Thực trạng tài sản của Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - VINACOMIN (Trang 55 - 67)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh –

3.2.1 Thực trạng tài sản của Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin

Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty từ năm 2012 đến năm 2014. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (triệu đồng Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 431.293,00 28,21 626.402,00 34,65 599.093,00 31,67 Tài sản dài hạn 1.097.689,00 71,79 1.181.543,00 65,35 1.292.654,00 68,33 Tổng tài sản 1.528.982,00 100,00 1.807.945,00 100,00 1.891.747,00 100,00

(Nguồn số liệu: Trích Báo cáo tài chính – Phòng Thống kê – Kế toán- Tài chính Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô tổng tài sản tăng dần qua các năm, thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng. Cùng với quy mô tổng tài sản tăng lên thì cơ cấu tài sản cũng biến động theo. Ta thấy tài sản ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2013 và tài sản dài hạn tăng mạnh vào năm 2014. Trong đó, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng từ 65%-72%, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 28%-35%. Điều này cho thấy, Công ty mở rộng quy mô tổng tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng cơ cấu tài sản dài hạn.

Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

3.2.1.1 Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng có sự biến động nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.

Đối với Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin, quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của Công ty và sự tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành của Nhà nước.

Bảng 3.3 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần than Vàng Danh-

Vinacomin từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 29.852,00 6,92 27.716,00 4,42 218.218,00 36,42

1. Tiền 10.852,00 2,52 27.716,00 4,42 218.218,00 36,42

2. Các khoản tương

đương tiền 19.000,00 4,41

III. Các khoản phải

thu ngắn hạn 287.816,00 66,73 263.536,00 42,07 209.822,00 35,02 1. Phải thu khách hàng 263.933,00 61,20 256.665,00 40,97 192.627,00 32,15 2. Phải trả cho người

bán 13.798,00 3,20 92,00 0,01 6.231,00 1,04

3. Các khoản phải thu

khác 10.085,00 2,34 6.779,00 1,08 13.378,00 2,23 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (2.414,00) -0,40 IV. Hàng tồn kho 109.293,00 25,34 331.022,00 52,84 163.722,00 27,33 1. Hàng tồn kho 109.293,00 25,34 331.022,00 52,84 163.722,00 27,33 V. Tài sản ngắn hạn khác 4.332,00 1,00 4.128,00 0,66 7.331,00 1,22 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.157,00 0,27 3.441,00 0,55 6.577,00 1,10 3. Thuế và các khoản

phải thu Nhà nước 2.837,00 0,66 411,00 0,07 365,00 0,06

5. Tài sản ngắn hạn khác 338,00 0,08 276,00 0,04 389,00 0,06

Tổng tài sản ngắn hạn 431.293,00 100,00 626.402,00 100,00 599.093,00 100,00

(Nguồn số liệu: Trích Báo cáo tài chính- Phòng thống kê- Kế toán- Tài chính Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin)

Qua bảng 3.3 ta thấy, tài sản ngắn hạn của công ty có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tăng 45,24% (626.402 triệu đồng/431.293 triệu đồng) so với năm 2012 nhưng lại giảm 4,36% (599.093 triệu đồng/626.402 triệu đồng) so với năm 2014. Trong tài sản ngắn hạn của công ty từ năm 2012 đến năm 2014, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản

ngắn hạn, kế tiếp là tiền và tài sản ngắn hạn khác. Tuy nhiên, tỷ trọng của từng loại có sự thay đổi qua các năm.

Thứ nhất, tiền và các khoản tương đương tiền có biến động qua các năm cả về quy mô cũng như tỷ trọng, xu hướng này chúng ta không thể đánh giá cơ cấu của nó có hợp lý hay không, để đánh giá được chúng ta sẽ đi sâu phân tích ở phần sau.

Thứ hai, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn là 287.816 triệu đồng nhưng năm 2013, năm 2014 có giá trị lần lượt là: 263.536 triệu đồng và 209.822 triệu đồng. Nguyên nhân giảm chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng từ năm 2012 đến năm 2014 được công ty chú trọng đôn đốc thu nợ khách hàng.

Thứ ba, chỉ tiêu hàng tồn kho có biến động qua các năm 2012-2014. Đặc biệt, năm 2013 xu hướng tăng mạnh so với năm 2012 ( tăng 202,88%). Hàng tồn kho đến 31/12/2013 có số dư cao chủ yếu là lượng than thành phẩm còn tồn lớn (260.558 triệu đồng/331.022 triệu đồng). Hàng tồn kho lớn gây ra việc ứ đọng vốn, tăng chi phí thuê kho, bãi,…

Thứ tư, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn dao động trong khoảng từ 0,66% đến 1,00% chủ yếu là chi phí công cụ, dụng cụ chờ phân bổ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có xu hướng tăng qua các năm 2012-2014.

3.2.1.2 Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty

Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư tài sản dài hạn, bởi tài sản dài hạn luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nó thể hiện quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, tài sản dài hạn khác.

Bảng 3.4 Cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (triệu đồng Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng Tỷ trọng (%) I. Các khoản phải thu dài hạn - 13.575,00 1,15 15.049,00 1,16

4. Phải thu dài hạn

khác 13.575,00 1,15 15.049,00 1,16 II. Tài sản cố định 1.082.402,00 98,61 1.130.254,00 95,66 1.194.022,00 92,37 1. TSCĐ hữu hình 982.787,00 89,53 1.001.237,00 84,74 961.601,00 74,39 - Nguyên giá 2.391.348,00 2.689.360,00 3.002.626,00 - Giá trị hao mòn lũy kế (1.408.561,00) (1.688.123,00) (2.041.025,00) 3. TSCĐ vô hình 158,00 0,01 39,00 0,00 32,00 0,00 - Nguyên giá 1.063,00 1.021,00 1.061,00 - Giá trị hao mòn lũy kế (905,00) (982,00) (1.029,00) 4. Chi phí xây dựng CBDD 99.457,00 9,06 128.978,00 10,92 232.389,00 17,98 V. TSDH khác 15.287,00 1,39 37.714,00 3,19 83.583,00 6,47 1. Chi phí trả trước dài hạn 5.508,00 0,50 23.678,00 2,00 66.984,00 5,18

2. Tài sản thuế thu

nhập hoãn lại 0,00 187,00 0,01

3. TSDH khác 9.779,00 0,89 14.036,00 1,19 16.412,00 1,27

(Nguồn số liệu: Trích Báo cáo tài chính- Phòng thống kê- Kế toán- Tài chính Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin)

Qua Bảng 3.4 ta thấy, tài sản dài hạn có xu hướng tăng qua các năm, năm 2014 tăng 9,40% (1.292.654 triệu đồng/1.181.543 triệu đồng) so với năm 2013 và 17,76% (1.292.654 triệu đồng/1.097.689 triệu đồng) so với năm 2012. Tỷ trọng các loại tài sản dài hạn thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế tiếp là tài sản dài hạn khác và các khoản phải thu dài hạn.

Tài sản cố định của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn và liên tục tăng qua từ năm 2012 đến năm 2014. Nguyên nhân tăng là một số công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng như Dự án đầu tư khai thác phần lò giếng khu Cánh Gà. Còn một số dự án như: Dự án khai thác phần lò giếng mức 00-175 khu Vàng Danh, dự án nhà máy tuyển than Vàng Danh II,… công ty đã và đang tổ chức thi công. Đồng thời, Công ty đã đầu tư mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác than như phương tiện vận tải, băng tải các loại, quạt gió chính, tủ biến tần, bơm nước,…

Quy mô tài sản cố định tăng lên qua các năm, để có thể nhận biết được thực trạng tài sản cố định của công ty, ta cần đánh giá chính xác độ hao mòn của tài sản cố định.

Bảng 3.5 Hệ số hao mòn tài sản cố định của Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin từ năm 2012 đến năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tài sản cố định hữu

hình

Nguyên giá TSCĐ hữu

hình triệu đồng 2.391.348,00 2.689.360,00 3.002.626,00 Giá trị hao mòn lũy kế triệu đồng 1.408.561,00 1.688.123,00 2.041.025,00 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,59 0,63 0,68

Nguyên giá TSCĐ vô hình triệu đồng 1.063,00 1.021,00 1.061,00 Giá trị hao mòn lũy kế triệu đồng 905,00 982,00 1.029,00 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,85 0,96 0,97

(Nguồn số liệu: Trích Báo cáo tài chính- Phòng thống kê- Kế toán- Tài chính Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin)

Qua bảng phân tích trên, ta thấy hệ số hao mòn tài sản cố định có sự tăng lên qua các năm điều này chứng tỏ công ty luôn quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng tài sản cố định.

3.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin

Trong những năm qua, nhằm đạt được mục đích kinh doanh Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Việc phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin sẽ cho thấy tình hình sử dụng tài sản tại công ty, những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, những giải pháp thích hợp sẽ được đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.

3.2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Bảng 3.6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu/năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Doanh thu thuần 2.635.244,00 2.755.893,00 3.494.790,00 120.649,00 104,58 738.897,00 126,81 LNTT và lãi vay (EBIT) 216.799,00 242.028,00 239.532,00 25.229,00 111,64 (2.496,00) 98,97

Tổng TS bình quân 1.515.029,00 1.668.463,50 1.849.846,00 153.434,50 110,13 181.382,50 110,87 Hiệu suất sử dụng tổng TS 1,74 1,65 1,89 94,96 114,38 Doanh lợi tổng TS (ROA) 0,14 0,15 0,13 101,37 89,26

(Nguồn số liệu: Trích Báo cáo tài chính- Phòng thống kê- Kế toán- Tài chính Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin)

Qua Bảng 3.6 ta thấy, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giai đoạn năm 2012- 2014 biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2013 giảm 5,04% so với năm 2012, năm 2014 tăng 14,38% so với năm 2013. Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân năm 2013 tăng 10,13% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 10,87% so với năm 2013 trong khi doanh thu năm 2013 tăng 4,58% so với năm 2012, doanh thu năm 2014 tăng 26,81% so với năm 2013.

Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh lợi tổng tài sản (ROA) luôn lớn hơn 0, điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty luôn được quan tâm sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

3.2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, vật tư hàng hàng hóa là bộ phận vốn lưu động quan trọng của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nó luôn vận động và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Quản lý tốt những tài sản này cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.7 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu/năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

1 Doanh thu thuần 2.635.244,00 2.755.893,00 3.494.790,00 120.649,00 104,58 738.897,00 126,81 2 Giá vốn hàng bán 2.265.982,00 2.320.720,00 3.030.926,00 54.738,00 102,42 710.206,00 130,60 3 Lợi nhuận sau thuế 57.475,00 88.685,00 93.545,00 31.210,00 154,30 4.860,00 105,48 4 TSNH bình quân trong kỳ 497.256,50 528.847,50 612.747,50 31.591,00 106,35 83.900,00 115,86 5 Giá trị TSLĐ 431.293,00 626.402,00 599.093,00 195.109,00 145,24 (27.309,00) 95,64 6 Giá trị nợ ngắn hạn 277.481,00 491.008,00 451.936,00 213.527,00 176,95 (39.072,00) 92,04 7 Tiền và các khoản tương đương tiền 29.852,00 27.716,00 218.218,00 (2.136,00) 92,84 190.502,00 787,34

8 Số ngày trong kỳ 360 360 360

9 Giá trị HTK bình quân 162.878,00 220.157,50 247.372,00 57.279,50 135,17 27.214,50 112,36 10 Hiệu suất sử dụng TSNH 5,30 5,21 5,70 98,33 109,45 11 Khả năng sinh lợi của TSNH 0,12 0,17 0,15 145,08 91,04

12 Khả năng thanh toán hiện hành 1,55 1,28 1,33 82,08 103,91

13 Vòng quay tiền = (1)/(7) 88,28 99,43 16,02 112,64 16,11 14 Thời gian vòng quay tiền = (8)/(13) 4,08 3,62 22,48 88,78 620,87 15 Số vòng quay HTK = (2)/(9) 13,91 10,54 12,25 75,77 116,23 16 Số ngày tồn kho BQ=(8)/(15) 25,88 34,15 29,38 131,98 86,03 17 Hệ số đảm nhiệm HTK =(9)/(1) 0,06 0,08 0,07 129,25 88,61

Qua Bảng số liệu trên ta thấy:

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu giá trị doanh thu thuần. Trong giai đoạn từ năm 2012-2014, chỉ tiêu này có sự biến động không đồng đều giữa các năm. Năm 2012 sử dụng một đồng TSNH đem lại 5,30 đồng doanh thu, năm 2013 đem lại 5,21 đồng và sang năm 2014 đem lại 5,7 đồng. Nguyên nhân là do TSNH có xu hướng tăng qua ba năm với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu. - Doanh lợi tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này có xu hướng tăng ở năm 2013 và giảm nhẹ so với năm 2014 chứng tỏ tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn ở Công ty phát triển không ổn định trong giai đoạn năm 2012- 2014. Năm 2013, trong một đồng lợi nhuận sau thuế chỉ có 0,17 đồng từ hoạt động đầu tư tài sản ngắn hạn tăng 45,08% so với năm 2012 và giảm 8,96% so với năm 2014.

- Khả năng thanh toán hiện hành: không ổn định qua các năm, tuy nhiên hệ số này đều lớn hơn 1 trong giai đoạn năm 2012- 2014 cho thấy mức độ an toàn của Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Thực trạng sử dụng hàng tồn kho

Trong năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả chi phí đầu vào biến động mạnh, việc tiêu thụ than của Tập đoàn gặp nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu giảm mạnh so với năm 2011,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - VINACOMIN (Trang 55 - 67)