Thời kỳ 1979 1985

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (Trang 61)

Chương 2 : Thực trạng kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

2.2. Quá trình đổi mới công tác KHHKTVM ở Việt Nam

2.2.1. Thời kỳ 1979 1985

Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta có một số văn bản để dần dần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nền kinh tế lúc đó. Đồng thời qua đây để tiến hành từng bước cuộc chuyển đổi kinh tế ở nước ta. Hội nghị TW 6 (1979) chủ trương phải sửa chữa các khuyết điểm trong quản lý kinh tế xã hội và đổi mới công tác kế hoạch hoá theo hướng kết hợp kế hoạch với thị trường. Nghị quyết của Hội nghị này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cải tiến quản lý kinh tế, bước đầu chấp nhận một số yếu tố của kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, những cải cách đầu tiên chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1981 với việc ban hành các văn bản pháp quy quan trọng, đó là: Chỉ thị 100/CT/TW của ban bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam (1/1981) về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

Chỉ thị 100 thể hiện sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn đầu, nó đã tạo động lực cho nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Trong những năm 1981 – 1985, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5.2% năm, sản lượng lương thực đầu người tăng 2.9%/ năm.

Cùng thời gian đó, khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp bán lẻ được chính thức công nhận.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 25/CP của Chính phủ ngày 21/1/1981 cho phép các xí nghiệp quốc doanh được xây dựng kế hoạch 3 phần. Theo Quy chế này, các xí nghiệp phải thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đựơc giao (kế hoạch 1), được bán phần sản lượng vượt ngoài kế hoạch để mua thêm vật tư sản xuất (kế hoạch 2) và có thể có các hoạt động phụ khác (kế hoạch 3). Đây là những bước tiến chấp nhận tự do hoá, chấp nhận yếu tố thị trường phá vỡ những khuôn mẫu cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Do đó, khu

vực kinh tế quốc doanh được trao quyền tự chủ rộng rãi hơn, bắt đầu chế độ hạch toán kinh tế và được tự chủ hơn trong lựa chọn các yếu tố đầu vào và chủ động khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, giá cả hàng hoá vẫn bị kiểm soát dựa trên mức giá bình quân của toàn ngành. Điều này hạn chế hoạt động của cơ chế thị trường. Mặc dù vậy, trong lĩnh vực công nghiệp đã bắt đầu quá trình thương mại hoá tự phát của các xí nghiệp cơ sở quốc doanh. Nhờ đó, trong những năm 1981 –1985, sản lượng công nghiệp tăng 9,5% năm, GDP tăng 5,5% năm. Nghị quyết (dự thảo) 306 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1984) về trao quyền tự chủ tài chính và tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhằm từng bước phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý cũng như tập thể lao động của xí nghiệp quốc doanh.

Cùng với những cải tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, các cuộc cải tiến cục bộ trong lưu thông, phân phối, tài chính, tiền tệ, giá cả cũng được thực hiện.

Nghị quyết Hội nghị TW 8 (khóa 5) 6/1985 đề ra chủ trương điều chỉnh giá, lương, tiền, điều chỉnh mặt bằng giá làm cho giá cả phù hợp hơn với giá trị và sức mua của đồng tiền, tiến tới thực hiện cơ chế một giá, cải cách chế độ tiền lương theo hướng xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ để chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, cải tiến phân cấp ngân sách và lưu thông tiền tệ.

Thực tế, cải tiến cơ chế quản lý vẫn diễn ra trong khuôn khổ của mô hình kinh tế cũ, đây là những bước tìm tòi, thử nghiệm đầu tiên cho cuộc cải cách toàn diện. Đó là những con sóng đầu tiên của quá trình phi tập trung hoá, xoá bỏ dần cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ở Việt Nam. Cho nên sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam là sự gặp gỡ giữa sáng kiến của quần chúng và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng sau 2 kế hoạch 5 năm kể từ khi thống nhất đất nước (1976 – 1985), nền kinh tế Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Từ năm 1976 – 1985 thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng 3,7%

Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm khoảng 50% thu nhập quốc dân, nhưng trong những năm 1976 - 1985 bình quân mỗi năm chỉ tăng 3,8%.

Sản xuất công nghiệp được đầu tư vốn lớn nhưng tốc độ tăng rất thấp và không ổn định. Bình quân mỗi năm trong những năm 1976 – 1985 giá trị tổng sản lượng công nghiệp chỉ tăng 5,2%.

Sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư. Hầu như một phần quỹ tích luỹ và tiêu dùng phải dựa vào viện trợ nước ngoài chiếm 38,2% tổng thu ngân sách và bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Số liệu tương ứng trong thời kỳ 1981 –1985 là 22,4% và 28,9%.

Đến năm 1985 nợ nước ngoài lên tới 8.5 tỷ rúp và 1.9 tỷ đôla. Trong khi đó ngân sách vốn thâm hụt và phải bù đắp bằng phát hành trái phiếu.

Nhiều loại sản phẩm bình quân đầu người năm 1985 còn thấp hơn 1976 như than, gỗ tròn, giấy, cá biển...Do sản xuất không đủ tiêu dùng nên hầu hết các loại hàng hoá đều phải nhập khẩu, kể cả một số mặt hàng trong nướccó thể sản xuất được như gạo và vải.

Lạm phát tăng nhanh, chỉ số lạm phát đến đỉnh cao vào năm 1986 là 776,9%. Đời sống nhân dân khó khăn gay gắt.

Mặc dù có những mặt chưa thành công, thậm chí phải trả giá nhưng những cải cách, tìm tòi thử nghiệm 1979 – 1985 được coi là cuộc tập dượt và để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cả về lý luận và thực tiễn cho công cuộc chuyển đổi toàn diện và sâu sắc ở giai đoạn sau.

2.2.2. Giai đoạn 1986 – 1989

Đại hội VI của Đảng (12/1986), đã đi vào lịch sử đánh dấu một bước ngoặt quyết định, đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế mà" Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ

chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” và đổi mới cơ cấu kinh tế, có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Chính sách đó cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với qui mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

Đến đầu năm 1987 việc cấm chợ ngăn sông hoàn toàn được bãi bỏ, hệ thống ngoại thương được tự do hơn, các doanh nghiệp địa phương được quyền tự chủ rộng rãi hơn trong việc thiết lập các quan hệ với thị trường.. Tuy vậy, năm 1987-1988 tình hình diễn biến phức tạp, có lúc khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Ba năm liền lạm phát ở ba con số: năm 1986 lạm phát lên đến 776.9% đến đầu năm 1988 vẫn còn ở mức 398.3%. Vì vậy đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xá hội giảm sút mạnh. Nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đình đốn thua lỗ, sản xuất cầm chừng thậm chí phải đóng cửa.Hàng chục vạn công nhân buộc phải rời xí nghiệp, hàng vạn giáo viên phải bỏ nghề, những vụ đổ vỡ tín dụng xảy ra ở nhiều nơi. Đầu năm 1988 nạn đói xảy ra ở nhiều vùng, trong năm phải nhập 45 vạn tấn lương thực.

Nguyên nhân chính do Đảng và Nhà nước chậm tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ một số quan điểm và bước đi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Nhà nước chậm cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối của Đảng. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ra sức khắc phục khó khăn, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống.

Vào thời kỳ này Đảng ta chủ trương thay đổi lớn hơn trong kế hoạch hoá tập trung thông qua đạo luật giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt cho các doanh nghiệp. Đổi mới trong nông nghiệp thật sự vào năm 1988, theo chế độ khoán 10 (04/1988) từ đó nông dân được trao quyền sử dụng đất lâu dài. Đó là bước ngoặt có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế nông nghiệp

Đạo Luật về đầu tư nước ngoài được thông qua (1987) và năm (1989) được điều chỉnh lại và Uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư nước ngoài được

thành lập và bắt đầu cấp giấy phép cho các dự án. Từ đó khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động mạnh buộc Chính phủ phải xây dụng hành lang pháp lý và tạo điều kiện kinh tế vĩ mô thuận tiện cho các hoạt động kinh tế.

Vai trò mới của khu vực kinh tế tư nhân đã đựơc chính thức thừa nhận vào tháng 07/1988 cùng với vấn đề"những qui định mới cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”. Có thể nhận thấy rằng công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Hội nghị lần thứ 6 (3/1989) đã quyết định 12 chủ trương, chính sách lớn đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trong đó nhấn mạnh đổi mới cơ chế quản lý chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh, nhấn mạnh yếu tố thị trường, coi thị trường vừa là một căn cứ vừa là một đối tượng của kế hoạch hoá.

Chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã làm chuyển biến tình hình. Từ giữa năm 1988 những tiến bộ và nhân tố mới xuất hiện, tình hình kinh tế xã hội có sự cải thiện nhất định. Tốc độ lạm phát và tăng giá đã giảm. Tình hình cung ứng lương thực, thực phẩm bớt gay gắt, hàng hoá trên thị trường nhiều lên, hoạt động giao dịch, chuẩn bị hợp tác kinh tế với bên ngoài được mở ra, bước đầu động viên được nhân dân hăng hái góp sức lực, của cải, tài năng vào xây dựng kinh tế. Lòng tin của nhân dân tăng lên. Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn đạt được những tiến bộ rõ rệt. Năm 1987 đạt 17,5 triệu tấn lương thực, năm 1988 đạt sản lượng5 triệu tấn và năm 1989 đạt 20,5 triệu tấn. Từ năm 1989 nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn. Đến năm 1989 kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành. Từ tháng 3/1989, Nhà nước đã thực hiện áp dụng cơ chếthị trường với hầu hết các loại giá cả, chỉ còn một số mặt hàng do Nhà nước định giá như điện, cước vận tải,xăng dầu...Nhìn chung giá cả bước đầu thực hiện chức năng thông tin phản hồi cho người tiêu dùng và người sản xuất, góp phần tạo ra sự năng

động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời còn xoá bỏ sự bất hợp lý trong cơ cấu giá.

2.2.3. Những nỗ lực đổi mới từ 1989 đến nay.

Việc thiết lập một trạng thái ổn định kinh tế vĩ mô được coi là điểm ưu tiên trước hết trong phương hướng thời kỳ 1990-2005. Trong thời gian này, công tác kế hoạch của nước ta bao gồm hai nội dung cơ bản tương thích với hai giai đoạn trước khi lập kế hoạch (bao gồm chiến lược kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương) và lập kế hoạch. Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô không chỉ bao gồm các khâu chuẩn bị kế hoạch (trước khi lập kế hoạch) và lập kế hoạch mà còn có các khâu triển khai thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Việc phân tích tình hình kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô, do vậy, được lồng ghép vào nhau thông qua phân tích các khâu của kế hoạch hoá.

A. Xây dựng chiến lƣợc kinh tế – xã hội.

Đây là khâu nằm trong giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch kinh tế vĩ mô. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, một trọng những nhiệm vụ then chốt và cấp bách là phải chuyển công tác kế hoạch hoá từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, phải nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế. Trong quá trình đổi mới này, Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội, coi đó là bước đi tất yếu trước khi lập kế hoạch kinh tế vĩ mô.

Năm 1991, trên cơ sở việc triển khai các giải pháp đổi mới kinh tế – xã hội đã đem lại kết quả hứa hẹn để đất nước có thể"đi ra” và"đi lên” từng bước trong giai đoạn tiếp theo, Đảng và Nhà nước đã xây dựng"Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000”. Chiến lược được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế còn đang bị khủng hoảng trầm trọng, lạm phát cao (67.1% năm 1990 và 67.5% năm 1991), sản xuất trì trệ, thị trường truyền thống suy giảm trong khi các thị trường khác còn bị cấm vận hoặc chưa được khai thông, đời sống nhân dân khó khăn, thất nghiệp và thiếu việc làm nặng

nề. Tình hình quốc tế đang đứng trước diễn biến mới. Xu thế thương mại hoá và toàn cầu hoá kinh tế cùng với xu hướng hoà bình, ổn định, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là sự lựa chọn của các quốc gia để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế quốc tế đang ngày càng gay gắt trên nhiều lĩnh vực để tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư, khoa học và công nghệ, chất xám... đã và đang nảy sinh những yêu cầu mới về hợp tác, đồng thời cũng gây ra những xung đột vì lợi ích dân tộc và khu vực trên thế giới. Tình hình trên đặt nước ta trước những cơ hội và thách thức gay gắt trên con đường phát triển. Trong bối cảnh ấy, chiến lược lấy ổn định làm trọng tâm cho 5 năm đầu (1991-1995), đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn vào những năm tiếp theo.

Về kinh tế, chiến lược lấy quan điểm cơ bản là:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và nhiều hình thức tổ chức kinh doanh, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế – xã hội.

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người coi đó là trung tâm, động lực trực tiếp cho mọi sự biến đổi và phát triển.

Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trườngcó sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN

Xây dựng hệ thống kinh tế mở, hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả

Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội, trọng đó hiệu quả kinh tế phải được thể hiện ở mức lợi nhuận thu được và phải coi đó là động lực của kinh tế thị trường ở nước ta.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.

Trong 5 năm đầu của chiến lược (1991 –1995) phải vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.

Định hướng và giải pháp chiến lược

Xuất phát từ tình hình thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm qua cũng như cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới, để thực hiện những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)