KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KTTN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua tình hình Kinh tế - Xã hội Vĩnh Phúc có những bƣớc tiến đáng kể, năm 2013 Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 7.89% so với năm 2012, vƣợt kế hoạch đề ra, cao hơn tốc độ tăng trƣởng của cả nƣớc và đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Chỉ thấp hơn Bắc Ninh +10.2% và Hà Nội + 8.25%). Giá trị tăng thêm: ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

tăng 5.09%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 10.34%, ngành dịch vụ tăng 7.9%. GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 56.8 triệu đồng tƣơng đƣơng 2.570 USD/ngƣời cao hơn 1.3 lần GDP bình quân đầu ngƣời cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hƣớng tích cực với tỷ trọng nghành nông, lâm nghiệp, thủy sản hiện chiếm 10.72%, nghành công nghiệp xây dựng chiếm 60.1%, ngành dịch vụ chiếm 29.18%. Thu ngân sách Vĩnh Phúc năm 2013 đạt 18.596 tỷ đồng, trong đó thu doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 144% so với dự toán. Trong năm 2013 Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 504 doanh nghiệp dân doanh hoạt động, tăng 4.5% so với năm 2012; số vốn đăng ký kinh doanh đạt 1.946 tỷ đồng nâng tổng số doanh nghiệp dân doanh lũy kế năm 2013 của tỉnh lên 5.800 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 37.399 tỷ đồng. Năm 2012 tổng giá trị sản phẩm của tỉnh đạt: 157.582.463 triệu đồng, trong đó khu vực KTTN của tỉnh đóng góp giá trị: 45.424.519 triệu đồng tăng gấp 2,1 lần so với năm 2009, tổng thu ngân sách của tỉnh đạt 12.829.309 triệu đồng, khu vực KTTN đóng góp 1.218.784 triệu đồng chiếm 9.5% tăng gấp 3.5 lần so với năm 2009. Những thành quả trên của khu vực KTTN Vĩnh Phúc đóng góp vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh những năm qua nhờ vào những bài học đáng kể sau:

- Công tác cải cách thủ tục hành chính đƣợc đẩy mạnh và đạt kết quả tốt, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, lành mạnh cho các thành phần kinh tế của tỉnh phát triển, không phân biệt doanh nghiệp Nhà nƣớc với doanh nghiệp dân doanh.

- Lãnh đạo tỉnh thực hiện cơ chế chính sách đối thoại với các khu vực

KTTN của tỉnh, quan tâm giải quyết tháo gỡ kịp thời các khó khăn vƣớng mắc của mà khu vực kinh tế này gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, tƣ vấn giúp đỡ chuyển giao khoa học công nghệ…

- Quy hoạch, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng của tỉnh đối hoàn chỉnh theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, chất lƣợng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế của tỉnh phát triển.

- Thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh, chƣơng

trình khuyến công, chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ đối với đối tƣợng hộ kinh doanh cá thể

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, những năm qua Bắc Ninh chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển các khu vực kinh tế, trong đó có phát triển khu vực KTTN. Năm 2013 Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 604 doanh nghiệp khu vực này, tổng vốn đăng ký 2.538.5 tỷ đồng, lũy kế đến hết năm 2013 cả tỉnh có 6.366 doanh nghiệp khu vực KTTN với tổng số vốn đăng ký 100.009 tỷ đồng. Năm 2013 Bắc Ninh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong phát triển Kinh tế - Xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 đạt 75.380 tỷ đồng, khu vực KTTN của tỉnh đóng góp 52.381 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu ngƣời là 68.2 triệu đồng/ngƣời/năm, tƣơng đƣơng 3.243USD. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thủy sản là 6%; công nghiệp xây dựng 74.5%; dịch vụ 19.5%; tổng thu ngân sách đạt 11.533 tỷ đồng đạt 100.4% dự toán, tăng 22.1% so với năm 2012. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh ( PCI) duy trì trong top 10 tỉnh có chỉ số cao nhất nƣớc. Đóng góp vào kết quả trên có phần đáng kể của khu vực KTTN.

Để phát triển khu vực KTTN đƣợc hiệu quả, Bắc Ninh đã thực hiện xây dựng môi trƣờng kinh doanh lành mạnh ổn định cho các thành phần khu vực kinh tế này phát triển.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tinh giản các thủ tục hành chính khi tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp dân doanh khi tham gia thị trƣờng.

Có cơ chế chính sách hỗ trợ về tài chính, khuyến khích đầu tƣ trên các lĩnh vực ƣu tiên, chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm lãi suất, cho vay ƣu đãi, cơ cấu lại nợ cho khu vực KTTN của tỉnh.

Hàng năm tỉnh tổ chức các buổi tiếp xúc giữa các doanh nghiệp và ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành để động viên cổ vũ, khen thƣởng các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời lắng nghe phản ảnh, đề xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thƣơng mại. Các thông tin về quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đều đƣợc công khai hóa, doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng đƣợc tiếp cận.

Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp tuyển dụng công nhân tại tỉnh

1.4.3. Những bài học rút ra để phát triển KTTN

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, quản lý thực hiện tốt quy hoạch từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KTTN cho phù hợp

Quan tâm đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân phù hợp với yêu cầu phát triển KTTN

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng một cửa, nhanh gon, giảm thiểu thủ tục, thời gian, chi phí cho các thành phần kinh tế. Nâng cao hiệu quả, năng suất của bộ máy Nhà nƣớc

Xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển

Xây dựng cơ chế đối thoại với khu vực KTTN nhằm khuyến khích, tháo gỡ kịp thời những khúc mắc khó khăn mà khu vực kinh tế này gặp phải

Đầu tƣ xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh

Có cơ chế chính sách hỗ trợ khu vực KTTN của tỉnh tiếp cận về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thƣơng mại.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)