Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới quản lý tài chính ở Trung tâm Kỹ thuật Truyền dẫn Phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 46)

dẫn phát sóng

2.2.1 Thực trạng quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam

Theo Nghị định số 18/2008/NĐ-CP thì cơ cấu bộ máy kế toán của Đài THVN đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hình 2.2. Cơ cấu bộ máy tài chính kế toán của Đài THVN

(Nguồn: Đài THVN, 2008)

BAN KẾ HOẠCH –TÀI CHÍNH (ĐƠN VỊ DỰ TOÁN CẤP I) TRƢỞNG BAN KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH

(2 PHÓ TRƢỞNG BAN )

CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRỰC THUỘC( CÁC BAN BIÊN TẬP, CÁC TRUNG TÂM )

(ĐƠN VỊ DỰ TOÁN CẤP II) (Kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán )

Kế toán phần hành Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán phần hành Kế toán phần hành

Bộ phận kiểm tra xây dựng chế độ Bộ phận tài chính xây

dựng cơ bản Bộ phận kế hoạch

2.2.1.1 Đơn vị dự toán cấp I ( Ban kế hoạch - Tài chính )

Đài THVN là đơn vị chủ quản ngân sách. Ban Kế hoạch - Tài chính có chức năng tham mƣu, tổng hợp về quản lý tài chính, giúp Tổng Giám đốc điều hành, quản lý hoạt động tài chính của Đài theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Hiện nay Ban kế hoạch tài chính có 21 ngƣời: 1 Trƣởng ban, 3 phó trƣởng ban và các chuyên viên giúp việc. Trong ban chia làm 3 bộ phận chính:

- Bộ phận kế hoạch thống kê, kế toán: Do một trƣởng bộ phận phụ trách theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán, tổng hợp dự tóan kinh phí, báo cáo quyết toán, cấp phát kinh phí, xây dựng cơ chế, công tác hành chính của ban.

- Bộ phận tài chính xây dựng cơ bản: Do một trƣởng bộ phận phụ trách theo dõi, hƣớng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc, các chủ đầu tƣ dự án lập kế hoạch, tổng hợp, cấp phát đầu tƣ xây dựng cơ bản và các nguồn vốn khác có tính chất xây dựng cơ bản, thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành trình lãnh đạo Đài phê duyệt.

- Bộ phận kiểm tra xây dựng chế độ: Do một trƣởng bộ phận phụ trách theo dõi công tác xây dựng chế độ chính sách tài chính, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện công tác quản lý và chịu trách nhiệm theo dõi tình hình hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc.

2.2.1.2 Đơn vị dự toán cấp II (Các đơn vị dự toán trực thuộc đơn vị dự toán cấp I) bao gồm: Văn phòng, Ban Thƣ ký biên tập, các đơn vị sản xuất chƣơng trình, Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng, các tổ chức khác, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của Ban kế hoạch - Tài chính.

Tổ chức bộ máy kế toán vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến hiệu quả của tổ chức hạch toán kế toán. Bộ máy kế toán của các đơn vị HCSN

thuộc Đài THVN có đặc điểm chung là gọn nhẹ, ít nhân sự do khối lƣợng công việc không lớn, mỗi kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều phần hành. Bộ máy kế toán của các đơn vị đƣợc tổ chức theo 2 mô hình đặc trƣng sau:

- Bộ phận kế toán thuộc phòng tổng hợp đƣợc xây dựng theo mô hình tập trung nhƣ: Ban thời sự, Ban chuyên đề, Ban khoa giáo, Ban thể thao giải trí thông tin kinh tế, Ban văn nghệ, Trung tâm sản xuất phim.

- Bộ máy kế toán đƣợc tổ chức thành phòng chức năng, phổ biến đƣợc xây dựng theo mô hình tập trung nhƣ: Trung tâm kỹ thuật sản xuất chƣơng trình, trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng, Tạp chí truyền hình, Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình, Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp, Văn phòng đài THVN, Ban Thƣ ký biên tập...

Với cơ cấu nhƣ trên, một phần đã tạo điều kiện để các đơn vị dự toán cấp 2 đƣợc quyền tự chủ tài chính theo phân cấp của Đài THVN, tuy nhiên đối với những khoản chi chung của Đài nhƣ chi mua đổi bản quyền, chi sản xuất chƣơng trình … thƣờng có hiện tƣợng một nội dung chi nhƣng liên quan đến nhiều đơn vị trong Đài, dẫn đến hiện tƣợng chồng chéo chức năng nhiệm vụ, không phát huy tính chủ động của các đơn vị, đôi lúc đã làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh.

2.2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát sóng

2.2.2.1 Các nguồn kinh phí tại Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng Các nguồn kinh phí của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng có thể chia ra làm 02 loại nhƣ sau:

* Nguồn kinh phí Đài THVN cấp

Quy trình lập dự toán thu, chi của Trung tâm đƣợc tuân thủ theo trình tự khá cơ bản, khoa học và dân chủ:

trƣơng chung của Lãnh đạo, cơ sở lập dự toán và các mẫu biểu cho tất cả các đơn vị trực thuộc Trung tâm lên kế hoạch chi tiêu của đơn vị mình và dự toán chi tiết. Căn cứ để lập kế hoạch chi tiêu là kết quả thực hiện năm trƣớc, ƣớc thực hiện năm nay và dự kiến những phát sinh, thay đổi của năm kế hoạch.

Thời gian chuẩn bị cho các đơn vị là 1 tháng rồi gửi về phòng KH-TV tổng hợp trình Lãnh đạo Trung tâm xem xét, quyết định. Căn cứ vào số liệu tổng hợp của phòng KH-TV, Lãnh đạo Trung tâm họp bàn tập thể và quyết định số dự toán chính thức trình Tổng giám đốc Đài THVN phê duyệt vào quý 4 hàng năm.

Sau khi có quyết định giao dự toán của Tổng giám đốc (thƣờng là thấp hơn dự toán do Trung tâm đề xuất), Phòng KH-TV và Lãnh đạo Trung tâm họp lại để cắt giảm hạng mục và dự toán phù hợp với dự toán đƣợc giao để thực hiện. Dự toán chi sẽ đƣợc cấp kinh phí theo từng quý trong năm.

Quý 4 năm kế hoạch, căn cứ vào tình hình thực tế, Trung tâm phải thực hiện cân đối thu, chi và tổng hợp những phát sinh tăng, giảm so với dự toán đƣợc Tổng giám đốc giao và đề nghị điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Kinh phí quý 4 dựa trên quyết định điều chỉnh dự toán.

Đối với nguồn kinh phí đầu tƣ phát triển cũng đƣợc thực hiện nhƣ nguồn chi thƣờng xuyên đã nêu ở trên.

Trung bình 1 năm (trong 3 năm trở lại đây) Trung tâm đƣợc Đài THVN cấp khoảng 100 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ thƣờng xuyên và khoảng 100 tỷ đồng để chi đầu tƣ phát triển. Cụ thể về nguồn kinh phí đƣợc cấp trong 3 năm gần đây nhƣ sau:

Bảng 2.1. Nguồn kinh phí đƣợc cấp trong 3 năm 2007-2009

Đvt: triệu đồng

Stt Nội dung kinh phí Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

I Nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên

97.000 109.000 160.000 II Nguồn kinh phí đầu tƣ

phát triển

70.000 90.000 150.000

Cộng 167 199 310

Đối với nguồn kinh phí đƣợc Đài THVN cấp bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Trung tâm mở tại Kho bạc Nhà nƣớc. Hầu hết các khoản chi (>95%) đều đƣợc thực hiện bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản này dƣới sự kiểm soát của phòng KHTV Trung tâm, Kho bạc Nhà nƣớc và Đài THVN; phần còn lại (<5%) đƣợc rút về quỹ tiền mặt của Trung tâm để chi các khoản công tác phí và các khoản chi khác không thực hiện đƣợc bằng hình thức chuyển khoản; Cuối năm không chi hết, nguồn kinh phí này đƣợc chuyển sang năm sau chi tiếp theo đúng quy định hiện hành.

* Nguồn kinh phí thu được từ các hợp đồng với bên ngoài

Tận dụng cơ sở hạ tầng và nhân lực sẵn có, Trung tâm có một số nguồn thu từ các hợp đồng với bên ngoài nhƣ sau:

- Nguồn thu từ hợp đồng phát sóng FM ký với Đài TNVN: Tận dụng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại Đài PSTH Tam Đảo, Trung tâm đã thực hiện quản lý, khai thác phát sóng FM của Đài TNVN dựa trên cơ sở hợp đồng phát sóng. Thời gian thực hiện hợp đồng đƣợc tính theo từng năm, giá trị hợp đồng đƣợc tính dựa trên đơn giá giờ phát sóng đƣợc Tổng giám đốc Đài THVN phê duyệt (Căn cứ vào các chi phí tiêu hao nhƣ: Tiền điện, tiền nƣớc, tiền nhiên liệu, tiền công khai thác, bảo dƣỡng,…);

- Nguồn thu từ hợp đồng cho thuê mặt bằng đặt thiết bị tại cote 1200m tại Đài PSTH Tam Đảo ký với Viện Vật lý Địa cầu;

- Nguồn thu từ hợp đồng cho thuê mặt bằng đặt thiết bị tại Hà Nội; Nhìn chung, cho tới nay nguồn kinh phí chủ yếu của Trung tâm là do Đài THVN cấp từ nguồn chi thƣờng xuyên và nguồn chi đầu tƣ phát triển. Do đặc thù hạch toán phụ thuộc nên Trung tâm gần nhƣ không quan tâm tới việc tăng các nguồn thu.

Bảng 2.2. Nguồn thu từ các hợp đồng bên ngoài trong 3 năm 2007-2009

Đvt: triệu đồng

Stt Nội dung kinh phí Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

I Thu từ việc khai thác máy

II Thu từ việc cho Viện vật lý địa cầu thuê mặt bằng đặt thiết bị tại Tam Đảo.

19 19 19

III Thu từ việc cho Đài PTTH Hà Nội thuê mặt bằng đặt thiết bị tại Hà Nội.

480 480 480

Cộng 2.257 2.476 2.799

(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng, 2007-2009)

Đối với nguồn kinh phí thu đƣợc từ các hợp đồng ký với bên ngoài, cũng đƣợc thu bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Trung tâm tại Kho Bạc Nhà nƣớc và đƣợc quản lý ngay tại kho bạc. Cuối mỗi quý, căn cứ vào số tiền nhận đƣợc từ các đơn vị bên ngoài, Trung tâm thực hiện nộp 100% cho Đài THVN và đây đƣợc coi nhƣ một khoản doanh thu của Đài THVN.

2.2.2.2 Quản lý chi tại Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng

Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng là đơn vị sự nghiệp, dự toán cấp II thuộc Đài THVN. Toàn bộ công tác chi tiêu của Trung tâm đƣợc thực hiện bằng nguồn kinh phí do Đài THVN cấp hàng quý dựa trên dự toán đƣợc giao đầu năm và đƣợc điều chỉnh vào quý 4 hàng năm.

Công tác chi tiêu của Trung tâm đƣợc thực hiện đúng theo các quy định của của Luật Ngân sách và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành của Nhà nƣớc, quy chế quản lý tài chính của Đài THVN và đƣợc cụ thể hóa tại quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm nhƣ sau:

a) Nguyên tắc chung

- Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đƣợc xây dựng và thực hiện để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, tài sản theo quy định của nhà nƣớc và quy chế chi tiêu nội bộ của Đài THVN, phù hợp với đặc thù hoạt động của Trung tâm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức và các đơn vị trong Trung tâm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao nhƣng vẫn đảm bảo đúng các quy định quản lý tài chính của Nhà nƣớc và của Đài THVN.

- Thực hiện công khai dân chủ theo quy định của pháp luật.

b) Điều kiện chi

- Đã có trong kế hoạch, dự toán đƣợc giao.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. - Đã đƣợc Giám đốc Trung tâm hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi. - Trƣờng hợp mua vật tƣ, trang thiết bị, tài sản ... phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải thực hiện đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định.

- Đối với các công việc đột xuất phát sinh ngoài kế hoạch phải có phê duyệt của Giám đốc Trung tâm, nếu vƣợt quá thẩm quyền phải trình Tổng giám đốc Đài THVN.

c) Nguyên tắc thanh toán

- Tờ trình do đơn vị có yêu cầu lập đƣợc Lãnh đạo phê duyệt .

- Báo giá, dự toán (phù hợp với giá thị trƣờng, theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc về lập dự toán cho các công việc xây dựng, sửa chữa, lắp đặt) do Lãnh đạo phê duyệt hoặc đƣợc cơ quan tƣ vấn thẩm định.

- Thực hiện đầy đủ và đúng trình tự đấu thầu theo Luật đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành (đối với các công việc phải thông qua đấu thầu)

- Hợp đồng đƣợc lập trên cơ sở có sự bàn bạc thoả thuận giữa hai bên đƣợc cụ thể ở các điều khoản của hợp đồng, Trung tâm phải cử ngƣời có trách nhiệm tham gia theo dõi, giám sát, nghiệm thu hợp đồng, chịu trách nhiệm toàn bộ (theo dõi về thời gian, số lƣợng, ký mã hiệu, nguồn gốc, xuất xứ …).

- Hoá đơn tài chính phải đảm bảo ghi đúng các nội dung, thời hạn thanh toán của các hoá đơn GTGT tối đa 06 tháng tính từ ngày phát hành hoá đơn, nếu quá thời gian trên việc xử lý thuế giá trị gia tăng đƣợc thực hiện theo quy định hiện hành.

- Biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý phải đảm bảo ghi đầy đủ các yêu cầu cần thiết đã nêu trong hợp đồng, giá trị thanh toán hợp đồng.

- Các đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng: điện, nƣớc, nhiên liệu, thông tin liên lạc…Khi nhận đƣợc thông báo, hoá đơn thanh toán, Trƣởng đơn vị phải ký xác nhận và gửi kịp thời về phòng Kế hoach-Tài vụ thực hiện các thủ tục thanh toán.

c) Nội dung chi

1) Chi thanh toán cá nhân

- Việc xác định quỹ lƣơng, chi trả lƣơng, phụ cấp lƣơng, phụ cấp thêm giờ, tiền ăn trƣa và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động thực hiện theo quy chế chi trả lƣơng của Trung tâm đã đƣợc Tổng Giám đốc phê duyệt, quy chế chi trả lƣơng của Đài THVN và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

- Phòng KH-TV lập bảng thanh toán thu nhập chi tiết cho từng cá nhân tại Ngân hàng (sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản phải thu khác theo quy định) trình Lãnh đạo Trung tâm ký để chi trả qua tài khoản cá nhân trên cơ sở chứng từ sau:

+ Bảng thống kê các sản phẩm đã thực hiện trong tháng của toàn Trung tâm (Phòng ĐHKS lập).

+ Bảng chấm công và đánh giá chất lƣợng của từng cá nhân.

+ Bảng hệ số lƣơng cấp bậc công việc của từng cá nhân (do Phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện). Hàng tháng Phòng TC-HC có trách nhiệm rà soát hệ số cấp bậc công việc của cá nhân đúng với các quyết định của Giám

đốc Trung tâm.

+ Bảng phụ cấp độc hại, hiện vật, làm đêm của các đơn vị sản xuất (Phòng Tổ chức - Hành chính xác nhận).

+ Các biên bản sửa chữa, bảo dƣỡng, đo lƣờng, các chứng từ của các đơn vị liên quan.

- Các khoản trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, chi phí cho các tổ chức Đảng đoàn thể: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc và các hƣớng dẫn của Đài THVN; Chi phí cho các tổ chức Đảng, đoàn thể đƣợc chi từ nguồn thu của các tổ chức này, nếu không đủ sẽ đƣợc hạnh toán vào chi phí hoạt động của Trung tâm.

2) Chi nhiệm vụ chuyên môn ngành

* Chi thanh toán tiền điện: Tiền điện đƣợc trả theo số kW điện thực tế sử dụng, đơn giá do điện lực quy định thông qua các hợp đồng mua bán điện.Các đơn vị đƣợc giao quản lý hợp đồng mua bán điện phải mở sổ theo dõi mức tiêu thụ điện, ký xác nhận mức tiêu thụ điện hàng tháng với chi nhánh điện. Khi sự thay đổi mức tiêu thụ điện đột biến trên 20% phải nêu rõ nguyên nhân, báo cáo giải trình với Lãnh đạo Trung tâm để xử lý kịp thời.

* Chi thanh toán tiền nhiên liệu cho máy phát điện phục vụ sản xuất:

- Tiền mua xăng dầu đƣợc thanh toán theo số lƣợng mua và giá xăng dầu theo quy định thông qua hợp đồng kinh tế.

- Các đơn vị đƣợc giao quản lý, khai thác máy phát điện phải mở sổ theo dõi quá trình xuất nhập dầu, nhật ký sử dụng máy phát điện theo mẫu biểu chung.

- Hàng tháng gửi báo cáo giờ chạy máy, quyết toán xăng dầu theo số giờ (hoặc số KWh) và định mức tiêu thụ đã đƣợc phê duyệt về phòng Kê

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới quản lý tài chính ở Trung tâm Kỹ thuật Truyền dẫn Phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)