Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (Trang 56 - 62)

2.2. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

2.2.1. Những kết quả đạt được:

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN với khối lượng lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm. Ban đầu, KBNN chỉ tập trung kiểm soát các khoản chi thường xuyên và các chương trình mục tiêu quốc gia, từ năm 2000, hệ thống KBNN đã kiểm soát toàn diện các khoản chi của NSNN, bao gồm cả chi đầu tư XDCB. Trong bối cảnh nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển đổi, cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa ổn định, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB, KBNN đã nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp quản lý, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và các chủ đầu tư, hoàn thiện các quy trình, thủ tục kiểm soát chi theo hướng "một cửa", đơn giản hoá thủ tục, vừa tạo thông thoáng vừa kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định. Thông qua công tác kiểm soát chi của KBNN đã ngăn chặn và từ chối thanh toán nhiều khoản chi chưa đúng chế độ với số tiền hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, giúp cho công tác quản lý sử dụng ngân sách dần đi vào nề nếp. Từng đồng vốn NSNN được giải ngân nhanh, đúng đối tượng góp phần thúc đẩy tốc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng cho nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng.

Bảng 2.1: Tình hình cấp phát, thanh toán chi NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2006 – 2010

Năm

Dự toán chi NSNN qua KBNN Thực chi NSNN qua KBNN Tỷ lệ giải ngân (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%) 2006 294.400 277.599 94,3 2007 357.400 331.885 92,9 2008 398.980 437.595 109,7 2009 491.300 595.401 121,2 2010 582.200 688.017 118,2

(Nguồn: báo cáo tình hình chi NSNN hàng năm của KBNN)

Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN giai đoạn 2006-2010 trong hoạt động KBNN,cụ thể như sau: 2.2.1.1. Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN:

- KBNN ban hành quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đã thể hiện sự nghiêm túc tìm tòi, nghiên cứu đổi mới quy trình làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch, đúng hẹn trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc. Cơ chế giao dịch một cửa cũng góp phần tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, có nhiều khâu, nhiều người cùng tham gia quá trình xử lý hồ sơ và giám sát việc tuân thủ quy trình. Đối với một số công việc trước đây được phân công cho nhiều phòng nghiệp vụ xử lý, nay được tập trung về một đầu mối giao dịch tiếp nhận và trả kết quả, giúp cho khách hàng không phải liên hệ với nhiều phòng, bộ phận nghiệp vụ của KBNN. Thông qua giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN đã giảm bớt sự tiếp xúc của cán bộ trực tiếp giải quyết công việc của KBNN với khách hàng, nhằm phòng tránh hiện tượng phiền hà, nhũng nhiễu đối với khách hàng; cán bộ nghiệp vụ tập trung thời

gian để giải quyết công việc chuyên môn.

- Kết quả kiểm soát các khoản chi thường xuyên qua KBNN làm cho các khoản chi NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước qua thống kê tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN giai đoạn 2006 - 2010 cụ thể:

Bảng 2.2: Tình hình từ chối thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2006 – 2010

Năm

Tổng số kiểm soát chi thường

xuyên NSNN qua KBNN Số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ Số món thanh toán chưa đủ thủ tục Số tiền từ chối thanh toán (Tỷ đồng) (Đơn vị) (Món) (Tỷ đồng) 2006 121.734 12.390 30.146 217 2007 150.558 13.374 30.537 204 2008 208.850 14.243 33.098 224 2009 218.276 15.063 35.780 242 2010 350.435 16.115 39.833 270

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát chi NSNN của KBNN hằng năm)

- Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp, thời hạn gửi dự toán chi đến KBNN sớm hơn; tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán đã hạn chế; đã góp phần giúp công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN được thông thoáng thuận lợi hơn.

- Việc chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình thức rút dự toán tại KBNN, đồng thời thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính ban hành về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thay thế thông tư 79/2003/TT-BTC là sự đổi mới theo hướng cải cách, nhằm giảm thủ tục hành chính, tăng quyền

chủ động và trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

Đồng thời đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định chi NSNN, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý sử dụng ngân sách.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng được quy định rõ hơn đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Cụ thể, đối với cơ quan tài chính đã tăng cường được tính chủ động trong việc điều hành NSNN.

Đối với KBNN, từ chỗ chỉ đơn thuần chấp hành xuất quỹ NSNN theo quyết định chi của cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán, đến nay đã chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo dự toán, đảm bảo đúng chế độ quy định.

- Thông qua kiểm soát chi NSNN theo hình thức rút dự toán tại KBNN đã tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng NSNN theo đúng dự toán được duyệt, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước quy định.

- Về công tác quyết toán ngân sách: Luật NSNN (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, tuy nhiên đối với công tác quyết toán ngân sách, để từng bước triển khai thực hiện Luật NSNN (sửa đổi) thì việc phê chuẩn lập dự toán và quyết toán ngân sách năm đã được thay đổi, cụ thể về thời gian lập báo cáo quyết toán ngân sách được quy định dài hơn (trình Quốc hội phê chuẩn sau 16 tháng thay vì 9 tháng như trước đây) đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổng hợp, thẩm định phê duyệt quyết toán ngân sách của các cấp ngân sách.

2.2.1.2. Công tác kiểm soát chi đầu tư NSNN qua KBNN

- Các Văn bản quy phạm và văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở, hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý vốn đầu tư XDCB, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm; triển

khai thực hiện dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư khi dự án công trình hoàn thành. Do vậy, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tương đối chặt chẽ, đầy đủ và kịp thời cho các dự án.

- Do tổ chức tốt công tác kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán, trong giai đoạn 2006 – 2010, KBNN đã từ chối thanh toán hàng nghìn khoản chi do áp sai định mức, đơn giá, đã góp phần không nhỏ trong việc lập lại kỷ cương kỷ luật, tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng kinh phí NSNN. Các chính sách, chế độ mới về đầu tư và xây dựng cơ bản, định mức chi tiêu được ban hành cùng với thực hiện các quy trình quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN đã góp phần quản lý chi tiêu có hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế các khoản chi sai chế độ.

- Từ năm 2010, KBNN thực hiện nguyên tắc thanh toán trước, chấp nhận sau đã đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB, góp phần đưa các công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế xã hội. Tình hình thực hiện cấp phát, thanh toán chi đầu tư NSNN qua hệ thống KBNN như sau:

Bảng 2.3: Tình hình cấp phát, thanh toán vốn đầu tư NSNN qua KBNN giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng T T NĂM Vốn NSNN Vốn NSTW Vốn NSĐP Tổng số Vốn trong nước Vốn nước ngoài Tổng số Vốn trong nước Vốn nước ngoài Tổng số Vốn trong nước Vốn nước ngoà i 1 2006 1 KH vốn 83.323 75.603 7.720 18.588 12.618 5.970 64.735 62.985 1.750 2 Số TT 69.682 62.457 7.225 17.195 11.203 5.992 52.487 51.254 1.233 II 2007 1 KH vốn 99.794 90.157 9.637 22.095 15.405 6.690 77.699 74.752 2.947 2 Số TT 81.747 74.878 6.869 16.745 12.338 4.407 65.002 62.540 2.462

1 KH vốn 117.630 106.930 10.700 25.365 18.157 7.208 92.265 88.773 3.492 2 Số TT 94.824 86.752 8.073 17.652 12.903 4.748 77.172 73.848 3.324 I V 2009 1 KH vốn 138.586 126.962 11.623 29.024 21.538 7.486 109.562 105.425 4.137 2 Số TT 115.069 104.292 10.777 23.380 17.091 6.289 91.689 87.202 4.488 V 2010 1 KH vốn 161.007 148.330 12.677 32.937 25.163 7.775 128.070 123.168 4.902 2 Số TT 143.105 130.514 12.591 27.077 20.545 6.532 116.028 109.969 6.059

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư hàng năm của KBNN)

Những kết quả trên đã và đang góp phần vào sự thành công chung của sự nghiệp đổi mới đất nước, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, nhiều cơ sở kinh tế – văn hoá - xã hội được hình thành, kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và ổn định.

Kết quả tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư NSNN qua KBNN giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

Bảng 2.4: Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư NSNN qua KBNN giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng TT Năm Số lượng dự án (dự án) Kế hoạch vốn đầu tư (tỷ đồng) Từ chối thanh toán (tỷ đồng) 1 2006 90.307 83.323 551 2 2007 77.057 99.794 573 3 2008 75.649 117.630 583 4 2009 100.258 138.586 606 5 2010 139.390 161.007 860

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)