều chỉnh lương hưu trên cơ sở của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, từng bước cải thiện đời sống của người về hưu.

Chế độ bảo hiểm việc làm: Chế đô ̣ bảo hiểm thất nghiê ̣p được triển khai đã gần 4 năm và đã đa ̣t được những kết quả nhất đi ̣nh . Số hồ sơ đăng ký bảo hiể m thất nghiê ̣p ngày càng tăng lên chứng tỏ sự tin tưởng của

người lao đô ̣ng vào loa ̣i hình bảo hiểm này cũng như sự thành công của chính sách bảo hiểm thất nghiệp . Tuy nhiên bảo hiểm thất nghiê ̣p Viê ̣t Nam mới chỉ hỗ trợ đối với người lao đô ̣ng trên cơ sở đóng góp của ho ̣ và chủ sử dụng lao động . Do vâ ̣y theo kinh nghiê ̣m của Nhâ ̣t Bản thì cần thiết phải xây dựng sự hỗ trợ bảo hiểm đối với người chủ sử du ̣ng lao đô ̣ng. Các chính sách hỗ trợ cần phải mạnh hơn nữa , không chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c hỗ trợ tư vấn viê ̣c làm và hỗ trợ ho ̣c nghề .

Chế độ bảo hiểm y tế: Viê ̣t Nam cần thiết phải xây dựng mô ̣t cơ chế trong viê ̣c khám chữa bê ̣nh đối với những đối tượng của bảo hiểm y tế tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội của nhật bản và một số gợi ý chính sách cho việt nam chính trị (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)