Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (Trang 72 - 74)

Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tới

3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện :

Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành đã bộc lộ những tồn tại, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính.. Do đó, công tác quản lý NSNN, đặc biệt là công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng để phù hợp với tình hình mới. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và lành mạnh nền Tài chính Quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát.

Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, Phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ

kiểm soát chi theo đúng Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ, được cấp phát trực tiếp từ KBNN.

Hai là, Cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm

soát chi NSNN qua KBNN phải theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước.

quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN với tư cách là tổng kế toán quốc gia để có sự kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Để đạt được những mục tiêu trên, công tác kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:

Một là, cải cách công tác kiểm soát chi NSNN (bao gồm cả vốn trong nước, vốn ngoài nước; chi thường xuyên và chi đầu tư) theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Hai là, hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để thực hiện triển khai và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách - kho bạc (TABMIS), một mô hình hệ thống thông tin quản lý hiện đại trên nền tảng của các cơ chế chính sách quản lý tài chính-ngân sách tiên tiến trên thế giới như: thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho Chính phủ, kiểm soát cam kết chi, thanh toán theo lô,... Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Ba là, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát,…thực hiện kiểm soát chi NSNN một cửa và xây dựng chuẩn ISO 9001-

2008 để áp dụng trong hoạt động này. Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử, kiểm soát chi theo mức độ rủi ro.

Bốn là, gắn kết quản lý quỹ NSNN với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán NSNN, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài chính.

Năm là, từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử.

Sáu là, hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán từ Kho bạc

Nhà nước theo Luật NSNN . Việc thực hiện phương thức cấp phát này này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN sau khi đã được Quốc hội phê chuẩn là chỉ tiêu pháp lệnh, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo mọi khoản chi phải có trong dự toán và theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi NSNN là giới hạn tối đa mà các đơn vị được chi kể cả về tổng mức và cơ cấu chi.

Dự toán NSNN đã được phê duyệt phải là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành và quyết toán NSNN của các đơn vị thụ hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)