CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC
3.6 Giải pháp về xây dựng bộ máy quản lý Nhà trƣờng
Công tác quản lý có thể nói là khâu then chốt, đầu não của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Nó càng trở lên quan trọng trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, quản lý là khâu quyết định mọi hoạt động của nhà trƣờng và nó cũng quyết định đến sự thành bại của nhà trƣờng. Trong thời kỳ hội nhập quản lý phải có sự đổi mới ở tất cả các khâu từ cán bộ quản lý đến tổ chức quản lý và sau cùng là cơ chế quản lý. Vì vậy nhà trƣờng cần phải quan tâm đến việc thực hiện một số giải pháp về chiến lƣợc quản lý nhƣ sau:
Ổn định bộ máy lãnh đạo của trƣờng điều này phụ thuộc vào chiến lƣợc sử dụng cán bộ của cấp quản lý trực tiếp của trƣờng, để ổn định bộ máy lãnh đạo cần có sự đồng thuận, nhất trí của cấp trên quản lý trƣờng.
Nhà trƣờng cần có sự quy hoạch về cán bộ nguồn và cử những cán bộ này theo học các lớp quản lý nhà nƣớc ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ phục vụ nhà trƣờng trong thời gian tới.
Cử những ngƣời có trình độ, có nhiệt huyết, có năng lực, có tâm huyết với trƣờng đi đào tạo về quản lý giáo dục, hoạch định chính sách giáo dục... để sau này có đội ngũ chuyên gia có khả năng hoạch định, xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục cho trƣờng.
Tiếp tục củng cố tổ chức của trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật theo quy định của Điều lệ trƣờng cao đẳng và đƣợc cụ thể hóa trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng; hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn phục vụ cho công tác đào tạo.
Lãnh đạo đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm theo quy định;
Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn trực thuộc, các bộ môn trực thuộc khoa đƣợc tổ chức phù hợp với yêu cầu của trƣờng, có cơ cấu và nhiệm vụ theo quy định;
Thành lập các đơn vị mới: Khoa Luật, Khoa Quản trị kinh doanh, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Hỗ trợ phục vụ HS-SV; Trung tâm liên kết đào tạo.
Xây dựng Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của Tỉnh và vùng nhằm cung cấp các dữ liệu thống kê, các thông tin, dự báo đầy đủ có độ chính xác cao phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển ; tăng cƣờng quản lý công tác tuyển sinh , đào tạo của trƣờng , đáp ứng các tiêu chí bảo đảm chất lƣợng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
KẾT LUẬN
Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn là đơn vị đào tạo có bề dày truyền thống về đào tạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kỹ thuật nông lâm nghiệp đã khẳng định đƣợc uy tín về chất lƣợng đào tạo trên địa bàn tỉnh, hàng vạn học sinh đã đƣợc đào tạo tại trƣờng là một minh chứng về sự đóng góp không nhỏ của trƣờng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, nhiều cựu học sinh, sinh viên của nhà trƣờng đã trở thành những cán bộ quản lý, doanh nhân thành đạt. Ghi nhận những thành tích to lớn mà nhà trƣờng đã đạt đƣợc trong quá trình hình thành và phát triển Nhà nƣớc và UBND tỉnh đã trao tặng nhiều phần thƣởng cao quý cho trƣờng.
Tuy nhiên bƣớc vào giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới thì nhà trƣờng cũng đứng trƣớc những thời cơ, vận hội mới và bên cạnh đó những thách thức đặt ra cũng không nhỏ. Những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội mà đất nƣớc ta đã đạt đƣợc sau 25 năm đổi mới là điều kiện thuận lợi để Nhà nƣớc và nhân dân đầu tƣ cho giáo dục. Chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ƣu tiên cho giáo dục, sự quan tâm của Bộ, Ban, ngành và xã hội đến giáo dục đang mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của trƣờng. Những thách thức lớn mà nhà trƣờng đang phải đƣơng đầu là sự cạnh tranh về quy mô, chất lƣợng đào tạo với các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cả trong và ngoài nƣớc; việc tạo dựng các nguồn lực về con ngƣời, tài chính, đất đai, cơ sở vật chất cho dự án mở rộng trƣờng và xây dựng đề án nâng cấp trƣờng lên cao đẳng.
Thách thức đặt ra đòi hỏi các giáo viên, cán bộ công chức, viên chức nhà trƣờng cần phát huy truyền thống, đoàn kết chặt chẽ, tập trung trí tuệ
tranh thủ nắm bắt thời cơ, chủ động vƣợt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra.
Từ nay đến năm 2020, Nhà trƣờng tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu là duy trì tốc độ phát triển quy mô đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo; đẩy mạnh đổi mới nội dung phƣơng pháp dạy học. Đổi mới cơ cấu tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ giáo viên phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Huy động mọi nguồn lực thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp trƣờng, tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng; chuẩn bị những điều kiện cần thiết để nhanh chóng nâng cấp trƣờng lên cao đẳng. Chiến lƣợc phát triển trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở vừa chỉ ra định hƣớng chung, vừa vạch rõ những mục tiêu, giải pháp cụ thể của từng lĩnh vực cụ thể, đòi hỏi mọi cá nhân và bộ phận trong trƣờng phải cùng nhau nỗ lực thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đƣa nhà trƣờng khẳng định đƣợc thƣơng hiệu, trở thành một điểm sáng cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà, góp phần đƣa tỉnh nhà sớm phát triển có đƣợc vị trí xứng đáng trong cả nƣớc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp, số 54/2011/TT - BGDĐT
2. Nguyễn Hoài Dung (2008), Bài giảng Quản trị chiến lược, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
3. Hoàng Văn Hải (2010), Bài giảng Quản trị chiến lược nâng cao, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Thị Bích Ngọc (2007), Giáo trình Quản trị chiến lược, Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông.
6. Quốc hội khóa 11 (2005), Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia
7. Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2009), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
8. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), Bài giảng Chiến lược cạnh tranh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020,số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012.
11.Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, số 545/QĐ-TTg ngày 9/5/2012
12.Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn (2010), Đề án quy hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020.
Tiếng Anh
13. H. Mintzberg, j. Lampel, J.B. Quin, S. Ghoshal (2003), The Strategy