Lành mạnh hoá tài chính và xử lý tồn đọng tài sản trước khi định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 91 - 92)

1.2 .ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2.2. Lành mạnh hoá tài chính và xử lý tồn đọng tài sản trước khi định giá

Để thực hiện công tác định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa DNNN đạt kết quả cao, trước khi định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xử lý dứt điểm những vướng mắc tài chính còn tồn đọng, đặc biệt là những khoản nợ không có khả năng thu hồi và những vật tư, tài sản, hàng hoá ứ đọng mất phẩm chất của doanh nghiệp.

Cần xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để có biện pháp xử lý theo quy định. Nếu vẫn còn các khoản nợ không có khả năng thu hồi cần bàn giao cho Công ty mua bán nợ hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ để xử lý tài chính trước khi tiến hành định giá doanh nghiệp. Đối với những khoản nợ đọng ngân sách như nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, các khoản nợ ngân hàng thương mại, Chính phủ cần quy định chi tiết những trường hợp cụ thể được xử lý và thời gian tối đa để các cơ quan thuế, các ngân hàng thương mại có quyết định xử lý đối với các khoản nợ này vì trên thực tế, có rất nhiều khoản nợ thuộc đối tượng được xử lý nhưng cơ

quan thuế và các ngân hàng thương mại không chấp nhận xoá hoặc treo cho DNNN hoặc nếu có thì thời gian quyết định rất lâu, có trường hợp đến 1 năm kể từ khi nhận được đầy đủ Hồ sơ xin xử lý nợ làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ của công tác định giá doanh nghiệp.

Với tư cách là cơ quan chủ sở hữu vốn các tập đoàn, tổng công ty (công ty mẹ), Chính phủ cần bổ sung thêm trách nhiệm trong việc xử lý các tồn tại tài chính như tài sản không cần dùng, nợ phải thu khó đòi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa để bàn giao về Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng; Tuy nhiên, trách nhiệm xử lý những tài sản này và công nợ tồn đọng cần được xem xét là thuộc về Tổng công ty, tập đoàn.

Cần tăng cường sử dụng phương thức mua bán nợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty mua bán nợ tham gia vào giải quyết những vấn đề nợ tồn đọng. Cần khuyến khích sử dụng cả 2 dạng công ty mua bán nợ hiện nay là: Công ty mua bán nợ và Tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài chính (thường có tính chính sách) và Công ty mua bán nợ thuộc các ngân hàng, tổ chức tài chính (thường mang tính thương mại) trong hoạt động mua bán nợ.

Nhà nước cần nhanh chóng ban hành và đưa thương phiếu vào sử dụng. Khi mua hàng trả chậm, người mua phải phát hành cho người bán một thương phiếu, trong đó ghi rõ số tiền nợ và thời hạn trả. Đó được coi là bằng chứng pháp lý để thực hiện việc thu nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)