Phương thức thâm nhập:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty sữa Vinamilk. (Trang 30)

IV. Lựa chọn chiến lược quốc tế:

2. Phương thức thâm nhập:

Xuất khẩu:

Vinamilk đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới Úc, Cambodia, Iraq, Kuwait, Maldives, Philippines, Suriname, UAE và Mỹ.

Liên doanh:

- Tháng 8 năm 2005 công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. Tập đoàn này có doanh thu mỗi năm trên 14,5 tỷ USD, sản phẩm có mặt trên 60 nước với trên 150 nhãn hiệu, và đây cũng chính là chủ nhân của thương hiệu bia Miller nổi tiếng thứ hai tại Mỹ. Liên doanh này có tỷ lệ vốn góp 50/50 để xây dựng một nhà máy sản xuất bia trị giá 45 triệu USD, chủ yếu là loại bia nhẹ cho phụ nữ.

- Trước đó, Vinamilk cũng đã liên doanh với Hãng Campina International Holding B.V của Hà Lan, một hãng sữa nổi tiếng thế giới để sản xuất một số nhãn hiệu sữa cao cấp của Hà Lan nhằm cung cấp cho phân khúc thị trường có thu nhập cao tại Việt Nam.

- Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.

Đầu tư ra nước ngoài:

Ngày 12-9, Ban Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, lần đầu tiên Vinamilk chính thức được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Vinamilk đầu tư vào Công ty Miraka Limited tại New Zealand để xây dựng nhà máy sản xuất sữa bột có công suất 32.000 tấn/năm, với tổng giá trị 121 triệu NZD (đô la New Zealand), tương tương 88 triệu USD. Vinamilk chiếm 19,3% vốn của dự án, tương đương 17 triệu USD.

Mua lại:

- 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.

- 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.

- 2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. Năm 2009, Vinamilk công bố thâu tóm Công ty

cổ phần sữa Lam Sơn để chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Vinamilk sở hữu trọn vẹn100% vốn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty sữa Vinamilk. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)