Ảnh hưởng của nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 37 - 41)

1.5. Nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất

1.5.2. Ảnh hưởng của nhân tố trong nước

Thứ nhất, tiềm lực kinh tế, vị trí và lợi thế của địa phương

Tiềm lực kinh tế của địa phương thể hiện rõ nét ở cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tính hiệu quả và đồng bộ của cơ chế quản lý, tốc độ và tính ổn định của tăng trưởng kinh tế, khả năng kiểm soát ốt các yếu tố rủi ro và lạm phát. Để GQVL, tiềm lực của kinh tế của địa phương có ảnh hưởng rõ rệt đến việc tạo ra nhu cầu về việc làm cũng như chất lượng lao động của người nông dân. Khi địa phương có cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc sẽ tạo ra nhiều cơ hội để tạo việc làm cho người lao động. Với nguồn ngân sách lớn, địa phương có thể đẩy mạnh sản xuất cả trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, mở rộng quy mô đầu tư, sản xuất, thu hút và GQVL cho nông dân sau thu hồi đất. Đồng thời, địa phương đó cũng có nhiều chương trình, dự án dạy nghề, đào tạo, đào tạo nghề cho nông dân, từ đó tăng thêm cơ hội việc làm cho người dân. Với những thuận lợi về vị trí địa lý, về hệ thống giao thông cùng với tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế; những tác động của vùng kinh tế tạo cho địa phương có khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai thác, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần GQVL cho người lao động không chỉ trong nội tại địa phương đó

mà còn có khả năng đưa lao động sang các địa phương lân cận để tìm kiếm việc làm.

Thứ hai, khả năng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh

Vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với việc làm của người lao động: Vốn dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo đội ngũ người lao động. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, nền sản xuất càng coi trọng việc sử dụng máy móc thì lượng vốn đầu tư để có một chỗ làm việc càng nhiều hơn. Nền sản xuất có nhiều hình thức đầu tư, tức là có nhiều ngành nghề thì sẽ có điều kiện mở rộng qui mô việc làm. Trong điều kiện trình độ công nghệ không đổi, thì qui mô đầu tư tỷ lệ thuận với qui mô việc làm. Vốn lớn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp và người sản xuất, thực tế là: muốn phát triển một ngành nào đó đều cần phải có một lượng vốn đầu tư tương ứng cho một chỗ làm mới. Ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay, về cơ bản các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Do vậy, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần phải giúp đỡ người nông dân có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời cần hướng dẫn cho người nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Những năm qua, những thành tựu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế thay đổi tác động mạnh đến sự thay đổi cơ cấu lao động. Theo đó, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng cũng đòi hỏi sự tăng lên về trình độ của người lao động. Do vậy, điều này cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến GQVL cho người lao động. Trong

điều kiện năng suất lao động không đổi thì nhu cầu về lao động tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất. Khi quy mô của nền kinh tế được mở rộng, khả năng thu hút quy mô sản xuất. Khi quy mô của nền kinh tế được mở rộng, khả năng thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế và của doanh nghiệp cao sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới cho người lao động. Trái lại, trong trường hợp quy mô sản xuất không đổi thì cầu về lao động tỷ lệ nghịch với trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Khi khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, nó có thể tạo ra được nhiều loại hình việc làm mới, tuy nhiên nó lại có khả năng thay thế một lượng lớn sức lao động sống của con người. Do vậy, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu lao động về mặt số lượng. Đối với lao động nông nghiệp, việc làm của họ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố đất đai. Trong quá trình thu hồi đất để hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị mới, đất đai canh tác nông nghiệp đã bị thu hẹp dần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm cho nông dân, một bộ phận lao động nông nghiệp dôi dư, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn.

Thứ tư, trình độ của người lao động

Việc nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá công nghệ sản xuất, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu của nền kinh tế, của doanh nghiệp luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động. Nếu chất lượng lao động tốt thì khả năng GQVL cho người lao động sẽ thuận lợi; ngược lại, chất lượng lao động thấp sẽ gây khó khăn cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm. Chất lượng lao động lại phụ thuộc rất lớn vào chính sách giáo dục - đào tạo; chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ của quốc gia đó. Việc thu hồi đất để hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của TP. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghề nghiệp đã tạo ra sự không phù hợp giữa cung - cầu lao động. Thậm chí, với những tác phong thiếu chuyên nghiệp, tâm lý tiểu nông cũng ảnh hưởng đến cơ hội việc

làm của người nông dân.

Thứ năm, các chính sách vĩ mô của Nhà nước

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm, đồng thời điều chỉnh việc làm phù hợp với mục tiêu, trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Nhà nước ta đã có các chính sách kinh tế xã hội chủ yếu tác động tới phát triển nguồn nhân lực và GQVL như: chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần: chính sách khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu; chính sách tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ; chính sách khuyến khích tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động, chính sách giáo dục đào tạo nghề cho lao động; chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước thông qua chính sách đất đai, thuế, đầu tư.

Thứ sáu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc GQVL cho nông dân sau thu hồi đất. Chiến lược này thường được cụ thể hoá bằng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có tính khả thi, thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, do đó mà việc GQVL giữa các chủ thể tham gia cũng trở nên thuận lợi và nhanh hơn. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có tính khả thi có nghĩa là quy hoạch này phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng; phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương; có lộ trình và các nguồn lực hợp lý để thực hiện. quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội lại được cụ thể hoá bằng quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Việc đánh giá có hệ thống tiềm năng đất đai, những phương án lựa chọn và áp dụng các phương án sử dụng đất để mang lại lợi ích cao nhất cho người sử dụng đất mà không làm giảm các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng với việc lựa chọn các biện pháp khuyến khích việc sử dụng đất đó.

Thứ bảy, sự phát triển của thị trường sức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động. Thị trường lao động phát triển sẽ làm cho cung - cầu lao động dễ dàng gặp nhau, việc làm sẽ được giải quyết. Vấn đề lao động và việc làm cần được quan tâm thường xuyên bởi vì quá trình thu hồi đất diễn ra thường xuyên và với tốc độ ngày càng nhanh. Vậy, việc xây dựng các chương trình, dự án cụ thể để giải quyết vấn đề thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới là rất cần thiết. Vấn đề đào tạo, tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất cần trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện tại và thời kỳ tới. Như vậy, vấn đề bất cập hiện nay là quá trình thu hồi đất chưa gắn với chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động; việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa thiết hực và đồng bộ; nguồn lực để hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi chưa được đầu tư thích đáng. Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu hướng mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị tiếp tục gia tăng, điều đó không có nghĩa là chuyển đổi ồ ạt mà phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và việc GQVL cho người lao động sao cho có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)