1.2 .ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
3.1. CÁC GIẢI PHÁP
3.1.3. Cho điểm tín nhiệm doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh giá trị doanh nghiệp
trước lãi vay và thuế đã điều chỉnh trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta chỉ trừ số thuế mà doanh nghiệp thực sự trả bằng tiền mặt vì quan điểm kinh tế dựa trên cơ sở dòng tiền thực thu, thực chi. Số tiền thuế mà doanh nghiệp trả thì khác với số tiền mà họ ghi nhận là chi phí thuế. Điểm chính khi chỉ tính thuế mà doanh nghiệp thực sự trả bằng tiền mặt là để biết được lợi nhuận thực tế được tạo ra từ các khoản đầu tư bằng tiền thực sự.
Vốn đầu tư (TC) = Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán - Số dư các khoản nợ không phát sinh lãi - Các quỹ dự trữ + Vốn hoá (chi phí nghiên cứu, phát triển; tổng tiền thuê hoạt động) + số dư khoản dự phòng.
NOPAT = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x (1- thuế suất thuế TNDN) + dự phòng + chi phí trích trước + chi phí R& D + tiền lãi thuê hoạt động + thuế thu nhập hoãn lại phải nộp trong kỳ
Thước đo EVA thành công trong việc chỉ ra được giá trị thực sự tạo ra cho cổ đông và qua đó nhà đầu tư cũng đánh giá được giá trị thực sự của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Với mục tiêu theo đuổi là tối đa hoá giá trị cho các cổ đông thì việc nghiên cứu vận dụng EVA trong việc
đánh giá thành quả là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
3.1.3. Cho điểm tín nhiệm doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh giá trị doanh nghiệp nghiệp
Việc đánh điểm tín nhiệm doanh nghiệp sẽ giúp ta điều chỉnh lại giá trị của doanh nghiệp sao cho phù hợp với sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh ngành đến giá trị doanh nghiệp.
Khi xác định được hạn mức tín nhiệm của doanh nghiệp, cần phải thực hiện nhiều công việc theo một trình tự nhất định. Những việc này có mối liên hệ, bổ sung cho nhau. Bởi vậy quá trình đánh giá cần được sắp xếp theo một quy trình hợp lý và khoa học như sau:
- Xác định mục đích đánh giá
- Xác định nhu cầu thông tin về đối tượng - Nghiên cứu sơ bộ
- Bổ sung những thông tin cần thiết - Phân tích thông tin
- Rút ra kết luận, nhận định
- Đưa ra những đánh giá chính thức
Dựa trên cơ sở những yếu tố cần phân tích như các yếu tố môi trương kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh ngành… sẽ tác động đến giá trị của một doanh nghiệp như thế nào. Mỗi chỉ tiêu sẽ lấy A là mức thang điểm cao nhất là 5 điểm và E là thấp nhất là 1 điểm.
Các cấp quẩn lý vĩ mô cần xây dựng và tính toán thang điểm theo mô hình này cho từng ngành để làm cơ sở dữ liệu khi áp dụng tính toán cho từng doanh nghiệp cụ thể. Cơ sở dữ liệu này cần được cập nhật liên tục theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý kinh tế và theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta. Quy trình và nội dung này là những yêu cầu tối thiểu mà doanh nghiệp và nhà đầu tư cần phải đánh giá đầy đủ khi định giá doanh nghiệp.
Sau khi tính toán thang điểm tín nhiệm của doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp bắng các phương pháp đã nêu ở trên, ta thực hiện điều chỉnh giá trị doanh nghiệp theo công thức:
Vdc = ng dn dg T T * V hay Vdc = ss dn dg T T * V Trong đó:
Vdc : Giá trị doanh nghiệp sau khi được điều chỉnh
Vdg : Giá trị doanh nghiệp được tính bằng các phương pháp định giá Tdn : Tổng số điểm tín nhiệm của doanh nghiệp
Tng : Tổng số điểm tín nhiệm trung bình ngành
Vdc : Tổng số điểm tín nhiệm của doanh nghiệp so sánh trên thị trường chứng khoán