3.3 Các chiến lược bộ phận khác của Doanh nghiệp Tư nhân Đắc Đạ
3.3.7 Mở rộng sản xuất
Trong thời gian từ năm 2015 đến 2020 doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất khăn lau kính, hộp đựng kính theo nhu cầu thường xuyên và tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất gọng kính nhựa, nếu thành công thì doanh nghiệp sẽ trở thành đơn vị sản xuất tiên phong về kính gọng nhựa trong thị trường Việt Nam.
Qua nghiên cứu, khảo sát về sản xuất sản phẩm gọng kính nhựa doanh nghiệp xác định:
- Dây chuyền máy móc thiết bị và công nghệ dự kiến sẽ ký hợp đồng nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Trong giai đoạn đầu chuyển giao công nghệ dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Trung Quốc sẽ chỉ sản xuất phần nhựa, còn các chi tiết khác bằng kim loại như gối bản lề càng kính, họa tiết trang trí... sẽ đặt hàng theo thiết kế của doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này sẽ giảm chi phí và tránh rủi ro cho quá trình tìm tòi phương pháp sản xuất ban đầu của doanh nghiệp.
- Sau khi nhận bàn giao toàn bộ về dây chuyền công nghệ của chuyên gia sẽ tiếp tục yêu cầu hỗ trợ trong 01 năm tiếp theo về thiết kế gọng kính nhựa thời trang từ nhà sản xuất Trung Quốc để có những mẫu mã độc đáo, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Đồng thời chuẩn bị tốt về nhân sự để vận hành sản xuất đạt hiệu quả.
- Tập trung sản xuất các sản phẩm kính thời trang gọng nhựa để doanh nghiệp tự tiêu thụ dành cho thanh thiếu niên và người cao tuổi với sản phẩm màu sắc, phong phú đa dạng đặc biệt là giảm thiểu chi phí sản xuất, đưa sản phẩm ra thì trường với giá thành thấp khoảng dưới 200 nghìn đồng/chiếc.
- Sau 03 năm từ khi đầu tư và sản xuất, kinh doanh đã ổn định sẽ nhận đặt hàng từ các đối tác khác để mở rộng quy mô, mở rộng thị phần.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp Tư nhân Đắc Đại Long là một trong những doanh nghiệp loại nhỏ, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bán lẻ hàng hoá của Doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp quyết định toàn bộ mọi việc. Được hình thành từ các cửa hàng bán lẻ và chủ doanh nghiệp là người không được đào tạo cơ bản kiến thức về quản trị kinh doanh nên mọi hoạt động của Doanh nghiệp chỉ lựa theo thị trường, hoạt động theo kiểu “tuỳ cơ ứng biến”, chưa có những chiến lược và giải pháp thực thi chiến lược cụ thể rõ ràng. Để tồn tại và phát triển được trong thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Doanh nghiệp cần chấn chỉnh lại phương thức quản trị kinh doanh để có những bước đi đúng đắn hơn.
Luận văn “Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân Đắc Đại Long” có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Qua nghiên cứu thực trạng Doanh nghiệp bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện phù hợp với quy mô, điều kiện hiện có và mục tiêu phát triển cụ thể của Doanh nghiệp. Để Doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đặt ra ngoài các giải pháp nêu trên Doanh nghiệp còn phải chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng về tài chính và kiến thức quản trị doanh, chủ doanh nghiệp cần có sự cố gắng cao để kết hợp giữa kiến thức quản trị kinh doanh được đào tạo bổ sung với kinh nghiệm thực tiễn để có tầm nhìn và hoạch định đường đi chiến lược đúng đắn phù hợp với thị trường và điều kiện Doanh nghiệp của mình. Đề tài nghiên cứu chỉ dừng ở mức phân tích và xây dựng chiến lược kinhh doanh cho Doanh nghiệp. Việc thực thi, đánh giá chiến lược sẽ được tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh trong quá trình hoạt động thực tiễn của doanh
Tài liệu tham khảo:
1. Fred R.David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, (Bản dịch), NXB
Thống kê.
2. Phạm Thùy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doang nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Michael E. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, (Bản dịch), NXB Trẻ.
4. Vũ Thị Ngọc Phùng, Phan Thị Nhiệm (1999), Giáo trình chiến lược kinh doanh, NXB Thống kê.
5. Garry D. Smith, Danny R. Arnold (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê.
6. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
7. PGS. TS. Ngô Kim Thanh, PGS. TS Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Phạm Thị Ngọc Thuận (2004), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp, NXB Khoa học Kỹ thuật.
9. Raymond Alain Thietart (1999), Chiến lược doanh nghiệp (Bản dịch),