THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 39 - 53)

TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG

2.1 Khái quát về Quỹ Đầu phát triển Lâm Đồng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng là một tổ chức tài chính nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, vốn viện trợ, tài trợ hoặc uỷ thác, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo chương trình phát triển nhà ở đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; cho vay đối với các đối tượng thu nhập thấp có nhu cầu vay vốn với lãi suất ưu đãi để cải thiện nhà ở và ứng vốn, thu hồi vốn và ứng chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2009 với số vốn điều lệ của Quỹ là 251 tỷ VNĐ (hai trăm năm mươi mốt tỷ đồng). Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở khoản 1 Điều 75 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009, Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ và đề nghị của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trụ sở của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng đặt tại số 03 Chu Văn An, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Tên gọi của Quỹ: Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng.

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ: Lam Dong Development and Investment Fund.

Tên giao dịch viết tắt: Lam Dong DIF.

Điện thoại liên lạc : 0633 532777 532456 Fax : 532567. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Đầu phát triển Lâm Đồng

+ Chức năng:

- Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh Lâm Đồng, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo chương trình phát triển nhà ở đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; cho vay đối với các đối tượng thu nhập thấp có nhu cầu vay vốn với lãi suất ưu đãi để cải thiện nhà ở; ứng vốn, thu hồi vốn và ứng chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương.

- Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng uỷ thác về hỗ trợ đầu tư hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo chương trình phát triển nhà ở đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đầu tư phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh để huy động vốn cho ngân sách tỉnh.

- Nhận uỷ thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số Quỹ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định

thành lập; ủy thác thực hiện một số chức năng phát triển nhà ở cho các tổ chức có năng lực theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo chương trình phát triển nhà ở đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp; uỷ thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ- CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

- Phối hợp với các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn tỉnh cùng thực hiện cho vay, tài trợ tài chính cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo chương trình phát triển nhà ở đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

+ Nhiệm vụ:

- Thực hiện đầu tư trong phạm vi kế hoạch và cơ cấu đầu tư đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Đối với nguồn vốn phát triển nhà ở của tỉnh, Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện đầu tư, cho vay đầu tư phát triển nhà ở trong phạm vi kế hoạch và cơ cấu nguồn vốn phát triển nhà ở của tỉnh trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Ứng vốn, thu hồi vốn và ứng chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn; đảm bảo an toàn và phát triển vốn; tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.

- Thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo luật định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật.

- Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển.

- Đầu tư đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả; thu hồi kịp thời, đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi.

- Thực hiện đúng hạn, đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ của Quỹ Đầu tư phát triển đối với tổ chức, cá nhân đã cho Quỹ Đầu tư phát triển vay vốn.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư đã được Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng cho ứng vốn thực việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư và ứng vốn cho ngân sách để chi hỗ trợ một số nhiệm vụ theo quy định để thu hồi tạm ứng trong năm tạm ứng hoặc trong những năm tiếp theo nhằm bảo toàn nguồn vốn phát triển đất của tỉnh.

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án vay vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo chương trình phát triển nhà ở đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; cho vay đối với các đối tượng thu nhập thấp có nhu cầu vay vốn với lãi suất ưu đãi để cải thiện nhà ở

và phương án ứng vốn của các Dự án ứng vốn chuẩn bị quỹ đất; Giải ngân nguồn vốn vay và vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện; thực hiện thu hồi nguồn vốn vay và vốn tạm ứng theo quy định của pháp luật. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đình chỉ, thu hồi vốn vay, vốn đã ứng, kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về sử dụng vốn ứng, kinh phí hỗ trợ.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo quy định hiện hành.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan về tình hình sử dụng các nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng, tình hình thu hồi nợ vay, các khoản vốn đã tạm ứng thực hiện nhiệm vụ được giao cho Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng theo theo quy định hiện hành.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Quỹ Đầu phát triển Lâm Đồng

* Cơ cấu tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng gồm : Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành. Cụ thể như sau :

+ Hội đồng quản lý gồm các thành viên sau:

- Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Chủ tịch Hội đồng.

- Bà Phùng Thị Hiền, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng: Phó chủ tịch Hội đồng.

- Bà Trương Thị Lệ, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng: Phó chủ tịch Hội đồng

- Ông Phạm Quang Tường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng: Ủy viên.

- Ông Nguyễn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng: Ủy viên.

- Ông Phan Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng: Ủy viên.

- Ông Trương Quốc Thụ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước CN Lâm Đồng: Ủy viên.

+ Ban kiểm soát gồm các thành viên sau:

- Ông Đoàn Kim Đình, Trưởng phòng Giá - Công sản thuộc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng: Trưởng Ban kiểm soát.

- Ông Bế Trọng Nghĩa, Phó phòng Thanh tra thuộc Ngân hàng Nhà nước CN Lâm Đồng: Thành viên.

- Ông Đoàn Việt Lâm, Phó phòng Tổng hợp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng: Thành viên.

- Mô hình hoạt động: Hoạt động theo mô hình độc lập, bao gồm:

* Ban Giám đốc: 03 người (Trong đó có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc). * Các phòng nghiệp vụ: - Phòng Hành chính Tổng hợp: 07 CBVC. - Phòng kế toán: 04 CBVC. - Phòng Kế hoạch - Thẩm định: 05 CBVC. - Phòng Tín dụng - Đầu tư: 04 CBVC. 2.1.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn

- Tình hình tiếp nhận vốn điều lệ: đến ngày 31/12/2011 vốn điều lệ đã được cấp đủ với số tiền 251 tỷ đồng; trong đó vốn thuộc quỹ đầu tư phát triển

100 tỷ đồng, quỹ phát triển nhà ờ 55 tỷ đồng và quỹ phát triển đất là 96 tỷ đồng.

- Vốn hoạt động: Tổng số vốn hoạt động đến ngày 31/12/2011 là 445,372 tỷ đồng; trong đó vốn điều lệ được cấp là 251 tỷ đồng, ngân sách cấp bổ sung quỹ phát triển nhà và quỹ phát triển đất là 161,086 tỷ đồng, vốn huy động 15,012 tỷ đồng, vốn khác 3,793 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính là 14,479 tỷ đồng.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Quỹ Đầu phát triển Lâm Đồng

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh đòi hỏi nhu cầu vốn cho nền kinh tế rất lớn và rất bức xúc, đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng như: Đô thị, giao thông, y tế, giáo dục, cấp thoát nước, xử lý nước thải, xây dựng khu công nghiệp tập trung, đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới kỹ thuật công nghệ. Vì vậy, việc nhận biết nhu cầu cần thiết về vốn của nền kinh tế sẽ góp phần thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cùng với nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, thì Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng cũng đồng hành với các doanh nghiệp để tiến hành việc cho vay phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với tỷ lệ vốn hoạt động ngày càng tăng giúp cho hoạt động tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng ngày càng phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói triêng.

2.3 Sơ lược về hoạt động kinh doanh

Hệ thống tổ chức tín dụng nói chung là huyết mạch của cả nền kinh tế, nên tính thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng phản ánh tính thanh

khoản của nền kinh tế, khi hệ thống các tổ chức tín dụng mất khả năng thanh khoản thì cũng là lúc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

Trong những năm vừa qua, nhằm chuẩn bị cho sự hội nhập với nền kinh tế thế giới chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng, chính phủ đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đứng trước những khó khăn, thách thức trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước có nhiều biến động. Bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng đã nắm bắt cơ hội, từng bước vượt qua những khó khăn nhằm duy trì ổn định hoạt động kinh doanh. Vì vậy, trong thời gian từ khi thành lập đến nay, đơn vị cũng đạt được những kết quả nhất định cụ thể nhất định:

2.3.1 Hoạt động huy động vốn

Sau hơn 02 năm đi vào hoạt động, đến tháng 7/2011 Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng được Bộ Tài chính công nhận đủ tiêu chuẩn tham gia Dự án Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và được Ngân hàng thế giới chấp thuận cho vay số tiền 25 tỷ đồng để tài trợ cho dự án Trường Đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Thiên Phúc Đức và để tài trợ cho dự án Trường Mầm non Tư thục Thọ Xuân với số tiền 9 tỷ đồng (nay là Trường Mầm non Thiên Thần nhỏ).

Năm 2012 là năm khó khăn cho hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng nói chung và của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng nói riêng. Trước sức ép về nhu cầu vốn, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh rất nhiều, lãi suất huy động cao và có nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Vấn đề chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại với Quỹ Đầu tư phát triển là vấn đề khó khăn nhất. Tuy nhiên đến thời điểm 30/9/2012, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng chỉ mới giải ngân

được đối với các dự án nói trên với số tiền là 31,1 tỷ đồng; cụ thể: Dự án Trường Đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Thiên Phúc Đức 25 tỷ đồng, dự án Trường Mầm non Tư thục Thọ Xuân với số tiền 6,1 tỷ đồng và đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)