CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại tỉnh Bắc Giang. Để thực hiện nghiên cứu tại địa điểm này, luận văn cần sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Ban quản lý các KCN tỉnh,… cùng những tài liệu của một số báo, tạp chí của tỉnh Bắc Giang.
Về mặt thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu vấn đề cải thiện môi trường đầu tư ở Bắc Giang giai đoạn từ năm 2005 tới cuối năm 2013.
2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng
Để thực hiện nghiên cứu việc cải thiện môi trường đầu tư ở Bắc Giang với những phương pháp nêu trên, tác giả luận văn cần sử dụng phần mềm thống kê, các phần mềm thiết kế bảng,...
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ Ở TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2013
3.1. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới môi trƣờng đầu tƣ ở tỉnh Bắc Giang
Thuận lợi ảnh hưởng tới môi trường đầu tư
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thủ phủ của tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 50 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 110 km (cửa khẩu lớn nhất thông thương giữa Việt Nam với Trung Quốc), cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km... rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh gần 3.850 km2, dân số 1.607.048 người, trong đó
khoảng 12% là đồng bào dân tộc ít người. Nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, diện tích tự nhiên gần 385 ngàn ha, trong đó có: 276 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong đó có trên 140 ngàn ha đất lâm nghiệp có rừng, rừng tự nhiên còn tại 2 khu bảo tồn Khe Rỗ và Tây Yên Tử với hơn 200 loài thực vật, nhiều chủng loại cây hỗn giao phong phú và động vật rừng quý hiếm đang được bảo tồn; 93 ngàn ha đất ở và đất chuyên dùng; 16 ngàn ha đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng. Nguồn nước khá phong phú, nguồn nước mặt, hệ thống thủy văn tự nhiên được phân bố tương đối đồng đều. Tỉnh có 3 con sông lớn là: Sông Thương, Sông Cầu và Sông Lục Nam, nằm trong hệ thống Sông Thái Bình, với tổng chiều dài là 347 km; nhiều hồ lớn như Hồ Cấm Sơn rộng gần 3.000 ha, các hồ: Khuôn Thần, Làng Thum, Lòng Thuyền, Bầu Lầy (huyện Lục Ngạn), Khe Chão (huyện Sơn Động), Suối Mỡ, Suối Nứa (huyện Lục Nam)…Nguồn nước ngầm có chất lượng tốt với trữ lượng trên 920 nghìn m3/ngày đêm và mực nước ngầm nằm
không quá sâu. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với nhiều nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp như than đá tại các huyện: Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng trên 100 triệu tấn; quặng sắt ở Yên Thế khoảng 0,5 triệu tấn; gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; có tiềm năng về đất sét làm gạch ngói, cuội kết ở Hiệp Hòa, Lục Nam với tổng trữ lượng trên 8 triệu m3…
Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng gồm: Đường bộ, đường sông và đường sắt được phân bố hợp lý, trong đó: Quốc lộ có 3 tuyến (Quốc lộ 1A, 31, 37) và hệ thống Tỉnh lộ, huyện lộ… có đường nhựa đến tất cả các huyện lỵ, đường ô tô đến trung tâm các xã trong toàn tỉnh; đường sông có Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam, nằm trong hệ thống Sông Thái Bình; tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, thuộc tuyến Bắc - Nam, thông thương sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan, tuyến Kép - Lưu Xá (Thái Nguyên), tuyến Kép - Bãi Cháy (Quảng Ninh). Bên cạnh hệ thống giao thông thuận tiện, Bắc Giang còn có các cảng sông và ga đường sắt.
Bắc Giang có hệ thống các cơ sở đào tạo đa dạng gồm: 01 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 7 trường Trung cấp và 84 cơ sở đào tạo nghề. Với lực lượng lao động trong độ tuổi là 1.027.000 người, chiếm 63,9% dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 995.000 người, chiếm 61,9% dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện đạt 44%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 27,5%. Đây là tiềm năng lớn về lao động cho tỉnh trong thu hút đầu tư.
Một số hạ tầng KT - XH khác như hệ thống lưới điện quốc gia được kéo đến từng xã trong toàn tỉnh, bao gồm các cấp điện áp 500, 220, 110, 35, và 22KV; hệ thống cấp nước sạch đã được đầu tư và đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho các khu đô thị, KCN; hệ thống thông tin liên lạc đã được phủ hầu hết địa bàn tỉnh, điện thoại cố định kết nối được đến tất cả các xã, Internet tốc độ cao (ADSL), dịch vụ kênh thuê riêng (Leased Line) đảm bảo cung cấp đến trung tâm các huyện, thành phố, các KCN, CCN, khu dân cư tập trung. 100% xã, phường, thị trấn có điểm bưu điện phục vụ; hệ thống thương mại nội tỉnh phân bố đều khắp đến huyện và đến các xã, góp
phần đẩy nhanh lưu thông hàng hoá; hệ thống tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, hải quan đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; toàn tỉnh hiện có 16 bệnh viện, trong đó tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa và 5 bệnh viện chuyên khoa bao gồm: Bệnh viện Sản - Nhi; bệnh viện Y học cổ truyền; bệnh viện Tâm thần; bệnh viện Lao và Bệnh phổi; bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng; 9 bệnh viên đa khoa tuyến huyện; 100% xã, phường trong tỉnh có trạm y tế đảm bảo đủ hạ tầng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hiện Bắc Giang có trên 2.200 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc đặc sắc, trong đó nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia và được UNESCO vinh danh. Tiêu biểu tỉnh có 3 di sản văn hóa cấp quốc tế là quan họ, ca trù và mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Đây là thế mạnh cho phát triển du lịch vốn đầy tiềm năng của tỉnh.
Khó khăn ảnh hưởng tới môi trường đầu tư
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng lớn tới môi trường thu hút đầu tư:
Thứ nhất, nằm gần các trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ
là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là một lợi thế cũng là một thách thức lớn đối với tỉnh Bắc Giang về cạnh tranh kêu gọi vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường.
Thứ hai, Bắc Giang có quy mô kinh tế nhỏ, năng lực sản xuất thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; kết cấu hạ tầng KT - XH còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ.
Thứ ba, cũng do là một tỉnh miền núi nên xuất phát điểm về trình độ giáo dục
và y tế còn thấp, nên nguồn nhân lực của tỉnh thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều lao động chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động chưa hợp lý, nề lối tác phong làm việc còn lạc hậu khó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư.
Thứ tư, các công trình hạ tầng xã hội (nhà ở, bệnh viện, trường học, khu vui
chơi giải trí,…) chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Cùng với đó là vấn đề môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường cũng đang là một trong những thách thức lớn đối với thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Những thuận lợi và bất lợi kể trên không chỉ là đặc điểm chỉ có ở Bắc Giang. Nhiều tỉnh thành khác trong cả nước cũng phải đương đầu với những khó khăn đó. Có những tỉnh thành đã vượt qua và được đánh giá cao trong việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư, nhưng cũng có nhiều tỉnh thành khác không thể vượt qua những khó khăn mà do vậy không thể tận dụng được thế mạnh để thoát nghèo, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bắc Giang trong những năm tới cần phát huy thế mạnh đồng thời vượt qua những khó khăn, thử thách để tạo ra một môi trường đầu tư nhiều lợi thế cạnh tranh của mình so với các tỉnh, các khu vực, các vùng lân cận trong việc thu hút đầu tư.
3.2. Phân tích thực trạng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở tỉnh Bắc Giang
Việc nghiên cứu về cải thiện môi trường đầu tư kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Giang năm 1997 tới nay có thể phân chia ra thành 2 giai đoạn sau đây:
3.2.1. Giai đoạn trước 2005
Giai đoạn này được coi là giai đoạn hình thành môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Giang kể từ khi tái lập tỉnh. Đây cũng là giai đoạn bước đầu Bắc Giang kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, vận dụng những chính sách thu hút đầu tư của nhà nước kể từ khi có Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành năm 1987, sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; tiếp đến là chính sách đầu tư trong nước, bắt đầu từ khi có Luật công ty và Luật DN tư nhân năm 1990, Luật DN năm 1999, Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 1998.
Cùng với cơ sở hành lang pháp lý trên, để tăng cường thu hút đầu tư, năm 2002, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 34/2002/QĐ-UBND về việc quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy mà tỉnh đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển KT - XH.
Giai đoạn này toàn tỉnh thu hút được 18 dự án đầu tư ngoài nước, với tổng vốn đăng ký 25,43 triệu USD, vốn thực hiện đạt 10,5 triệu USD bằng 41,3% vốn đăng ký, trong đó có 2 dự án đăng ký đầu tư trong các KCN với tổng vốn 3,6 triệu USD. Các đối tác đầu tư chủ yếu thời kỳ này đến từ Trung Quốc, chiếm 46,4% về số dự
án, còn lại là các nước như Đài Loan, Newzealand, Hàn Quốc... ; cùng với đó là 112 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký 975,58 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 460,55 tỷ đồng bằng 47,2% vốn đăng ký.
Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan có thể thấy các dự án đăng ký cả trong và ngoài nước giai đoạn này còn ít, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp. Nguyên nhân của vấn đề này có nhiều nhưng cấp thiết hơn cả là chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sắc tới việc cải thiện môi trường đầu tư. Tỉnh chủ trương “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư, chạy theo số lượng các dự án đầu tư là chính mà chưa quan tâm tới chất lượng các dự án làm giảm đi hiệu quả về KT - XH.
3.2.2. Giai đoạn 2005 - 2013
Giai đoạn này gắn với việc thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005, Bắc Giang đã đạt được bước tiến lớn về thu hút đầu tư kể cả về chất lượng và số lượng các dự án. Kết quả đó có phần không nhỏ của việc cải thiện môi trường đầu tư và đối với việc cải thiện này do đặc thù của địa phương nên tỉnh chú trọng tập trung vào một số vấn đề sau:
3.2.2.1. Cải thiện môi trường pháp lý
- Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư đó là môi trường pháp lý. Nhận thức được ảnh hưởng của môi trường này đến hoạt động thu hút vốn đầu tư và kết quả đầu tư coi đó là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong tỉnh.
Để góp phần tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, cùng với việc thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005, UBND tỉnh cũng đã ban hành, tiến hành rà soát, thay thế, thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư như:
Thực thi việc thực hiện việc miễn giảm tiền thuê đất theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Miễn 100% tiền thuê đất trong các trường hợp sau:
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn;
Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các KCN theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, KH - CN.
Miễn tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động:
Ba (3) năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện KT - XH khó khăn (Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, Hiệp Hoà); dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.
Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT - XH khó khăn.
Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT - XH đặc biệt.
Được miễn giảm thuế thu nhập DN theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP; ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập DN, cụ thể
Miễn, giảm thuế:
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại huyện Sơn Động, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng
không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm.
DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa (các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá gồm: lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường) thực hiện tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Nam.
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với:
DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại các địa bàn sau: TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên, huyện Lạng Giang.
Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với:
DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại các địa bàn sau: huyện Lục Ngạn, huyện Lục