VAI TRÒ CỦA KTTN TRONG NỀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

KTTN đã và đang ngày càng khẳng định đƣợc vị trí vai trò của mình trong nền Kinh tế - Xã hội của Việt Nam thể hiện trên các mặt sau:

1.3.1. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế

Phát triển KTTN tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Khu vực KTTN có thế mạnh trong việc huy động vốn, khai thác các tiềm năng khác có hiệu quả, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nƣớc.

Theo số liệu của tổng cục thống kê trong giai đoạn 2006-2010, khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc chiếm 45% tổng đầu tƣ nhƣng chỉ tạo ra 28% GDP, trong khi đó, khu vực doanh nghiệp dân doanh chỉ chiếm 28% tổng đầu tƣ nhƣng lại tạo ra tới 46% GDP. Khu vực KTTN hiện nay đóng góp đến hơn

2/3 GDP, ¾ giá trị sản xuất công nghiệp, 55% giá trị xuất khẩu cho đất nƣớc. Điều đó chứng tỏ KTTN có sự đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lƣợng và tăng trƣởng kinh tế, đƣợc coi là xƣơng sống của nền kinh tế Việt nam.

1.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với tốc độ phát triển ngày càng nhiều hoạt động trên tất cả các lĩnh vực và có mặt ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc KTTN đã và đang làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hiện đại.

Thực tế cho thấy, quá trình phát triển KTTN đồng thời là quá trình tìm kiếm phƣơng thức kinh doanh có hiệu quả nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng. Đó là quá trình các chủ doanh nghiệp phải tự đổi mới công nghệ, kỹ thuật tại doanh nghiệp của mình, chuyển hƣớng kinh doanh vào những vấn đề đó, tự nó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, hợp lý hơn. Điều này càng trở nên có ý nghĩa đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta.

1.3.3. Góp phần giải quyết việc làm, giảm áp lực về thất nghiệp

KTTN ngày càng tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lƣợng lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích luỹ nhỏ vì vậy phát triển KTTN ở nƣớc ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các loại hình kinh tế khác trong việc tạo ra việc làm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khu vực KTTN hiện nay lại là những đối tƣợng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đã trở thành nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho ngƣời lao động.

1.3.4. Góp phần làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

KTTN giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho khu vực kinh tế thuộc sở hữu Nhà nƣớc, tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh để cùng phát triển. Vai trò hỗ trợ không chỉ tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn là động lực để kinh tế Nhà nƣớc thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình thông qua cạnh tranh. Sự tồn tại và phát triển các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Đồng thời KTTN còn đóng vai trò là vệ tinh cho khu vực kinh tế Nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của các thành phần kinh tế.

1.3.5. Đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới

Với đặc điểm linh hoạt trong hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất của mình, khu vực KTTN là ngƣời đi tiên phong trong việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng nhƣ sáng kiến về kỹ thuật. Do áp lực cạnh tranh nên cần thiết phải thƣờng xuyên cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công. Mặc dù không tạo ra đƣợc những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhƣng nó là những tiền đề cho sự thay đổi về công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)