2.2.2 .Phương pháp phân tích xử lý số liệu
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
3.1.3.1. Thuận lợi
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, huyện Mỹ Hào có điều kiện để mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc, huyện Mỹ Hào sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội huyện.
Là huyện có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, vấn đề thủy lợi, tưới tiêu tương đối chủ động, là địa phương có truyền thống thâm canh sản xuất... Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao, cung cấp lương thực, thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đô thị bước đầu được đầu tư nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và sẽ được thi công sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của huyện.
Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, năng động, nhạy bén, có trình độ sẽ tạo thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế -xã hội.
3.1.3.2. Khó khăn, hạn chế
Xuất phát điểm phát triển kinh tế của huyện vẫn tương xứng với quy mô. Do vậy, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế những năm gần đây là khá cao,
tuy nhiên chưa thực sự phát triển đồng đều và bền vững.
Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện nhìn chung còn chưa phát triển đồng bộ. Mạng lưới giao thông cần tiếp tục được đầu tư khá lớn, nhất là một số tuyến trục giao thông chính.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng hiện phần đông đang làm nông nghiệp. Quỹ đất tuy thuận lợi cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hợp lý. Việc phát huy cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển từ quỹ đất trên địa bàn huyện cũng có hạn chế do thị trường bất động sản ở huyện mới phát triển những năm gần đây nên chưa vững chắc và còn nhiều yếu tố rủi ro.
3.1.3.3. Áp lực đối với đất đai
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt là các khu đất gần trung tâm. Áp lực đối với đất đai thể hiện trên các mặt sau:
+ Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng. Do vậy, việc phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ…ngày càng tăng.
+ Trong thời kỳ tới, để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần dành đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng như phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục....
+ Nhu cầu cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao, cần dành đất cho xây dựng các công trình công cộng, văn hoá, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi…
Nhìn chung áp lực đối với đất đai của huyện trong thời kỳ quy hoạch là rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất đang sử dụng mà chủ yếu là đất nông
nghiệp. Vì vậy cần sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tư cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.